Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Doanh nghiệp và Công nghệ, ai phải theo ai?

1369
13-08-2020
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Doanh nghiệp và Công nghệ, ai phải theo ai?

Theo Bizfly Cloud  tìm hiểu ngày nay, những yêu cầu về cá nhân hóa, tính năng thông minh và khả năng tương tác của khách hàng trên các kênh mua sắm đã thúc đẩy doanh nghiệp tích hợp giải pháp công nghệ vào bán lẻ. Hầu hết người tiêu dùng được gọi là "người mua sắm kỹ thuật số" hoặc "người mua sắm di động", vì thói quen mua hàng của họ không bị giới hạn về không - thời gian nữa. Thay vì phải đến trung tâm thương mại hoặc cửa hàng truyền thống, người dùng dễ dàng tìm kiếm và đặt hàng ở mọi lúc mọi nơi. Và từ đó, hoạt động bán lẻ theo nghĩa đen nằm dưới quyền kiểm soát của người tiêu dùng.

Những người tiêu dùng thế hệ số thích các thử nghiệm và đổi mới trên các nền tảng công nghệ. Họ có sự am hiểu nhất định về các công nghệ tiên tiến, mới nhất và tích cực sử dụng chúng. Những thay đổi này trở thành thách thức dành cho các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải chuyển mình đổi mới nếu muốn dành thị trường. Theo Greg Verdino từng nhận định: "Chuyển đổi số đã thu hẹp khoảng cách giữa cầu của người mua sắm kỹ thuật số với khả năng cung của doanh nghiệp".

Không có chiến lược chung nào chỉ cho tất cả các công ty cách vượt qua quá trình chuyển đổi số một cách đơn giản; bởi mỗi doanh nghiệp là một bản thể riêng biệt nhưng lại chung mục tiêu là cung cấp những giá trị mới và tiên tiến nhất cho khách hàng.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là tất yếu

Thực tế cho thấy, số hóa (Digital) ngày càng phổ biến, quyết định xu hướng tương lai và buộc các nhà bán lẻ phải đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp công nghệ để chiếm được lòng trung thành của khách hàng. Lúc này, AI, Big Data, IoT, VR hoặc AR trở thành giải pháp cải tiến được các nhà bán lẻ tìm đến.

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đòi hỏi sự thay đổi toàn diện, không chỉ về chiến lược bán lẻ mà trong cả cấu trúc tổ chức. Đây chính xác là chuyển đổi số giả định nhằm biến doanh nghiệp thành một cỗ máy bán lẻ hoàn toàn số hóa.

Trước đây, sự trỗi dậy của bán lẻ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ. Ngày nay, khi ngành công nghiệp CNTT tăng trưởng thần tốc, đến mức bán lẻ phải đuổi theo để kịp thời cập nhật các xu hướng mới và mang đến các dịch vụ đa tiện ích; cũng buộc các doanh nghiệp bán lẻ cần có sự linh hoạt hơn trong việc tái cấu trúc. Qua quan sát cho thấy, có sự gia tăng trong chi phí đầu tư cho R&D và Công nghệ tại các doanh nghiệp. Cụ thể, 30% các nhà bán lẻ tăng 5% ngân sách cho CNTT, điển hình nhất là Amazon, khi họ tuyên bố đã chi khoảng 14,2 tỷ USD cho "Công nghệ và Nội dung".

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Doanh nghiệp và Công nghệ, ai phải theo ai? - Ảnh 1.

Nhờ sự đầu tư như vậy đã mang đến kết quả ngoài mong đợi. Với định hướng tập trung vào công nghệ và các tiện ích dịch vụ, Amazon chiếm được lòng trung thành của khách hàng - những người mua sắm số, đồng thời tăng giá trị doanh nghiệp lên 1910% kể từ năm 2006. Con số này còn đặc biệt ấn tượng khi so sánh với sự rớt giá thảm hại của Macy's hay JCPenney lần lượt là 46% và 83%.

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Doanh nghiệp và Công nghệ, ai phải theo ai? - Ảnh 2.

Có sự biến động đáng chú ý trong chỉ số S&P 500 vốn được các tập đoàn Hoa Kỳ tin dùng trong suốt 60 năm kể từ 1958. Rõ ràng, các nhà bán lẻ cần phải xem lại sự tác động của công nghệ lên chiến lược kinh doanh của mình và hướng đến triển khai chuyển đổi số. Nếu không, cơ hội thành công sẽ vô cùng mong manh. Vậy, làm thế nào để các nhà bán lẻ thực hiện chuyển đổi số một cách thuận lợi, hiệu quả?

Khó khăn trong quá trình chuyển đổi số: Bạn không hề đơn độc

Nếu như các nhà bán lẻ đã có một ý tưởng sáng tạo, mang tính cách mạng thì lại gặp khó khăn trong việc triển khai, khi phải lựa chọn giữa: xây dựng một đội ngũ CNTT nội bộ hay thuê ngoài. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ tìm đến các đơn vị thuê ngoài, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bảo mật.

Công ty nghiên cứu thị trường ISG qua khảo sát cho rằng, thuê ngoài bộ phận CNTT trở thành xu hướng của các nhà bán lẻ từ khoảng 5-7 năm qua. Có khoảng 80% trong 104 công ty bán lẻ (trong danh mục 2000 công ty bán lẻ toàn cầu) tin tưởng hợp tác với bên thứ ba khi có nhu cầu phát triển phần mềm, triển khai dự án và tư vấn quản lý dạng số hóa.

Vì sao nên chọn giải pháp thuê ngoài? Do đội ngũ nội bộ không thể hiểu hết những công nghệ mới và triển khai áp dụng chúng. Rõ ràng, có rất ít nhà bán lẻ có thể tự tin rằng, họ sở hữu đội ngũ nhân sự tinh nhuệ; ví như, đủ năng lực để giúp khách hàng có thể hình dung trực quan nhất được một số đồ nội thất sẽ trông như thế nào nếu đặt trong nhà của họ. Bằng cách áp dụng công nghệ mới và theo đuổi chiến lược chuyển đổi số, các nhà bán lẻ có thể tiếp cận các chuyên gia hàng đầu trong ngành với chi phí ít hơn, thay vì cố gắng xây dựng một đội ngũ nhân sự nội bộ.

Như câu chuyện của Levi's cắt giảm nhân viên CNTT và thuê nhân lực bên ngoài nhưng vẫn không gây ra bất kỳ thiệt hại gì. Trong khi có nhiều thương hiệu vẫn tiếp tục gồng gánh bộ máy đi qua thử thách thì Levi's thông báo đạt tăng trưởng doanh thu khả quan. Knorr hợp tác với IBM trong chương trình "Flavor Profiler" nhắm đến thế hệ Z và họ đạt kết quả 1,2 triệu cú nhấp chuột tham gia. Argros cũng không cô độc trên chặng đường chuyển đổi số khi lựa chọn được đối tác tin cậy giúp họ giữ vững vị trí là thương hiệu lớn trên thị trường. Đối với WalMart, họ sa thải nhân sự ở các cửa hàng đã đóng cửa và một số vị trí nhân sự CNTT - mà họ có thể thuê ngoài thay thế.

Tuy nhiên, khi chọn nhà cung cấp công nghệ, các nhà bán lẻ cần tránh cạm bẫy gì?

Không nên chỉ tập trung vào yếu tố công nghệ khi tìm kiếm và lựa một công ty cung ứng dịch vụ chuyển đổi số.Hãy xem xét thêm các nhà cung cấp CNTT khác, những người hiểu rõ tính đặc thù của ngành bán lẻ. Để tư vấn chuyển đổi số chính xác, đối tác giải pháp cần hiểu được những thách thức mà nhà bán lẻ đang phải đối mặt và nhận diện được phương cách giải quyết chúng thông qua giải pháp công nghệ mới.

Bạn, với tư cách là một nhà bán lẻ, phải hiểu rằng chuyển đổi số là một phần của quá trình phát triển kinh doanh, một bước thay đổi cơ bản của mô hình hoạt động. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mạo hiểm mà bỏ lỡ thời điểm thích hợp để triển khai. Nếu bạn muốn giữ được vị trí cạnh tranh trên thị trường thì chuyển đổi số dù sao cũng là quá trình không thể tránh khỏi bởi theo thời gian, công nghệ ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Đừng chỉ thực hiện những thay đổi này, hãy tìm cho mình một đối tác phù hợp.

Tham khảo Medium.com

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp chuyển đổi số không thể thiếu CDN nếu muốn tối ưu trải nghiệm khách hàng

SHARE