Dịch vụ điện toán đám mây tạo nền tàng để Live Streaming bùng nổ

1033
11-08-2020
Dịch vụ điện toán đám mây tạo nền tàng để Live Streaming bùng nổ

Từ hơn 10 năm trước, khi truyền hình truyền thống giữ ngôi vương trong các hình thức giải trí, nội dung Live Streaming bị giới hạn về chất lượng và thời lượng truyền phát. Đến nay, nhờ việc mở rộng mạng lưới máy chủ cloud, chất lượng video phát trực tiếp được cải thiện ngang tầm với truyền hình truyền thống. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Không nhiều người biết, Live Streaming và mạng lưới điện toán đám mây (Cloud) có mối quan hệ tương hỗ nhau. Live streaming sẽ không mở rộng được như hiện nay nếu Cloud không phát triển. Và sự bùng nổ của Live Streaming cũng sẽ thúc đẩy dịch vụ điện toán đám mây. Vậy mối quan hệ giữa Live Streaming và Cloud diễn ra như thế nào?

Live Streaming ngày càng phổ biến hơn video thông thường

Tỷ lệ người dùng Internet hiện nay đa phần là những người trẻ, đặc biệt thuộc thế hệ Z. Họ bị thu hút bởi các video phát trực tuyến nhiều hơn so với các video được thu sẵn hoặc phát lại. Bởi trong các video live streaming bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và người xem hay người làm nội dung không thể đoán trước. Qua khảo sát người dùng trên Facebook cho thấy, cứ 5 video đăng tải trên ứng dụng này thì có 1 video Live Streaming với lượt xem cao gấp 3 lần so với video quay sẵn.

Dịch vụ điện toán đám mây tạo nền tàng để Live Streaming bùng nổ - Ảnh 1.

Trong một thế giới ngày càng số hóa, các hình ảnh và nội dung bị chỉnh sửa thay đổi đến kinh ngạc. Người dùng khao khát trải nghiệm nội dung có tính nguyên bản, chân thực hơn. Đồng thời, họ cũng mong muốn kết nối và tương tác với nhiều người hơn. Và Live Streaming ra đời để khỏa lấp được những khoảng trống đó.

5 năm tới, Live Streaming sẽ đạt tới quy mô phát triển như thế nào?

Vào năm 2025, quy mô thị trường phát video trực tuyến toàn cầu dự đoán đạt 124,57 tỷ USD. Có 3 yếu tố tạo nên thành công này là:

Dịch vụ điện toán đám mây tạo nền tàng để Live Streaming bùng nổ - Ảnh 2.

Thứ nhất, người dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng thiết bị di động thông minh  như điện thoại, máy tính bảng, kính… Các nhà sản xuất cũng tích cực thay đổi thiết kế, sáng tạo thêm nhiều phương tiện truyền phát mới đòi hỏi các nhà cung cấp nội dung cần tối ưu công nghệ để tích hợp với từng công cụ của người dùng.

Yếu tố thứ hai, một loạt các công nghệ Internet tốc độ cao như 3G, 4G và 5G mới dẫn đến sự gia tăng mức tiêu thụ dữ liệu. Cùng với đó, người xem Live Streaming có mức đòi hỏi cao hơn về chất lượng truyền tải qua các nền tảng.

Cuối cùng, trong rất nhiều nội dung có sẵn trên internet thì video vẫn là hình thức nội dung hấp dẫn nhất. Để thu hút người tiêu dùng, các công ty gia sức tăng số lượng video.

Nội dung live streaming yêu cầu nhiều băng thông hơn

Trong 5 năm qua, nhu cầu phát video trực tuyến tăng theo cấp số nhân và dịch vụ điện toán đám mây cũng đạt được mức tăng trưởng ổn định. Phát video trên internet chiếm khoảng 80% băng thông của mạng lưới đám mây. Video live streaming cần một lượng băng thông thậm chí còn nhiều hơn so với các video thông thường.

Dịch vụ điện toán đám mây tạo nền tàng để Live Streaming bùng nổ - Ảnh 3.

Live streaming đòi hỏi nhiều băng thông hơn do quá trình gọi là transcoding. Chúng ta biết rằng, người xem có thể tiếp cận nội dung qua nhiều công cụ khác nhau với những thông số máy khác nhau. Và mỗi loại thiết bị đó cần mã codec riêng biệt để nội dung truyền phát được tối ưu hóa cho mỗi thiết bị.

Quá trình transcoding cần nhiều băng thông trên mạng lưới đám mây (Cloud). Bởi, Live Streaming yêu cầu quay phát video và chuyển đổi mã codec trong cùng một lúc, thay vì chỉ chuyển đổi mã nội dung được ghi sẵn codec tại một thời điểm. 

Do đó, với các nền tảng cung cấp ứng dụng hoặc phát video Live Streaming muốn đảm bảo hoạt động phát sóng ổn định cùng chất lượng hình ảnh cao tới người xem tại nhiều địa điểm, cần lựa chọn nhà cung cấp đám mây có khả năng đáp ứng nhu cầu băng thông lớn, chất lượng. Hệ thống máy chủ Bizfly Cloud sở hữu băng thông đầu vào lớn tới 32Gbit networkcó thể mở rộng theo nhu cầu, băng thông ra internet tới 100Mbps, đáp ứng tới hàng triệu request/s cho người dùng trên khắp Việt Nam.

Dịch vụ điện toán đám mây vẫn đang mở rộng để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của Live Streaming. Mạng lưới đám mây xuất hiện và tạo nên một nền tảng công nghệ mạnh mẽ cho Live Streaming tăng trưởng. Ngoài ra, BizFly mang đến giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp livestream gồm:

- Giải pháp VOD: Phát video trực tuyến với chất lượng ổn định, tối ưu

- Giải pháp CDN: giúp phân phối video với chất lượng phù hợp với tốc độ mạng và thiết bị của người dùng (kích thước, độ phân giải màn hình và các nền tảng hệ điều hành thiết bị khác nhau như iOS, Android, HTML5 web)

Tham khảo Medium

>> Có thể bạn quan tâm: CDN live streaming là gì? Phân phối nội dung video trực tiếp hiệu quả

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.


SHARE