5 lầm tưởng không ai nói với bạn về chuyển đổi số
Sự gia tăng chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp là một sự thật không thể chối cãi thời kỳ 4.0. Một nghiên cứu gần đây của IDG báo cáo rằng 89% doanh nghiệp sẽ hoặc dự định đầu tư vào các sáng kiến kỹ thuật số trong năm nay. Dù vậy, bất chấp những lời tung hô, ca tụng dành cho chuyển đổi số, con đường thực hiện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có nhiều vấn đề chưa được làm rõ và thậm chí hiểu lầm xung quanh các dự án chuyển đổi số khiến các doanh nghiệp còn chần chừ và nghi ngại.
Chuyển đổi kỹ thuật số đồng nghĩa với các khoản chi tiêu lớn
Theo ước tính của IDC, các doanh nghiệp sẽ chi hơn 2 nghìn tỷ đô la cho các dự án chuyển đổi số vào năm 2022. Sẽ là không thực tế khi hy vọng các doanh nghiệp nhỏ hơn cạnh tranh với loại chi tiêu này, nhưng điều quan trọng là nhận ra rằng tiền không phải lúc nào cũng thành công. Trên thực tế, 88% CIO trong một cuộc khảo sát gần đây đã thừa nhận rằng một dự án chuyển đổi kỹ thuật số đã không thể thanh công, bị trì hoãn hoặc giảm phạm vi. Đầu tư tiền vào các dự án kỹ thuật số rõ ràng không phải là câu trả lời cho thành công – vấn đề không nằm ở số tiền mà các doanh nghiệp chi ra, mà là cách mà chi như thế nào.
10 năm qua thực sự đã chứng kiến những bước tiến rất dài nói đến đổi mới kỹ thuật số. Nhờ có sự gia tăng các công nghệ nguồn mở, các gải pháp đám mây và các mô hình tính giá theo đăng ký, giờ đây, các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể dễ dàng áp dụng các công cụ và công nghệ tiên tiến hơn với những mức chi tiêu trong khả năng.
Không thể số hóa vì không có đủ tài nguyên để thực hiện
Trong cuộc khảo sát năm 2018 dành cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định số, 95% tin rằng chuyển đổi kỹ thuật số dường như là một nhiệm vụ không thể hoàn thành, và thiếu tài nguyên thường được trích dẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều thú vị là các doanh nghiệp này thực sự có thể áp dụng các công nghệ mới, hoặc thay thế công nghệ cũ, dễ dàng hơn họ nghĩ, khi không còn bị hạn chế bởi các quy trình nội bộ hoặc các tài sản công nghệ cố định nặng nề. Như đã nói ở trên, sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến như đám mây với khả năng cung cấp tài nguyên ở dạng tùy chỉnh, theo nhu cầu khiến cho rào cản này không còn là một trở ngại đáng kể.
Khách hàng không xem kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu
Điều này có thể đúng trong một vài năm trước đây, nhưng không phải trong thời đại công nghệ số hôm nay. Khách hàng - cho dù là người tiêu dùng thông thường hay doanh nghiệp – đều kỳ vọng vào các dịch vụ đáng tin cậy, tích hợp cá nhân hóa từ mỗi công ty mà họ tương tác. Nhờ những bước tiến mạnh mẽ trong digital marketing và sự gia tăng của các ông lớn internet với hỗ trợ đa kênh, khách hàng ngày này luôn mong muốn có thể tương tác với các doanh nghiệp thông qua nền tảng thuận tiện nhất. Nếu một khách hàng không thể liên lạc với bạn để thương thảo các điều khoản một cách nhanh chóng, họ sẽ chuyển sự kỳ vọng của mình đi nơi khác. Bất kể bạn đang kinh doanh mặt hàng gì và bán hàng cho ai, sự tham gia liên tục và liền mạch của khách hàng là cách để đánh bại đối thủ và trong thị trường ngày nay, và kỹ thuật số là phương tiện thực tế duy nhất để đạt được điều đó.
Không thể theo kịp cuộc đua kỹ thuật số vì không có đủ khách hàng
Đây là một suy nghĩ khá phổ biến đang kìm hãm doanh nghiệp. Điều quan trọng cần nhớ là có thể chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn để các tương tác khách hàng tăng vọt. Sự thật là nhiều tên tuổi đứng đầu trong cuộc chơi chỉ mới được thành lập trong một hoặc hai thập kỷ qua. Điều này không có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều có thể ngay lập tức làm nên chuyện chỉ sau 1 đêm, nhưng yếu tố quan trọng để làm nên chuyện là khả năng mở rộng và độ tin cậy. Các doanh nghiệp phải đầu tư vào các công cụ có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tăng đột biến, cũng như các tình huống có tính bất ngờ không lường trước được, chẳng hạn như nhân viên đột xuất làm việc từ xa hoặc tấn công ransomware vào các file công ty quan trọng. Chuẩn bị cho những trường hợp như vậy là rất cần thiết - bất kể doanh nghiệp có bao nhiêu khách hàng.
Không thể đổi mới vì phải đào tạo lại nhân sự
Việc liên kết chuyển đổi kỹ thuật số với nhu cầu nâng cao kỹ năng nhân viên không phải là không có căn cứ. Theo Gartner dự đoán, gần 80% kỹ năng trong tổ chức sẽ phải được xem xét lại do chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2022 và điều này đang dấy lên một mối lo ngại. Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề là đổi mới từ nền tảng từ dưới lên. Thay vì tập trung vào các tiến bộ công nghệ và chờ đợi lực lượng lao động của họ bắt kịp, các doanh nghiệp nên triển khai các công nghệ phù hợp với các kỹ năng mà nhân viên đã có. Đã có rất nhiều công cụ và hệ thống giúp triển khai công nghệ mới dễ dàng hơn - từ ngôn ngữ lập trình đến công nghệ nền tảng đám mây hay hệ thống bảo mật. Bằng cách đầu tư vào công nghệ mới phù hợp với các kỹ năng và công cụ sẵn có, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với các cải tổ công nghệ lớn – và lo lắng về sự thiếu hợp tác của đội ngũ nhân sự.
Theo BizFly Cloud tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 12 lý do tại sao chuyển đổi số thất bại doanh nghiệp cần biết để tránh