Lên mây – Những lý do nào khiến doanh nghiệp quyết định?
Các doanh nghiệp vẫn đang không ngừng "đổ xô" lên đám mây. Vậy điều gì đã thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện thay đổi này khi triển khai mô hình công nghệ?
Có nhiều lý do được đưa ra để trả lời cho những câu hỏi như thế này. Một trong những lý do hàng đầu, được nhận định từ rất sớm và tiếp tục được lan truyền rộng rãi cho vấn đề này: đó là việc dễ dàng dự đoán chi phí khi lưu trữ các hệ thống và ứng dụng trên đám mây thay vì chạy trên máy chủ vật lý.. Thay vì phải lên kế hoạch định kỳ cho các khoản đầu tư thiết bị lớn (CapEx), cũng như điều chỉnh chi phí vận hành (OpEx) sao cho phù hợp, doanh nghiệp có thể chỉ cần đơn giản lựa chọn gói và mua tài nguyên CNTT đám mây theo mức nhu cầu tại thời điểm hiện tại. Khả năng dự đoán dòng tiền có lẽ là ưu điểm được các doanh nghiệp đánh giá cao vì nó giúp họ tập trung tốt hơn vào việc tạo ra lợi nhuận khi đã có thể ước chừng mức lợi nhuận đó.
Chi phí dự đoán được
Chi phí có thể dự đoán được không nhất thiết có nghĩa là chi tiêu ít hơn hoặc tiết kiệm được một khoản khổng lồ. Khả năng dự đoán chi phí ở đây thường đem lại nhiều lợi thế hơn về mặt hoạch định chi tiêu, nhu cầu, nguồn lực. Và điều này khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng để kiểm soát hơn. Với những hóa đơn chi tiết tính đến từng giờ theo mô hình "pay as you go" đang được nhiều nhà cung cấp như Bizfly Cloud áp dụng, doanh nghiệp có thể ngay tức thì nắm bắt được tình hình sử dụng thực tế. Và khi xuất hiện những nhu cầu thay đổi theo mức độ phát triển của mô hình doanh nghiệp, việc điều chỉnh tài nguyên cũng có thể được "ước lượng" khá nhanh chóng mà không gây quá nhiều đảo lộn tới hệ thống hay quy trình hiện hành. Vì tất cả đều sẽ được thực hiện thông qua 1 bảng điều khiển từ xa.
Tính bảo mật
Bảo mật được chỉ ra là một lợi thế khác của việc di chuyển lên đám mây. Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn thường không đủ khả năng để chi trả cho các hệ thống bảo mật cấp doanh nghiệp hay nhân viên CNTT có chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý các hệ thống đó. Vì vậy, lựa chọn hợp lý và dễ dàng hơn là họ có thể chỉ cần đơn giản để nhà cung cấp đám mây xử lý nhu cầu này cho mình.
Bảo mật đám mây trong khi đó lại là một phạm trù vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, khi mà các câu hỏi xoay quanh trách nhiệm của nhà cung cấp đến đâu và nghĩa vụ của người dùng là như thế nào. Mỗi một nhà cung cấp thường sẽ có một mức cam kết trách nhiệm cụ thể theo một bộ các điều khoản thống nhất giữa 2 bên gọi là SLA (Service Level Agreement). Thỏa thuận này sẽ quy định rõ ràng các mức đền bù mà nhà cung cấp phải thực hiện nếu các điều khoản về bảo mật dữ liệu, sự cố hệ thống, thời gian ngừng hoạt động (downtime)… bị vi phạm. Chưa kể, các nhà cung cấp điện toán đám mây luôn luôn rất coi trọng vấn đề bảo mật, bởi nếu không, họ cũng sẽ không thể duy trì hoạt động kinh doanh.
Tính đơn giản
Bỏ qua những nghi ngại cố hữu, câu hỏi vẫn là: Điều gì mới thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp "hồ hởi" chuyển tất cả (hoặc hầu hết) tài nguyên và thông tin công nghê của họ vào đám mây thay vì giữ lại trong các máy chủ vật lý? Câu trả lời thích đáng nhất được đưa ra là: Các doanh nghiệp coi trọng sự đơn giản và mô hình công nghệ trên nền tảng đám mây cho phép họ chuẩn hóa mọi thứ. Tiêu chuẩn hóa là những gì thực sự thúc đẩy các công ty di chuyển lên đám mây; tính cá nhân thường không đóng vai trò thúc đẩy trong sự phát triển một mô hình công việc.
Bên cạnh đó, với sự xuất hiện thêm các công nghệ serverless và container, việc ứng dụng điện toán đám mây trong môi trường làm việc sẽ ngày càng được đơn giản hóa hơn nữa. Những công nghệ này một khi được đón nhận rộng rãi sẽ là sự chuẩn bị cho chuyển đổi hoàn toàn hạ tầng sang đám mây trong một tương lai không xa.
Theo Bizfly Cloud
>> Có thể bạn quan tâm: 7 bước để xây dựng một kiến trúc đám mây vững chắc