Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020

1975
12-03-2020
Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020

Hiệu quả về chi phí là một trong những lợi ích lớn lao doanh nghiệp đạt được khi sử dụng các giải pháp điện toán đám mây. Yếu tố này cũng có vai trò tác động chủ chốt trong việc quyết định chuyển đổi sang hạ tầng đám mây. Điều này khá dễ hiểu bởi tối ưu chi phí luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả chi phí đúng với kỳ vọng và lợi ích thực sự của đám mây, Bizfly Cloud chia sẻ các mẹo quản lý chi phí đám mây sau đây!

1. Lập kế hoạch và phân tích

Bản chất của áp dụng đám mây không đồng nghĩa với việc sở hữu ngay 1 giải pháp tiết kiệm tiền tiền tự động. Việc lập kế hoạch chi tiết, tiếp theo là phân tích chi phí - lợi ích, là điều cần thiết. Các doanh nghiệp cần tiếp cận điện toán đám mây như một công cụ với tiềm năng giúp họ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, việc tiết kiệm sẽ chỉ khả thi khi bạn tìm đến đám mây với các mục tiêu rõ ràng cũng như xây dựng kế hoạch xoay quanh vấn đề tiết kiệm chi phí và cách để đạt được điều đó.

Đầu tiên chúng ta cần liệt kê đầy đủ các tài nguyên hiện tại, sau đó xây dựng một bản dự toán chính xác nhất có thể về nhu cầu của từng dịch vụ trong cả năm. Sau đó tiến hành thêm một bước lập kế hoạch nữa và quyết định sẽ cần các nguồn lực cụ thể này trong bao lâu. Cuối cùng, sử dụng các thông tin này để mua các tài nguyên theo dạng trọn gói hoặc trả trước. Bằng cách đặt ra mức tài nguyên và chi tiêu tương ứng như vậy, bạn có thể tiết kiệm một phần ba hoặc nhiều hơn trên tổng chi tiêu tài nguyên đám mây.

2. Tập trung vào tối ưu hóa

Khi di chuyển khối lượng công việc và hệ thống cố định sang đám mây, hãy chắc chắn dự đoán trước nhu cầu cung cấp và "điều chỉnh đúng" cấu hình đám mây đang sử dụng.

Một khi đã ở trên đám mây, hãy dừng việc việc cung cấp vượt mức cần thiết từ các data center kiểu cũ khi triển khai các tài nguyên mới. Thay vào đó hãy tận dụng các khả năng tự động tăng giảm, ảo hóa, các giải pháp serverless và tính chất đàn hồi của đám mây để đáp ứng linh hoạt và nhanh chóng trước các thay đổi nhu cầu đột ngột.

Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020 - Ảnh 1.

Cần tận dụng các khả năng tự động tăng giảm, ảo hóa, các giải pháp serverless và tính chất đàn hồi của đám mây

Ngoài ra, chỉ nên nhân bản các môi trường thử nghiệm và demo khi cần thiết và hủy bỏ chúng ngay lập tức khi sử dụng xong.

Một sự lãng phí đám mây khác có thể kể đến là để các team tự do nhân bản các phiên bản mới. Thường thì việc này sẽ để lại hệ quả kéo dài ngay cả sau khi các công việc đã kết thúc.

Điều này có thể tuyệt vời cho các các team với quy mô nhỏ hơn, siêng năng và nhanh nhẹn, cần phải ứng phó với hoàn cảnh thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, các team lại thường quên việc lập kế hoạch dung lượng trước khi nhân bản hoặc thay đổi kích thước một phiên bản. Điều này thường dẫn đến mức thanh toán hóa đơn khiến nhiều người phải bất ngờ.

3. Tạo tư duy ý thức về chi phí

Chuyển dịch đám mây cũng có vai trò thay đổi văn hóa tương tự như thay đổi nó tạo ra cho công nghệ. Do đó điều quan trọng là cần khuyến khích một tư duy có ý thức về chi phí với việc tập trung vào tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất.

Tối ưu hóa chi phí là trách nhiệm của mọi người. Ví dụ, các team phân phối cần phải chịu trách nhiệm không chỉ trong việc cung cấp code mà còn phải quản lý chi phí của nó, cả chi phí cố định và biến đổi. Họ có điều kiện phù hợp nhất để đảm nhận trách nhiệm này, vì họ có thể đưa ra các cân nhắc và quyết định tối ưu nhất liên quan đến vấn đề chi phí.

Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020 - Ảnh 2.

Chi phí minh bạch và dữ liệu tài chính rõ ràng đều sẽ cung cấp khả năng hiển thị chính xác về các chi tiêu và cơ hội giảm thiểu chi phí.

Chi phí minh bạch và dữ liệu tài chính rõ ràng đều sẽ cung cấp khả năng hiển thị chính xác về các chi tiêu và cơ hội giảm thiểu chi phí. Các nhà cung cấp đám mây cung cấp một lượng lớn dữ liệu thanh toán hữu ích và có giá trị. Việc các tổ chức thiết lập một chiến lược để tăng cường các dữ liệu thanh toán này với các siêu dữ liệu khác, kèm theo các thẻ, để sử dụng hiệu quả và hữu ích thông tin này là rất quan trọng.

Cuối cùng, các tổ chức cần đo lường chi tiêu trên đám mây của họ theo các số liệu kinh doanh, chẳng hạn như tổng doanh thu, số người đăng ký và số đơn hàng đã hoàn thành... Điều này cũng quan trọng không kém, vì nó cho phép bạn thêm thông tin tham chiếu vào các chỉ tiêu đã thực hiện và chuyển đổi vấn đề từ chi phí đám mây sang ROI trên đám mây.

4. Thực hiện "cloud native"

Cloud native – cách tiếp cận khi xây dựng và chạy các ứng dụng để tận dụng tốt nhất lợi thế của mô hình phân phối đám mây - thường là cách tốt nhất để di chuyển khối lượng công việc hiện có lên đám mây. Nhưng một số tổ chức thay và đó lại lựa chọn phương pháp "lift & shift" - chuyển khối lượng công việc từ cơ sở cố định sang đám mây với rất ít hoặc không có chỉnh sửa gì. 

>>Tìm hiểu thêm về phương pháp"lift & shift". Mặc dù có những lợi ích khi áp dụng phương pháp này, ví dụ như triển khai nhanh hơn, nó lại chứa đựng một số rủi ro gây tốn kém tài nguyên, chi phí từ độ trễ và các vấn đề về hiệu suất cho đến toàn bộ quá trình di chuyển.

Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020 - Ảnh 3.

Cloud native – cách tiếp cận khi xây dựng và chạy các ứng dụng để tận dụng tốt nhất lợi thế của mô hình phân phối đám mây

Theo nhiều kiến trúc sư đám mây nhận định: "Các tổ chức này cuối cùng có thể sẽ phải chi một khoản tiền khổng lồ cho khối lượng công việc không được tối ưu hóa trên môi trường đám mây".

Mặc dù, "lift & shift" đôi khi là một lựa chọn khả thi, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng phương pháp sau khi đã hiểu đầy đủ tác động của nó đến mô hình. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng gần như tất cả các IT leaders đều đã từng một lúc nào đó nếm trải thất bại trong việc hiện thực hóa những ý định đầy tiềm năng của mình.

Ban đầu nếu doanh nghiệp lift & shift khối lượng công việc của họ lên đám mây công cộng với ý định đánh giá lại các công việc đó để điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp, từ đó kiểm soát hiệu quả và chi phí tốt hơn; thì rất có thể một khi các khối lượng công việc đó tiến triển theo đám mây, họ sẽ chuyển sang mục tiêu tiếp theo trong danh sách của họ và quên quay lại để tối ưu hóa.

5. Sắp xếp công việc có tổ chức

Giảm thiểu chi phí đám mây có thể được thực hiện bằng cách xây dựng và duy trì 1 chính sách quản trị nhất quán. Cần dành ra các khoản mục nhất định cho tiêu thụ đám mây trong các mục thanh toán trả trước. Đồng thời có tiêu chuẩn đặt tên và gắn thẻ cho tất cả các mục. Hãy tuân thủ theo các tiêu chuẩn đó, cùng với thực hiện hạn chế tài nguyên/khu vực theo cơ chế xác thực tự động. Tận dụng tính năng kiểm toán tích hợp, hạn chế ngân sách và báo cáo chi phí để đảm bảo khả năng tuân thủ.

Điện toán đám mây - 7 cách để ứng dụng thành công trong doanh nghiệp năm 2020 - Ảnh 4.

Giảm thiểu chi phí đám mây có thể được thực hiện bằng cách xây dựng và duy trì 1 chính sách quản trị nhất quán.

Các team cũng nên xác định đúng mối quan hệ giữa dự án và chủ sở hữu trong từng trường hợp. Điều này có thể đảm bảo rằng khi xuất hiện một hóa đơn thanh toán cao hơn bình thường, DN có thể xác định đó là những trường hợp nào và theo đó, team nào đã góp phần tăng chi phí hóa đơn và xác định xem chi phí có thực sự cần thiết hay không.

6. Cân nhắc phương pháp module

Bằng cách áp dụng phương pháp module – chia nhỏ một mô hình đám mây dạng khối thành các dịch vụ nhỏ hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa - thời gian tính toán trên đám mây có thể được dành để tập trung vào các công việc cần thiết nhất.

Chi phí có thể được giảm thiểu bằng cách chỉ dùng thêm các dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết. Cách tiếp cận này cũng giúp quản lý tốt hơn khi xuất hiện 1 khối lượng công việc tăng đột biến dẫn đến nhu cầu cực lớn cho một dịch vụ cụ thể.

7. Tận dụng tối đa các cơ hội giảm thiểu chi phí với đám mây

Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kiểm soát chi phí đám mây là tận dụng tốt pay-as-you-go (trả tiền theo dung lượng). Bên cạnh đó, tận dụng các gói cước có sẵn khác nhau từ nhà cung cấp đám mây để giảm chi phí cho các tài nguyên cần liên tục hoạt động.

Ngoài ra, lợi ích kinh tế từ đám mây còn nằm ở các nguồn lực dưới dạng đóng gói và quản lý tự động. Mặc dù một số tài nguyên ban đầu có thể gây tốn kém, nhưng việc tiết kiệm thời gian dành cho nhiều công việc kỹ thuật và vận hành các nhiệm vụ và mục tiêu khác chính là sự bù đắp lại cho một số chi phí tăng lên đó. Ví dụ: nhiều nền tảng dữ liệu dưới dạng dịch vụ trọn gói, với các thao tác dự phòng, nâng cấp và sao lưu đều được thực hiện hoàn toàn tự động và không có sự can thiệp của người dùng. Việc loại bỏ các nhiệm vụ quản lý này sẽ cho phép thời gian thực hiện nó được phân bổ lại, giúp tăng năng suất và kéo theo kết quả ROI tốt hơn.

Theo BizFly Cloud

>> Có thể bạn quan tâm: 5 xu hướng đám mây trong năm 2020

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE