Gmail có phải là một dạng điện toán đám mây (Cloud computing) không?

974
11-06-2018
Gmail có phải là một dạng điện toán đám mây (Cloud computing) không?

Có thể bạn còn nhớ hoặc có thể bạn đã quên cái cảm giác tò mò hiếu kỳ khi lần đầu gửi đi lá thứ điện tử đầu tiên. Từ email, yahoo rồi bây giờ là Gmail. 1 thói quen dường như đã trở thành dĩ nhiên của nhưng ai đã quen thuộc với việc sử dụng và làm việc trên internet là check mail mỗi sáng khi đến văn phòng. Gmail cũng trở thành một lẽ dĩ nhiên trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc Gmail tiện ích đó từ đâu mà có hay chưa?

Câu trả lời chính là điện toán đám mây (Cloud computing). Vậy Gmail và Cloud computing có liên quan gì đến nhau? Hãy cùng Bizfly Cloud giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau đây.

Còn nhớ tầm 15 năm trước, người ta vẫn còn được thưởng thức cái cảm giác thao thức hồi hộp mong ngóng đợi chờ những lá thư tay từ người nơi phương xa, thì giờ đây người ta chỉ còn phải hồi hộp … trong giây lát trước màn hình máy tính hay smartphone để chờ thư trả lời. Bí mật đằng sau sự thần kỳ này mang tên Cloud Computing.

Gmail có phải là một dạng điện toán đám mây (Cloud computing) không? - Ảnh 1.

Gmail đã trở thành một phần lhoong thể thiếu trong công việc và cuộc sống

Vậy Cloud Computing là gì?

'Điện toán đám mây' là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc phân phối các dịch vụ điện toán như phần mềm, truy cập và lưu trữ dữ liệu qua internet thay vì thông qua máy tính cá nhân hay máy chủ cố định. Điều này cho phép người dùng truy cập các ứng dụng và dữ liệu theo yêu cầu thông qua trình duyệt web bất kể vị trí thực tế của bản thân hay vị trí thiết bị của họ (như PC, máy tính xách tay, iPad, điện thoại di động).

Trong đó, các dữ liệu mà bạn gửi đi – cụ thể trong trường hợp này là các dữ liệu trong Gmail -  các dữ liệu này sẽ được gửi và sao lưu vào một trung tâm dữ liệu (data center) đặt tại các địa điểm trên toàn thế giới.

Tất cả các hành động này có thể thực hiện được là nhờ vào mạng internet (hay cloud – hay "đám mây").

Gmail có phải là một dạng điện toán đám mây (Cloud computing) không? - Ảnh 2.

Dữ liệu được lưu trữ trên "đám mây"

Để hiểu một cách tóm lược thì khi bạn gửi đi một thông tin hay một tệp tin nào đó lên công cụ Gmail của bạn thì ngay lập tực những thông tin này sẽ được lưu trữ trên các đám mây (cloud storage). Đó là lý do tại sao bạn có thể truy xuất được tất cả các thông tin từ lịch sử gửi mail của mình và những người được bạn chia sẻ thông tin cũng vây.

Những tệp tin này "luôn ở đâu đó trong đám mây" nghĩa là thay vì được lưu trong ổ cứng máy tính bạn đang sử dụng thì nó được sao lưu và giữ lại trong mạng internet, và bạn chỉ cần có internet là có thể truy cập, thao tác, hay chia sẻ chúng trên bất cứ loại thiết bị kết nối mạng nào.

Thay vì phải mang theo ổ cứng của bạn hay dễ dàng hơn là mang theo usb như trước kia thì bạn chỉ cần 1 thao tác đơn giản là tải lên 1 file trên Gmail là bạn đã có thể sẵn sàng cho cuộc họp hay buổi thuyết trình vào sáng ngày hôm sau.

Ứng dụng Gmail với Cloud Computing

Các dịch vụ email như Hotmail, Yahoo! MailGmail là một trong những ứng dụng điển hình và đầu tiên của công nghệ điện toán đám mây. Giờ thì bạn có nhận ra là hàng ngày bạn vẫn đang tiếp xúc với thứ công nghệ có tên gọi nghe có vẻ "công nghệ cao" này không?

Dịch vụ email như Gmail không được "đính kèm" với bất kỳ máy tính nào, nhưng tồn tại ảo và có thể truy cập từ xa bất cứ lúc nào. Nhờ các ứng dụng ngày càng mở rộng của điện toán đám mây mà Gmail cũng có những tính năng tiện ích rộng hơn như kết nối với Google Drive và các dịch vụ Google cho phép việc tải file, chuyển file ở các định dạng khác nhau với dung lượng lớn. 

Điều này hỗ trợ các công việc luôn nhanh chóng, trực tiếp và dễ dàng. Sự ra đời của Gmail đã đem theo những thay đổi mang tính cách mạng trong cách thức mà chúng ta làm việc và giao tiếp trong công việc và cả cuộc sống dù có thể bạn không hề ý thức đầy đủ về nó.

Nếu như facebook là cuộc cách mạng về kết nối thì Gmail là cuộc cách mạng về sự lưu trữ và chia sẻ thông tin. Không chỉ dừng lại ở Gmail mà hầu như tất cả các công cụ trực tuyến mà bạn đang sử dụng mỗi ngày như zalo, skype, facebook hay youtube đều là những sản phẩm của điện toán đám mây. Bạn ở gần công nghệ hơn là bạn nghĩ đấy.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

Có thể bạn quan tâm:  10 lí do bạn phải chuyển sang Cloud (đám mây)

BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại đây.

SHARE