Game server là gì? Có thể ứng dụng những kiểu game server nào?

1162
10-10-2018
Game server là gì? Có thể ứng dụng những kiểu game server nào?

Game là trò chơi giải trí được nhiều người yêu thích để giải tỏa căng thẳng. Nhu cầu chơi game ngày càng cao, do đó các đơn vị sản xuất game đã bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư hệ thống game server chuyên nghiệp với những cấu hình mạnh để tăng sự cạnh tranh trên thị trường game khốc liệt ngày nay. Vậy game server là gì? Cùng Bizfly Cloud tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Game server là gì? 

Game server (đôi khi còn được gọi là server) là một máy chủ cài đặt các ứng dụng game, cung cấp các chương trình – sự kiện (có bản quyền) trong một hoặc nhiều game. Máy chủ này sẽ truyền đầy đủ dữ liệu thông báo trạng thái bên trong server tới các máy khách để đảm bảo hiển thị phiên bản chính xác cho người chơi. Các máy chủ cũng nhận và xử lý dữ liệu đầu vào từ mỗi người chơi.

Cách thức hoạt động của Game server

Để có thể chơi những trò chơi có số lượng lớn người tham gia thì cần phải sử dụng đến nhiều máy chủ khác nhau. Do đó, khi người dùng muốn trải nghiệm bất cứ một loại game nào, người dùng cần sử dụng đúng các thông tin đăng nhập. Lúc này máy chủ sẽ thu thập thông tin của bạn và xác thực với các thông tin mà nó sở hữu cùng với tựa game mà bạn muốn chơi, nhân vật mà bạn lựa chọn.

Sau khi xác thực thành công, lúc này máy chủ sẽ thực hiện kết nối bạn đến với một máy chủ khác thích hợp lưu trữ trò chơi sau đó cấp quyền để bạn tham gia trò chơi.

Mặc dù nghe quá trình này khá phức tạp nhưng sự thật thì quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, bạn chỉ mất vài giây để chờ đợi hoặc có thể ngắn hơn là các thao tác này đã thực hiện xong.

Như vậy, hệ thống máy chủ được phân phối ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Do đó, bạn có thể thực hiện truy cập ở bất cứ đâu và sử dụng 24/7 chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối với internet. 

Các dạng game server

Dedicated server

Dedicated server tái hiện không gian trong game mà không hỗ trợ input hay output trực tiếp, trừ khi xuất hiện các yêu cầu về quản trị. Người chơi sẽ phải kết nối trực tiếp đến server với các chương trình client riêng lẻ để xem và tương tác với game.

Ưu điểm hàng đầu của dedicated server là thích hợp để lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu chuyên dụng, với độ tin cậy và hiệu suất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Lưu trữ từ xa cũng giúp loại bỏ yếu tố độ trễ thấp, do đó hỗ trợ cho việc kết nối đến server từ cùng máy tính hay mạng cục bộ.

Dedicated server có thể sẽ tốn kém tuy nhiên thỏa mãn tốt nhu cầu cho các game developer và nhóm người chơi có đòi hỏi cao. Hầu hết các game sử dụng dedicated server cũng hỗ trợ listen server.

>> Tham khảo thêm: Dedicated cloud server là gì? So sánh Dedicated cloud server với cloud server

Listen server

Game server là gì? Có thể ứng dụng những kiểu game server nào? - Ảnh 1.

Sử dụng Listen server làm game server

Listen server có cùng quy trình với máy khách game client. Máy chủ này cũng vận hành tương tự như dedicated server nhưng lại gặp bất lợi khi phải giao tiếp với người chơi từ xa thông qua kết nối mạng cư trú (residential connections) của hosting player.

Residential connections thường ít khi hỗ trợ các yêu cầu tải lên trò chơi với nhiều người chơi; giới hạn điển hình cho tải lên là 16. Hiệu suất cũng bị ảnh hưởng do máy tính đang chạy server game còn làm nhiệm vụ tạo ảnh đầu ra.

Thêm vào đó, listen server cho phép những người chơi trực tiếp lợi thế về độ trễ lớn so với những người chơi khác ("khả năng lưu trữ lớn nhất") và lợi thế sẽ tự động ngừng khi người chơi đó rời khỏi trò chơi.

Mặc dù vậy, listen server là hệ thống được sử dụng miễn phí và không đòi hỏi hạ tầng phức tạp hay kế hoạch chuyển tiếp để cài đặt. Chính vì vậy mà listen server rất phổ biến đối với các bên sử dụng mạng LAN không đòi hỏi quá nhiều về băng thông và độ trễ. Server loại này cũng khá phổ biến với các game console.

Peer-to-peer (Mạng ngang hàng)

Game server là gì? Có thể ứng dụng những kiểu game server nào? - Ảnh 2.

 Trong mô hình máy khách-máy chủ (client/server). Máy khách sẽ nhận các data đã được xử lý từ server và tự động hiển thị. Trong mô hình "ngang hàng" thay thế, sẽ không có server nào: mỗi "peer" thay vào đó sẽ nhận luồng đầu vào thô của mỗi player và sau đó xác định kết quả.

Peer-to-peer thường được cho là lỗi thời với các game hành động, nhưng vẫn khá phổ biến cho thể loại game chiến thuật theo thời gian thực, bởi mạng này phù hợp với các trò chơi có số lượng token lớn và lượng người chơi nhỏ. Thay vì phải chuyển liên tục vị trí 1000 quân, có thể chọn cùng 1 lúc 1000 quân đó và người chơi chỉ việc nhấn lệnh chuyển.

Dù vậy, mô hình peer-to-peer vẫn có nhiều hạn chế:

- Việc đồng bộ hoàn toàn tất cả các peer là rất khó. Mỗi phút chênh lệch lại làm tăng thêm quãng thời gian chờ giữa các game.

- Việc hỗ trợ thêm peer mới trong quá trình chơi khó thực hiện.

- Mỗi peer cần phải giao tiếp với toàn bộ các peer còn lại, do đó giới hạn lượng người chơi tham gia.

- Mỗi peer sẽ phải đợi thông báo từ tất cả các peer còn lại trước khi mô phỏng network frame tiếp theo, dẫn đến tất cả người chơi đều bị ảnh hưởng bởi đỗ trễ cùng với người chơi có kết nối mạng chậm nhất.

Listen peer

Kiểu thiết lập này tránh được những bất lợi của giao tiếp peer-to-peer giữa các máy khách trên hệ thống và là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho dedicated server khi tăng số lượng máy khách.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Server - Máy chủ là gì? Có mấy loại server? Lựa chọn server như thế nào?

Bizfly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI,…

Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo Bizfly Cloud Server có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server

SHARE