Speed Page - Yếu tố sống còn của Website
Theo Bizfly Cloud chia sẻ hầu hết mọi người thường cho rằng, tốc độ trang phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ internet, mà không nghĩ rằng tốc độ website thực ra lại nằm ở những vấn đề trong nội bộ của trang. Mặc dù tốc độ tải xuống và gói Internet hiển nhiên đóng một vai trò quan trọng trong tốc độ tải trang, nhưng thực tế vẫn có một danh sách các yếu tố quyết định content xuất hiện trong browser nhanh hay chậm.
Vào năm 2010, Google khẳng định tốc độ trang là một nhân tố quan trọng trong trải nghiệm người dùng, Google đưa page speed trở thành một yếu tố xếp hạng của website, điều này hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến cách trang web xuất hiện trong SERPs.
Gần một nửa số người dùng trên Internet mong đợi page speed trong khoảng <= 2s; trong khi các chuyên gia tại Google tin rằng một trang web được tối ưu hóa và xứng đáng có mặt trong bạn xếp hạng top đầu, thời gian load chỉ nên dưới 0,5s.
Những con số này trở nên hợp lí và được chấp nhận bởi vô số nghiên cứu cho thấy tốc độ web có thể dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng trong giao dịch, chỉ do thời gian phải bỏ thêm, khiến cho người dùng cảm thấy mất kiên nhẫn và kết quả là rời bỏ việc mua hàng trực tuyến của mình.
Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn theo dõi thời gian tải trang web từ góc độ của các doanh nghiệp nhỏ, từ đó cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để có thể cải thiện được vị trí website của mình.
1. Những yếu tố nào quyết định page speed?
Về mặt hình thức, chủ sở hữu website sẽ rất khó có thể nhận biết được điều gì đang khiến cho website của họ loading không hiểu quả. Nhưng nhìn chung, mỗi thành phần được nêu dưới đây có thể góp phần gây ảnh hưởng lên tốc độ laod trang web:
Web host
Nơi bạn lưu trữ trang phải trả khá nhiều chi phí khi khách hàng trải nghiệm website. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ này bởi một cung cấp giá rẻ, đây có thể là sai lầm đầu tiên khiến cho tốc độ trang trở nên chậm chạp. Tránh sai lầm này bằng cách lưu trữ trang web của bạn với Cloud Server.
Hình ảnh có kích thước và dung lượng lớn
Có sự khác biệt lớn giữa độ phân giải cần thiết cho hình ảnh print và screen. Thường thì 1000 pixels ở 72 dpi sẽ luôn phù hợp cho nhu cầu của bạn; tuy nhiên, kích thước file lớn hơn cũng có thể được nén để xóa bỏ những dữ liệu không cần thiết.
Media từ bên ngoài
Nhúng (embed) các video trên YouTube và nội dung khác là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng hãy đảm bảo rằng, các file chỉ sở hữu kích thước phù hợp với frame.
Không tối ưu hóa cho một số browsers/devices nhất định
Trang web của bạn sẽ có tốc độ tải trang khác nhau trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau. Nếu website đang hoạt động khá tốt trên Google Chrome, nhưng không được format đúng trên Safari, thì xếp hạng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Quá nhiều quảng cáo
Quá nhiều quảng cáo khiến cho pagespeed web chậm lại, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo nếu chúng xứng đáng với những quá trình xử lí phát sinh thêm, xứng đáng để đánh đổi với tốc độ trang web mất đi.
Theme
Nếu bạn đang sử dụng WordPress hoặc một site builder khác, theme bạn chọn có thể chứa các code phức tạp, gây tăng thêm thời gian tải trang.
Widgets
Widget có thể được mã hoá rất phức tạp đòi hỏi processing power một cách đáng kể.
Code
Back-end thật sự của mỗi website đi kèm với coding. Nếu HTML hoặc CSS quá nặng, chúng sẽ làm giảm page speed.
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 công cụ kiểm tra Website Speed Test miễn phí
2. Làm thế nào để Xác định xem Website của bạn Đang tải chậm hay không?
May mắn thay, có một vài công cụ web khá uy tín và được tin dùng, giúp bạn có thể phát hiện ra điểm yếu của website.
- Lời khuyên đầu tiên của tôi là PageSpeed Insights từ Google. Tối ưu website, suy cho cùng chính là làm hài lòng Google, khiến Google tăng rank trong BXH của họ, vì vậy, việc biết được Google khuyên bạn nên làm gì để cải thiện thứ hạng website của mình là rất cần thiết .
Một số tài nguyên bổ sung nhằm phân tích page speed, bao gồm:
- Google Webmaster Tools: để kiểm tra thời gian tải trang của bạn theo tháng
- Google Analytics Plugin cho WordPress
Nhằm mục đích tuân thủ Google's Best Practices cho page speed, hãy thực hiện những điều dưới đây:
- Kích hoạt tính năng nén
- Giảm thiểu CSS, Javascript và HTML
- Giảm Chuyển hướng
- Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt
- Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ
- Sử dụng Mạng Phân phối nội dung (CDN) để tăng tốc độ tải trang web và tăng tốc độ tải xuống.
- Tối ưu hóa hình ảnh.
Bây giờ bạn đã biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến page speed, tốc độ tải trang của bạn rồi chứ? Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Bizfly Cloud
>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng CDN để giảm tải cho Server
Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.