Cloud Computing (điện toán đám mây) thực sự có tính bảo mật cao nhất hiện nay?
Tính linh hoạt, khả năng mở rộng, tính kinh tế và năng suất lao động nâng cao là bốn lợi ích vô cùng nổi bật có khả năng đo lường được của điện toán đám mây. Những lợi ích này dẫn đến sự dịch chuyển dần lên đám mây đang diễn ra như một lẽ tất yếu và khiến cho những tranh cãi xoay quanh tính bảo mật của điện toán đám mây lại càng dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết về điện toán đám mây ngay tại bài viết này nhé.
Thông tin trên đám mây có an toàn không?
Một đặc tính của điện toán đám mây và lưu trữ đám mây là chúng có khả năng sao lưu tự động dữ liệu, tức là ngăn chặn hoàn toàn các khả năng mất mát, hỏng hóc cũng có nghĩa là dữ liệu của bạn sẽ "luôn ở đâu đó trên đám mây". Đương nhiên, bạn có cơ sở để lo lắng về việc ai đó có thể làm gì với dữ liệu của mình.
Thậm chí đã có những tranh cãi xung quanh việc có hay không về một tương lai khái niệm bảo mật sẽ không còn tồn tại nữa. Trong đó toàn bộ hệ thống Web sẽ trở thành một đám mây lưu trữ khổng lồ. Mọi người sẽ liên tục upload và download dữ liệu từ đám mây. Khái niệm về quyền sở hữu dữ liệu sẽ mất đi ý nghĩa của nó. Vậy thực sự những chuyện gì có thể xảy ra cho dữ liệu trên đám mây?
Bảo mật dữ liệu trên đám mây như thế nào?
Dữ liệu được lưu trữ trong đám mây gần như luôn được lưu trữ dưới dạng mã hóa và muốn đọc được thông tin thì kẻ xâm nhập cần phải bẻ được khóa mã hóa đó. Các khóa mã hóa này được tổ chức khác nhau giữa các dịch vụ lưu trữ đám mây
Vậy ai là người giữ những khóa bảo mật đó?
Các dịch vụ đám mây sẽ mã hóa dữ liệu của từng người dùng bằng khóa mã hóa cụ thể. Không có khóa này, các tập tin sẽ vô nghĩa khi nhìn vào - chứ không phải là những dữ liệu có ý nghĩa. Vậy ai là người giữ khóa bảo mật? Nó có thể được lưu trữ bởi chính nhà cung cấp dịch vụ hoặc bởi người dùng cá nhân. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ sẽ là người giữ khóa, cho phép hệ thống của họ xem và xử lý dữ liệu người dùng, chẳng hạn như lập chỉ mục dữ liệu cho các tìm kiếm trong tương lai. Các dịch vụ này cũng truy cập vào khóa khi người dùng đăng nhập bằng mật khẩu, mở khóa dữ liệu để sử dụng. Như vậy sẽ thuận tiện hơn nhiều so với việc người dùng tự giữ khóa.
Tuy nhiên biện pháp này cũng không hẳn là bảo mật hoàn toàn. Bởi cũng giống như các khóa thông thường, chúng có thể bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích mà chủ sở hữu dữ liệu không hề biết. Và một số dịch vụ có thể có sai sót trong tiến trình bảo mật khiến dữ liệu của người dùng dễ bị đe dọa hơn.
Để khắc phục điều này thì một số nhà cung cấp áp dụng việc để người dùng tự giữ các khóa bảo mật của họ. Tuy nhiên, để làm được điều này thì lại cần phải thiết lập các chương trình riêng.
Cuối cùngnếu như bạn không phải tự thiết lập các chương trình riêng rắc rối và rườm rà thì có hai lựa chọn cơ bản: Tìm một dịch vụ lưu trữ đám mây với phần mềm upload và download đáng tin cậy là nguồn mở (open-source) và được các chuyên gia bảo mật xác thực. Hoặc sử dụng phần mềm mã hóa nguồn mở đáng tin cậy để mã hóa dữ liệu của bạn trước khi tải lên đám mây.
Đối với các dịch vụ đám mây ngày nay, các nghiên cứu cũng được thực hiện với những nỗ lực nhằm tìm ra những phương pháp bảo mật tối đa để đảm bảo cho lợi ích của khách hàng.
Hiện nay, bất chấp những sự nghi ngờ ban đầu về tính bảo mật của điện toán đám mây, các cuộc thảo luận về cloud tại nhiều công ty đang không còn xoay quanh câu hỏi "Chúng ta có nên dịch chuyển lên mây không?", mà thay đổi thành câu hỏi này: "Tại sao chúng ta chưa lên mây vậy?"
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào bảo mật CNTT từ một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ thấy rằng các công nghệ điện toán đám mây đang thực sự giúp tăng cường bảo mật CNTT ở mức hiệu quả và tốt nhất, chưa từng thấy trước đây.
Dưới đây là năm cấp độ mà cloud coputing đang thúc đẩy bảo mật CNTT.
5 cấp độ bảo mật cloud computing
Sử dụng mã hóa
Encryption use
Với tất cả các sự kiện vi phạm dữ liệu đã xảy ra trong các năm gần đây trong khu vực tư nhân, chính phủ và với các nhà cung cấp dịch vụ, không có gì ngạc nhiên khi khách hàng đám mây thật sự lo ngại về việc bảo vệ dữ liệu của họ khi nó nằm trong đám mây do bên thứ ba điều hành. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Ponemon thăm dò hơn 5.000 chuyên gia CNTT và quản lý kinh doanh từ nhiều nơi trên thế giới, 41% cho rằng mã hóa đã được áp dụng rộng rãi trong tổ chức của họ.
Ví dụ như tại Bizfly Cloud, họ cung cấp cho khách hàng phương pháp bảo mật OTP. (OTP tạm dịch là mật khẩu sử dụng một lần, tức là từ lần thứ hai sẽ không có tác dụng nữa. Mật khẩu này có mã 6 chữ số sinh ngẫu nhiên theo thời gian, và không bao giờ trùng lặp. Mã số sẽ gửi vào SĐT của khách hàng đã được đăng kí. OTP cũng là phương thức mà các ngân hàng sử dụng để bảo mật cho hệ thống tài khoản, các giao dịch trực tuyến,...)
Loại bỏ bên thứ ba
Eliminate third parties
Việc xác minh của bên thứ ba là khá tốn kém và quá tập trung. Chúng ta có thể sử dụng một lựa chọn thay thế khác cho xác minh của bên thứ ba là blockchain - đây là hệ thống xác minh mà đồng tiền ảo Bitcoin đang sử dụng. Với blockchain, bạn sẽ loại bỏ được sự cần thiết của một bên xác minh thứ ba đáng tin cậy, thay vào đó chúng ta dựa vào phương thức đồng thuận phân tán (distributed consensus method). Đây là phương pháp rất an toàn và trở nên phổ biến đến nỗi gần đây IBM đã công bố nó đang được sử dụng bởi phần lớn người dùng có nhu cầu này.
Security as a Service (SaaS, bảo mật như một dịch vụ)
Security as a Service
Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay trong vấn đề bảo mật, đó là có đủ khả năng để tìm kiếm được các chuyên gia đáp ứng đủ điều kiện cho việc thực hiện và quản lý các công cụ bảo mật. Đám mây đang trở thành giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, doanh nghiệp không còn phải đau đầu về bảo mật nữa, Cloud cung cấp nhiều giải pháp bảo mật như cảnh báo phần mềm độc hại (malware), email và các công cụ bảo mật web như những dịch vụ dựa trên đám mây.
Một số nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các hệ thống cảnh báo bảo mật hoạt động 24/7 ngay lập tức thông báo khi server khách hàng bị tấn công, từ đó đưa ra những quyết sách đảm bảo an toàn cho server của khách hàng, đồng thời cũng thông báo cho khách hàng về tình trạng cũng như luồng tấn công từ đâu đến. Chưa kể đội kĩ thuật sẵn sàng xử lí 24/7 đảm bảo tính sẵn sàng dịch vụ cho Khách hàng.
Nâng cao tính xác thực
Nhờ vào những tiến bộ của big data, chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ lớn trong công nghệ xác thực.
Big data
Ví dụ: big data có thể được sử dụng để "thu thập thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm cả hành vi của người dùng và mức sử dụng thiết bị, từ đó tạo ra được một profile duy nhất cho chủ sở hữu tài khoản". Khi được tạo ra, profile này có thể được sử dụng để theo dõi và phát hiện các hoạt động xác thực độc hại tiềm ẩn nằm ngoài tiêu chuẩn của cấu hình đã cho. Kiểu xác thực này không chỉ an toàn hơn, mà nó sẽ luôn hầu hết trở nên minh bạch đối với người dùng cuối.
Kết luận
Rõ ràng là tất cả chúng ta đều đang trở thành một phần của Cloud, cả trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với hầu hết chúng ta, bảo mật dữ liệu và bảo mật đám mây giờ đây sẽ luôn song hành với nhau. Bảo mật trong đám mây tuy không liên quan gì tới vị trí, nhưng với các giao thức truy cập, tường lửa có thể kiểm tra và truy cập vật lý vào dữ liệu. Trong khi môi trường CNTT tại chỗ (onsite) có thể tạo ra ảo ảnh về sự gia tăng an toàn bảo mật, thì các ứng dụng đám mây chắc chắn là công nghệ bạn phải áp dụng nếu thật sự quan tâm và mong muốn nâng cao tính bảo mật, sự an toàn thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp và cả cá nhân.
Link tham khảo: https://rickscloud.com/how-cloud-computing-is-boosting-it-security/, https://theconversation.com
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 5 lợi ích bất ngờ khi sử dụng Cloud Server