Lựa chọn nền tảng server cho doanh nghiệp: Máy chủ vật lý, VPS hay Cloud Server?
Bất kì doanh nghiệp nào cũng có mong muốn tạo ra sức mạnh cạnh tranh và gia tăng tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh của mình ở bất cứ nơi nào. Lấy một ví dụ đơn giản: Bạn sở hữu một sản phẩm ấn tượng và muốn quảng quá hình ảnh và thương hiệu của mình trên internet? Người viết dám chắc bạn sẽ nghĩ tới giải pháp thiết lập trang thông tin điện tử (website) của riêng mình để giới thiệu và phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Thế nhưng, khi đã được thiết kế và lập trình hoàn chỉnh, nhiều doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa website của họ, bằng cách lựa chọn nền tảng server phù hợp. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, ngày càng nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ đang mọc lên như nấm sau mưa, giới thiệu tới khách hàng các nền tảng, dịch vụ khác nhau.
Vậy những nền tảng máy chủ phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay là gì? Ưu, nhược điểm của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết củaBizfly Cloud dưới đây.
Dedicated server - Máy chủ dùng riêng
Máy chủ dùng riêng (tên gọi khác: Máy chủ vật lý) sở hữu các thiết bị phần cứng độc lập, sở hữu tốc độ xử lý rất cao, đồng thời băng thông của website cũng được đáp ứng tối đa nên có thể phục vụ một số lượng lớn khách hàng trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, đây cũng chính là “gót chân Achilles” chi phối khả năng mở rộng của nền tảng này, do chi phí cao cũng như sự phức tạp để có thể thay thế các thiết bị phần cứng chuyên dụng.
Không những vậy, để duy trì hệ thống máy chủ vật lý, chủ doanh nghiệp sẽ phải chi một khoản kha khá cho việc đầu tư hạ tầng và chi phí vận hành, bao gồm: Chi phí thuê hoặc mua máy chủ vật lý, chi phí mặt bằng lắp đặt hệ thống máy chủ, chi phí điện và hệ thống mạng, chi phí cho đội ngũ IT vận hành và bảo trì hệ thống… Không quá lời khi nói, máy chủ vật lý được sinh ra dành cho các doanh nghiệp có hầu bao “rủng rỉnh”.
Máy chủ vật lý cần không gian lắp đặt cũng như duy trì chi phí vận hành
VPS (Virtual Private Server) - Máy chủ riêng ảo
VPS là máy chủ ảo được khởi tạo và hoạt động dưới dạng chia sẻ tài nguyên cùng các VPS khác trên một máy chủ vật lý. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, gồm CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng. Doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí cho toàn bộ cấu hình VPS này.
Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra nó
Máy chủ vật lý gặp trục trặc cũng có thể gây nên mất dữ liệu và hệ thống VPS phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, nếu chịu “hi sinh”, VPS vẫn là một lựa chọn không tồi dành cho các doanh nghiệp khi tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành và đầu tư hạ tầng so với máy chủ .
Cloud Server - Máy chủ ảo đám mây
Sinh sau đẻ muộn, Cloud Server khắc phục được các nhược điểm cố hữu của máy chủ truyền thống và VPS và nghiễm nhiên trở thành nền tảng máy chủ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Cloud Server lưu trữ dữ liệu và hoạt động trên hệ thống hạ tầng điện toán đám mây, giúp toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định. Khác với VPS hoạt động phụ thuộc vào máy chủ mẹ, tất cả các thành phần thuộc hệ thống Cloud Server đều được thiết lập dự phòng với tính năng tự động thay thế khi gặp sự cố, đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp và người dùng luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.
Theo ông Lê Minh Đức - Phó Giám đốc Bizfly Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Server hàng đầu Việt Nam: ”Khả năng quản trị đơn giản, thuận tiện cũng là một ưu điểm giúp Cloud Server trở nên hấp dễ dàng tiếp cận và là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay".
Người dùng không cần kiến thức quá nhiều về máy chủ ảo vẫn có thể khởi tạo, sử dụng, nâng cấp phần cứng dễ dàng nhờ sự trợ giúp của các kỹ thuật viên. Ngoài ra, việc sử dụng Cloud Server sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí đầu tư nhờ cơ chế tính phí vô cùng linh hoạt.
“Với khả năng nâng cấp tài nguyên dễ dàng, thuận tiện, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Cloud Server tại Bizfly Cloud thường duy trì sử dụng gói dịch vụ có giá trị nhỏ để tiết kiệm chi phí. Khi có nhu cầu nâng cấp tài nguyên trong thời gian ngắn hoặc lưu lượng truy cập vào website gia tăng đột biến, doanh nghiệp có thể nâng cấp ngay lập tức lên gói cao cấp hơn để đảm bảo việc kinh doanh ổn định. Trong khi với VPS, bạn vẫn sẽ phải chi phí cho phần cấu hình dư thừa không dùng đến.” - ông Đức cho biết thêm.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ