Ưu và nhược điểm của Cloud Server với in-house Server

757
19-06-2020
Ưu và nhược điểm của Cloud Server với in-house Server

Máy chủ bị lỗi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Do đó một trong những quyết định quan trọng nhất đó là lựa chọn sử dụng máy chủ đám mây hay máy chủ vật lý nội bộ. Có rất nhiều điều cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Yếu tố đầu tiên là uptime đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Các giải pháp đám mây có thể đắt hơn một máy chủ nội bộ, nhưng lợi ích của việc ở trong đám mây thì vượt xa chi phí. Ví dụ, một doanh nghiệp trực tuyến phụ thuộc vào các giao dịch dựa trên web sẽ coi uptime là một yếu tố cực kỳ quan trọng; do đó, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả trả nhiều tiền hơn cho một giải pháp dựa trên đám mây để đảm bảo một mức độ uptime nhất định. Các doanh nghiệp khác hoạt động không phụ thuộc vào uptime có thể phù hợp hơn với các thiết lập nội bộ.

Dưới đâyBizfly Cloud sẽ đưa ra một số ưu và nhược điểm của máy chủ đám mây so với máy chủ nội bộ.

In-House Server

Ưu điểm

Nhược điểm

Cung cấp quyền kiểm soát vật lý 

Yêu cầu đầu tư vốn vào phần cứng và cơ sở hạ tầng.

Giữ dữ liệu quan trọng in-house. Bên thứ ba không có quyền truy cập vào thông tin của bạn.

Cần không gian vật lý cho rack hoặc server room/closet, các thiết bị IT chuyên dụng.

Không cần phải kết nối Internet để truy cập dữ liệu.

Dễ bị mất dữ liệu hơn trong các tình huống thảm họa. Việc lấy dữ liệu ra ngoài dẫn đến các rủi ro mất mát.

Hiệu quả hơn về chi phí cho các công ty vừa và nhỏ.

Không đảm bảo uptime hoặc thời gian phục hồi.

Cloud Server

Ưu điểm

Nhược điểm

Không cần phần cứng tại chỗ, không mất chi phí vốn. Rất phù hợp với các công ty có nhu cầu tài nguyên tăng giảm linh hoạt.

Chi phí cho việc phục hồi dữ liệu lớn hơn lợi ích cho các công ty không phụ thuộc vào uptime và phục hồi tức thì.

Thêm được storage khi cần thiết. Các giải pháp tính phí theo hình thức pay-as-you-go dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu).

Sao lưu và khôi phục từ mọi vị trí, mọi thiết bị.

Không thể truy cập nếu không có kết nối internet.

Dữ liệu được sao lưu trên đám mây thường xuyên, giảm thiểu tổn thất dữ liệu trong các tình huống thảm họa. Cải thiện thời gian phục hồi tập dữ liệu nhỏ.

Một lựa chọn khác, mô hình hybrid server cho khả năng bảo mật dữ liệu mạnh mẽ và ưu điểm của cả hai loại hình. Ví dụ, với Bizfly Cloud hybrid, khách hàng có thể sao lưu dữ liệu của họ vào cả máy chủ tại chỗ cũng và đám mây, cung cấp khả năng khắc phục thảm họa và các giải pháp liên tục kinh doanh.

Dưới đây là ví dụ về mô hình Bizfly Cloud hybrid. Client có một onsite server với local backup storage. Nhân viên truy cập desktop,ứng dụng, file, máy in, và email từ văn phòng bằng mạng nội bộ. Đồng thời, dữ liệu được sao lưu dự phòng bằng giải pháp dựa trên đám mây và email trên đám mây với Office 365. Đám mây cho phép nhân viên truy cập tại bất kỳ thời điểm, bất cứ đâu từ mọi thiết bị.

Việc chọn in-house, cloud hay hybrid chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động, mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty muốn truy cập dữ liệu dễ dàng ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, mà không cần phải nâng cấp cơ cấu hạ tầng máy chủ sẽ lựa chọn máy chủ đám mây. 

Các tổ chức muốn giữ dữ liệu quan trọng nội bộ và không cho bên thứ 3 truy cập, có toàn quyền kiểm soát máy chủ vật lý sẽ chọn máy chủ nội bộ. Đối với các tổ chức muốn kết hợp cả hai để giữ các ứng dụng cũ cần trên máy chủ tại chỗ, trong khi phần còn lại của dữ liệu được lưu vào đám mây sẽ lựa chọn mô hình hybrid. Cuối cùng, đối với một số tổ chức, quá trình chuyển đổi không thể được thực hiện ngay lập tức, do đó họ tận dụng môi trường đám mây để bắt đầu quá trình chuyển đổi.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

SHARE