Một số ví dụ nổi bật về điện toán đám mây (Cloud computing)
Cloud computing - điện toán đám mây là một thị trường đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu của Forbes, giá trị điện toán đám mây được dự đoán sẽ tăng từ 67 tỷ đô trong năm 2015 lên 162 tỷ đô đến năm 2020. Với số lượng các doanh nghiệp đang chuyển sang ứng dụng công nghệ đám mây ngày một tăng nhanh, điện toán đám mây đang dần trở thành giải pháp chủ đạo trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống thương ngày. Từ những lá thư điện tử bạn vẫn kiểm tra mỗi ngày cho đến bộ nhớ điện thoại của bạn, tất cả đều được lưu trữ và quản lý bởi điện toán đám mây.
Ứng dụng của điện toán đám mây không chỉ dừng lại ở các email cá nhân hay lưu trữ dữ liệu, mà nhờ khả năng mở rộng linh hoạt điện toán đám mây đã trở thành phương tiện được lựa chọn để phát triển, thử nghiệm và triển khai phần mềm. Các ví dụ về điện toán đám mây nhày nay có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, từ các ứng dụng tin nhắn cho tới video streaming. Sau đây là một số ví dụ và các trường hợp ứng dụng điển hình về điện toán đám mây có thể bạn đã biết hoặc chưa biết. Vì vậy, hãy cùng theo dõi thông tin Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây.
1. Các ứng dụng cần quy mô mở rộng
Điện toán đám mây cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng thông qua các mô hình đăng ký khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ phải trả tiền cho các tài nguyên máy tính mà bạn sử dụng thôi, tức là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Điều này có lợi cho việc ứng phó với các nhu cầu đột biến mà không cần phải đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng máy tính rất tốn kém và có thể thừa thãi.
Netflix là một ví dụ điển hình của việc tận dụng tiềm năng này để tạo ra lợi thế cho riêng mình. Với đặc thù là dịch vụ phát trực tuyến theo yêu cầu, Netflix thương xuyên phải đối mặt với các lượt tải máy chủ tăng mạnh vào các khung giờ cao điểm.
Netflix - dịch vụ xem phim trực tuyến rất được ưa chuộng hiện nay
Việc di chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang hình thức lưu trữ đám mây cho phép các công ty mở rộng đáng kể số lượng khách hàng mà không phải đầu tư vào việc thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng tốn kém.
2. Chatbots
Các tính toán nâng cao và tính năng của công nghệ đám mây cho phép khả năng lưu trữ thông tin về các tùy chọn của người dùng. Nhờ đó tạo ra các khả năng cung cấp giải pháp, thông điệp và sản phẩm tùy chỉnh dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.
Siri, Alexa và Google Assistant - đều là những chương trình thông minh dựa trên các ngôn ngữ lập trình đám mây. Các chatbots này tận dụng khả năng tính toán của công nghệ đám mây để cung cấp các trải nghiệm khách hàng có liên quan đến ngữ cảnh được cá nhân hóa (tức là các trải nghiệm được ghi nhận trong ngữ cảnh cụ thể của từng đối tượng). Khi bạn nói "Hi Siri!" vào lần tới, hãy nhớ rằng có một giải pháp AI (Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo) dựa trên công nghệ đám mây đằng sau nó.
Các ứng dụng thông minh từ AI
3. Các công cụ giao tiếp
Công nghệ đám mây cho phép người dùng truy cập vào các công cụ giao tiếp như email và lịch thông qua mạng. Hầu hết các ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại trực tuyến như Skype và WhatsApp cũng dựa trên cơ sở hạ tầng đám mây. Mọi tin nhắn và thông tin được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ thay vì trên thiết bị cá nhân của bạn. Điều này cho phép bạn truy cập thông tin của mình cho dù là bạn đang ở đâu với kết nối internet.
4. Mở rộng hiệu suất
Các công cụ văn phòng như Microsoft Office 365 và Google Documents cũng là các công cụ ứng dụng điện toán đám mây, cho phép bạn sử dụng các công cụ công nghệ hiệu quả nhất. Bạn có thể làm việc trên các tài liệu, bài thuyết trình hay bảng tính cá nhân ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. Với việc dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, bạn không còn phải lo lắng về các nguy cơ mất dữ liệu trong trường hợp thiết bị của bạn bị đánh cắp, mất hoặc bị hỏng.
Công nghệ đám mây cũng hỗ trợ việc chia sẻ thông tin dữ liệu và cho phép các cá nhân khác nhau làm việc trên cùng một tài liệu tại cùng một thời điểm.
5. Thay đổi quy trình kinh doanh
Nhiều ứng dụng quản lý kinh doanh như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Phần mềm như một Dịch vụ (SAAS) đã trở thành một phương pháp phổ biến để triển khai phần mềm cấp doanh nghiệp.
Salesforce, Hubspot, Marketo, vv là những ví dụ phổ biến của mô hình này. Phương pháp này có lợi thế là hiệu quả về chi phí cũng như hiệu quả cho cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nó bảo đảm việc quản lý, bảo trì và bảo mật quan trọng của tổ chức một cách miễn phí các tài nguyên kinh doanh và cho phép bạn truy cập các ứng dụng này một cách thuận tiện thông qua trình duyệt web.
6. Ứng dụng trong các mạng xã hội
Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter và nhiều trang web mạng xã hội khác đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Các trang web mạng xã hội được thiết kế để tìm kiếm những người bạn đã biết hoặc muốn biết. Trong quá trình tìm kiếm, rất nhiều thông tin cá nhân được chia sẻ. Và dĩ nhiên , nếu bạn đang chia sẻ thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội thì bạn không chỉ chia sẻ thông tin với bạn bè mà còn với những người đã xây dựng nên nền tảng đó. Điều này có nghĩa là nền tảng đó sẽ cần một giải pháp lưu trữ đủ mạnh để quản lý và lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực – lúc này, ứng dụng từ công nghệ đám mây trở nên quan trọng cấp thiết.
Công nghệ đã cung cấp các giải pháp nhiều cho các công ty cũng như các cá nhân. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ uy tín để giúp bạn tận dụng được tối đa những lợi thế của công nghệ đám mây thì Bizfly Cloud là một đối tác xứng đáng để tin tường. Chúng tôi đã phát triển nhiều dịch vụ tiện ích trên nền tảng điện toán đám mây phổ biến như máy chủ ảo đám mây tốc độ cao Cloud Server, mạng phân phối nội dung (CDN) ... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và bắt đầu những dự án đầy tham vọng của bạn.
Lược dịch: www.newgenapps.com
Có thể bạn quan tâm: 8 Xu hướng Điện toán đám mây
Bizfly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo Bizfly Cloud Server có thể truy cập tại đây.