7 yêu cầu quan trọng khi muốn xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud riêng cho doanh nghiệp

1603
01-09-2021
7 yêu cầu quan trọng khi muốn xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud riêng cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp khi muốn xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud cho riêng mình cần phải có một số hiểu biết nhất định về công nghệ điện toán đám mây Cloud đồng thời phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi áp dụng vào hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp mình. Trong bài viết này, BizFly Cloud sẽ đưa ra những yêu cầu quan trọng nhất khi muốn tiến hành công việc này. Các bạn cùng theo dõi nhé.

Khả năng hỗ trợ tính không đồng nhất của hệ thống

Đối với những đơn vị mới bắt đầu sử dụng các dịch vụ đám mây thường chọn những phương án dựa trên các giải pháp phổ thông và nguồn mở như các bản distribution nguồn mở (CentOS) và các hệ thống x86 chạy Xen. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp lớn hơn khi xây dựng nền tảng đám mây sẽ có những yêu cầu xung quanh cả hệ thống phổ thông và độc quyền.

Trong khi các giải pháp quản lý đám mây ngoài việc tận dụng các phần cứng, ảo hóa và phần mềm còn phải hỗ trợ cơ sở hạ tầng hiện có của một trung tâm dữ liệu. Ví dụ như nếu công ty không hỗ trợ các công nghệ từ Cisco, Red Hat, NetApp, EMC, VMware và Microsoft thì không thể nào cung cấp được sản phẩm đám mây phù hợp với nhu cầu của trung tâm dữ liệu. 

Vì vậy việc xem xét đến khả năng hỗ trợ tính không đồng nhất của hệ thống khi muốn tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud của doanh nghiệp là một việc làm tiên quyết và vô cùng quan trọng.

Khả năng quản lý dịch vụ tối đa

Xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud phải đi kèm với khả năng quản lý dịch vụ tối đa. Các quản trị viên phải có những công cụ đơn giản nhưng có hiệu quả cao để xác định và đo lường các dịch vụ. Cho dù đám mây là private hay public thì dịch vụ cung cấp phải tập hợp được các dịch vụ và ứng dụng được định lượng mà người dùng cuối có thể sử dụng thông qua nhà cung cấp.

Khi tiến hành thiết lập các dịch vụ cần phải đảm bảo và quản lý tài nguyên hợp lý, đồng thời cần đưa ra những quy tắc đo lường sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra phải duy trì việc thanh toán theo chu kỳ. Kho dịch vụ dựng sẵn cần được kết hợp với chức năng quản lý dịch vụ để người dùng cuối có thể triển khai và quản lý một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khối lượng công việc một cách tự động

Khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud, đám mây cần phải có nhận thức về nguồn tài nguyên và khối lượng công việc để có thể phân phối tài nguyên theo nhu cầu hiệu quả nhất. Ngoài ra đám mây cũng phải có khả năng co giãn để luôn đáp ứng được các cam kết dịch vụ (SLA). Việc ảo hóa không chỉ đối với trung tâm xử lý và bộ nhớ mà còn phải được tiến hành cho tất cả các thành phần khác của trung tâm dữ liệu.

Sau khi trừu tượng hóa và triển khai, các giải pháp quản lý cần phải có khả năng tạo ra được các chính sách xung quanh các workload (khối lượng công việc) để đảm bảo hiệu suất và hiệu năng tối đa khi dữ liệu được đưa đến hệ thống chạy trên đám mây. Khi hệ thống đạt đến mức độ tối đa về nhu cầu tài nguyên thì khả năng quản lý này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Lúc này, muốn đảm bảo được các cam kết dịch vụ (SLA) đã đề ra thì hệ thống phải có khả năng dành sự ưu tiên đến các thành phần và tài nguyên đang hoạt động một cách tự động (dynamically prioritize) dựa trên các cấp độ ưu tiên về kinh doanh của các workload khác nhau.

Đảm bảo độ tin cậy, bảo mật và tính sẵn sàng của hệ thống

Xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud phải luôn hỗ trợ các yêu cầu của người dùng cuối. Bởi vì cho dù các developer chỉ đang sử dụng đám mây để tạo prototype và thử nghiệm cho các dịch vụ hay ứng dụng mới thì người dùng luôn hy vọng nó hoạt động tốt từng giờ, từng phút.

Xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud phải luôn đáp ứng được tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống ở chỗ đám mây phải luôn có khả năng hoạt động tiếp tục khi dữ liệu vẫn còn trong trung tâm dữ liệu ảo cho dù có xảy ra lỗi ở một hoặc nhiều thành phần nào đó trong Cloud.

Trong quy trình và kiến trúc hoạt động của đám mây phải được tích hợp tính bảo mật và tính năng đa khách hàng (multi-tenancy) vì hầu hết các đám mây đều xử lý các tập tài nguyên (resource pool) được chia sẻ trên nhiều nhóm cả bên trong và bên ngoài đám mây đó.

Cơ sở hạ tầng phải được tích hợp với các công cụ quản lý trung tâm dữ liệu

Bất cứ một trung tâm dữ liệu nào cũng cần có các công cụ cấp phát tài nguyên, chăm sóc khách hàng, quản lý hệ thống, thư mục, thanh toán, bảo mật…Các giải pháp quản lý điện toán đám mây không thể nào thay thế các công cụ này nên khi xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud phải tích hợp với các công cụ quản lý trung tâm dữ liệu. Việc này được làm bằng cách tích hợp các API vào các hệ thống vận hành, bảo trì quản trị và cung cấp (OAM & P) hiện có của trung tâm dữ liệu. 

Đảm bảo tính hiển thị và vấn đề báo cáo

Để triển khai các dịch vụ đám mây thành công thì nhu cầu quản lý dịch vụ từ hiệu suất, cấp độ dịch vụ và khía cạnh báo cáo là quan trọng nhất. Nếu không có cơ chế báo cáo mạnh mẽ và khả năng hiển thị không được đảm bảo thì sẽ rất khó khăn trong việc quản lý các cấp dịch vụ khách hàng, hiệu xuất hệ thống, tính tuân thủ và chức năng thanh toán. 

Ngoài ra, xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud phải đảm bảo hoạt động của trung tâm dữ liệu ở mức độ hiển thị và báo cáo chi tiết cao để tính tuân thủ, bảo mật, thanh toán và hoàn phí, cũng như các công cụ khác đạt hiệu quả cao nhất. 

Đơn giản hóa giao diện quản trị viên, developer và người dùng cuối

Các dịch vụ dựa trên đám mây có được thuộc tính và thành quả chính từ việc các cổng tự phục vụ và mô hình triển khai đã che đi sự phức tạp của dịch vụ đám mây khỏi người dùng cuối. Phần lớn công việc quản lý đã được giảm tải cho người dùng cuối. Người dùng có thể nhanh chóng chạy dịch vụ của họ vì họ có thể quản lý trung tâm dữ liệu ảo, quản lý lưu trữ ảo, tài nguyên mạng, các node xử lý và truy cập thư viện image một cách dễ dàng thông qua các self-service portal.

Tương tự như người dùng cuối, các quản trị viên, developer cũng cần phải được cấp giao diện quản trị đơn giản khi xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud. Tốt nhất là phải cung cấp dashboard quan sát duy nhất để có thể quan sát và quản lý được tất cả các tài nguyên vật lý, templates, các instance của máy ảo, các dịch vụ và danh sách người dùng đám mây. Ngoài ra, toàn bộ những tính năng này cũng cần phải có khả năng hoán đổi được với các developer và third-party thông qua các API phổ biến bên trên các interface lõi.

Trên đây là 7 yêu cầu quan trọng cần lưu ý khi bạn đang muốn xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud cho riêng doanh nghiệp mình. Trước khi muốn áp dụng các giải pháp điện toán đám mây vào hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp mình để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian và chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud về cả máy móc và con người thì có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ 3. 

BizFly Cloud là đơn vị cung cấp các giải pháp điện toán đám mây uy tín nhất Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud cho riêng doanh nghiệp là một việc làm phức tạp và đòi hỏi rất nhiều kinh phí và nguồn lực. Vì vậy giải pháp an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất là sử dụng các dịch vụ có sẵn trên hệ thống BizFly Cloud. Nếu bạn cần xây dựng cơ sở hạ tầng Cloud cho riêng doanh nghiệp mình, chúng tôi sẽ có đội ngũ kỹ thuật lành nghề và nhiều kinh nghiệm sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu cho bạn. Chúc bạn thành công.  

SHARE