Digital platform và các mô hình giúp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là digital marketing thì không thể không biết digital platform là gì. Digital platform hay nền tảng kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu khái niệm, ứng dụng và các loại của digital platform nhé!
Hiểu đúng Digital platform là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu thế nào là platform. Trong tiếng Việt nó có nghĩa là nền tảng kết nối. Nói đến platform trong kinh doanh là nói đến hệ thống giúp khách hàng và nhà sản xuất có thể dễ dàng tương tác, trao đổi và tạo ra giá trị cho nhau. Chẳng hạn như chợ truyền thống, sàn chứng khoán cũng là các dạng platform giúp kết nối người bán và người mua. Hay như Grab, một platform công nghệ nổi tiếng giúp nối kết tài xế và người cần di chuyển…
Có lẽ bạn đã phần nào hình dung digital platform là gì rồi đúng không. Digital platform còn được gọi là nền tảng (kỹ thuật) số, là một hệ thống sử dụng nhiều công cụ digital khác nhau như mạng xã hội, email, mobile,… để có thể tiếp cận nhiều nhất tới khách hàng mục tiêu. Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tương tác, phản hồi, góp ý với doanh nghiệp để cải thiện sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Không giống với các nền tảng khác, Digital Platform là nền tảng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ nhằm tương tác với người tiêu dùng ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ đó giúp gắn kết, xây dựng thương hiệu và tăng cường trải nghiệm cho khách hàng…
Ứng dụng Digital Platform trong Marketing
Nền tảng Marketing đa kênh (Omni Channel Marketing Platform)
Omni channel Marketing hiện nay đang là một xu hướng làm marketing phổ biến. Omni channel được định nghĩa là việc thực hiện marketing một cách nhất quán trên tất cả các kênh giao tiếp, phương tiện truyền thông hay nói cách khác là ở mọi nơi có khách hàng tiềm năng. Và digital platform với nhiều nền tảng như website, social media, mobile, email… sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai marketing đa kênh một cách nhất quán và liên tục trên tất cả các phương tiện kỹ thuật số. Từ đó giúp quá trình mua hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
Nền tảng quản lý người tiêu dùng trung thành (Digital Membership Management Platform)
Khi khách hàng tiếp xúc với các nền tảng của digital platform như website, mạng xã hội, game… tất cả thông tin, hành vi của người dùng đều đã được lưu lại. Thông qua hệ thống dữ liệu đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thấu hiểu, tìm được insight khách hàng. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra các chiến dịch marketing phù hợp với từng khách hàng một. Từ đó tạo được sự trung thành nơi khách hàng.
Nền tảng Automation Marketing - Automation Marketing Platform
Một ứng dụng khác của digital platform là sử dụng các phần mềm giúp tự động hóa các quy trình marketing vốn phải thực hiện thủ công như quản lý chiến dịch marketing, thăm hỏi, chăm sóc khách hàng... Ứng dụng này giúp cho quá trình tiếp thị trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Website Analytic & Optimization Platform
Các công cụ phân tích dữ liệu website rất đa dạng nhưng nổi bật nhất là Google Analytics. Đây là một công cụ của digital platform giúp phân tích mọi hành vi khách hàng trên website từ những cú click chuột cho đến thời gian ở lại trang web... Tất cả giúp cho doanh nghiệp tối ưu website của mình tốt hơn, cũng như giúp trang web mang lại nhiều đơn hàng hơn cho công ty.
Online Graphic/Animated Design Platform
Ngày nay muốn tiếp cận với khách hàng, doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều hình ảnh hấp dẫn, thu hút. Do đó nhu cầu thiết kế hình ảnh nhanh chóng và đẹp mắt ngày càng gia tăng. Vậy những nền tảng giúp thiết kế ảnh trên digital platform là gì? Các trang web design, cung cấp ảnh online như Canva, Giphy, Designbold,… đang ngày càng được nhiều người lựa chọn cho chiến dịch marketing của mình.
Hoạt động cộng đồng - Community Action Platforms
Một ứng dụng khác của digital platform là giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ý nghĩa. Dựa trên nên tảng kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể tạo ra những hoạt động nhân văn giúp hỗ trợ cộng đồng, xã hội và nhờ đó pr cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như chương trình một bài share của người dùng trên Facebook giúp doanh nghiệp trồng một cây xanh bảo vệ môi trường…
Tìm kiếm sáng kiến trong cộng đồng - Crowdsourcing Platforms
Digital platform còn giúp doanh nghiệp kích thích khách hàng đóng góp ý tưởng cho sản phẩm, chiến dịch của mình. Chẳng hạn như trang web MyStarbucksIdea.com đã giúp khách hàng của Starbucks đóng góp hàng ngàn ý tưởng cho thương hiệu để họ cải thiện dịch vụ của mình…
Trải nghiệm thương hiệu - Brand Experience Platforms
Digital platform tạo nền tảng cho sự kết nối trực tiếp giữa thương hiệu với khách hàng thông qua các công cụ digital. Chẳng hạn nhiều nhãn hàng tổ chức livestream trên Facebook để giới thiệu, dùng thử sản phẩm cho khách hàng xem. Người xem có thể bình luận và được giải đáp thắc mắc trên chính livestream đó…
Social CRM Platforms
Digital platform giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng (CRM) dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn thông qua các nền tảng Social. Chẳng hạn, các group, fanpage trên Facebook của doanh nghiệp giúp khách hàng thuận tiện trao đổi, yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn thông qua hình thức comment, gửi tin nhắn…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được digital platform là gì cũng như những ứng dụng tuyệt vời của nó trong kinh doanh và marketing.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 14 chiến lược Digital Marketing tối ưu cho Thương mại điện tử
BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.