Điện toán đám mây và Điện toán biên - Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi hạ tầng công nghệ
Cho tới nay, trong giới công nghệ, điện toán đám mây không phải là một khái niệm mới, nhưng so với người dùng nói chung thì nó vẫn còn xa lạ và khó mường tượng. Trong kinh doanh, điện toán đám mây mang đến những đóng góp quan trọng giúp các công ty thúc đẩy mở rộng và đa dạng dịch vụ trên mọi quy mô. Không có gì ngạc nhiên khi 85% công ty tin rằng, việc sử dụng đám mây là điểm tất yếu của sự đổi mới doanh nghiệp. Giữa bối cảnh đại dịch COVID-9 bùng nổ, đám mây đã đạt được những bước phát triển riêng, cho phép hàng triệu công ty trên toàn thế giới có thể duy trì hoạt động ổn định trong khi nhân sự đều đang ở nhà.
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu các khái niệm mới như điện toán biên (Edge Computing) thường xuyên được nhắc đến và đem ra thảo luận cùng với điện toán đám mây (Cloud Computing), theo hướng mỗi mô hình là nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ duy nhất được thiết lập cho hệ thống. Tuy nhiên, việc sử dụng cái này không loại bỏ khả năng sử dụng cái kia, có nghĩa là doanh nghiệp có thể tích hợp cả hai phục vụ nhu cầu của mình. Một số người tin rằng, điện toán biên sớm muộn sẽ thay thế điện toán đám mây. Nhưng thực tế không phải vậy. Cả hai công nghệ đều có những vai trò quan trọng và dễ phân biệt trong hệ sinh thái CNTT.
Tuy vậy nhưng có những trường hợp sử dụng điện toán biên có lợi thế hơn so với điện toán đám mây truyền thống, đặc biệt trong thời kỳ gia tăng chưa từng có về nhu cầu làm việc từ xa. Các vấn đề mới phát sinh đòi hỏi doanh nghiệp cần giải quyết về độ trễ, dung lượng truyền tải và bảo mật. Vậy, những vấn đề sẽ diễn ra như thế nào?
Giảm tải băng thông
Khi so sánh giữa điện toán đám mây với điện toán biên thì sự khác biệt là quá trình xử lý dữ liệu diễn ra ở đâu và như thế nào. Với đám mây, dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở vị trí trung tâm (thường là trung tâm dữ liệu), trong khi điện toán biên xử lý dữ liệu gần nguồn hơn.
Không thể phủ nhận sự xuất hiện của hàng loạt công nghệ mới như IoT, 5G, wearables và AR đã làm giàu lên nguồn dữ liệu trên toàn thế giới với lượng data được tạo ra gần với người dùng hoặc ở rìa hệ thống mạng (edge of the network). Hơn nữa, xu hướng làm việc từ xa cũng làm tăng thêm điều này khi càng có nhiều thiết bị cố gắng truy cập vào mạng công ty từ bên ngoài văn phòng. Bản thân nền tảng điện toán đám mây cho khả năng tính toán và lưu trữ trực tuyến đáng kể, tuy nhiên với sự giảm tải băng thông mạng, nó yêu cầu một loại cơ sở hạ tầng khác - đây là lúc điện toán biên xuất hiện.
Việc tái thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT để đáp ứng nhu cầu này có thể tốn kém chi phí và tốn nhiều tài nguyên của doanh nghiệp. Với điện toán biên, doanh nghiệp không cần tách và thay thế cơ sở hạ tầng. Điện toán biên cho phép các công ty xử lý dữ liệu ở biên, giảm tải trên đám mây. Cùng với các trung tâm dữ liệu biên , nó có thể xử lý dữ liệu cục bộ, thay vì đưa tất cả lên đám mây trung tâm, từ đó giải phóng đám mây giúp các ứng dụng kinh doanh hoạt động nhanh hơn.
Giải quyết bài toán độ trễ
Bản chất của đám mây là thông tin được chuyển tiếp trở lại trung tâm dữ liệu, xử lý tại đây và sau đó gửi trở lại biên của mạng nơi có thiết bị kết nối. Điều này cần thời gian để dữ liệu di chuyển qua lại và có thể gây ra độ trễ. Độ trễ trở thành thách thức và trở ngại cho những người làm việc đặc biệt từ xa.
Ví dụ, với các nhân viên làm việc nhiều qua các video conferencing (hội nghị trực tuyến) và yêu cầu kết nối thời gian thực cao. Hoặc, các nhân viên kho phải làm việc từ xa, họ sử dụng kính thông minh AR để hỗ trợ việc chọn, phân loại, quản lý hàng tồn kho hay nhận hàng thì độ trễ của đường truyền mạng sẽ là trở ngại lớn khi thực thi công việc.
Tựu chung, với xu hướng làm việc từ xa ngày càng gia tăng, độ trễ của hệ thống mạng sẽ cản trở đáng kể đến hiệu suất của nhân viên và thậm chí gây ra lỗi liên tục, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điện toán biên cung cấp một giải pháp cho vấn đề này bằng cách chuyển vị trí xử lý dữ liệu gần hơn với thiết bị kết nối ở rìa mạng, loại bỏ độ trễ và do đó giảm tỷ lệ lỗi do độ trễ gây ra.
Bảo mật và quyền riêng tư
Khi ngày càng có nhiều người làm việc từ xa thì lượng dữ liệu được truy cập từ bên ngoài sẽ tăng lên. Điều này mang đến cho bọn tội phạm mạng cơ hội lớn hơn để xâm nhập vào dữ liệu của công ty và sử dụng trái phép thông tin bên trong. Với điện toán biên, dữ liệu được lọc và xử lý cục bộ, thay vì gửi đến trung tâm dữ liệu, hạn chế được sự xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống nguồn thông qua đám mây. Nếu việc truyền tải dữ liệu nhạy cảm giữa các thiết bị và đám mây ít hơn, cũng đồng nghĩa rằng bảo mật cao hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của họ.
Covid-19 đã thay đổi bối cảnh làm việc, buộc các nhà quản lý cần phải xem xét lại chiến lược làm việc từ xa của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, đám mây cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức một cách an toàn. Tuy nhiên, như đã nhắc đến, có những trường hợp mà điện toán biên giúp giảm băng thông, tăng tốc độ mạng và chống lại các mối lo ngại về bảo mật.
Lựa chọn điện toán đám mây hay điện toán biên không phải là công việc chọn một trong hai. Cả hai công nghệ đều có mục đích và cách sử dụng khác nhau, và dự báo sẽ tiếp tục nắm giữ những vai trò quan trọng khác trong tương lai. Khi mà làm việc từ xa trở thành tiêu chuẩn mới của doanh nghiệp, lúc này cơ sở hạ tầng mạng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cần tích hợp cả hai.
Tham khảo Techradar.com
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud