Cách tận dụng tối đa CDN cho doanh nghiệp

1181
16-02-2022
Cách tận dụng tối đa CDN cho doanh nghiệp

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thì cơ sở hạ tầng đám mây và tối ưu hoá hiệu suất web được xem là phương tiện tiên quyết để các công ty phần mềm xây dựng sản phẩm để nhắm mục tiêu của mình đến với lượng lớn người dùng.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tận dụng tối đa CDN dẫn đến tình trạng như thời gian ngừng hoạt động tăng cao, tải chậm, chi quá nhiều tiền cho đám mây nhưng hiệu xuất SEO lại thấp. Vậy làm cách nào để có thể tận dụng tối đa CDN giúp những khó khăn trên được giải quyết kịp thời? Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây.

Ngoài ra trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc lập kế hoạch sử dụng CDN đòi hỏi cần có chuyên môn về kỹ thuật cũng như đi chứng minh hiệu quả của CDN với các dự án mới của bạn.

Lựa chọn chiến lược nhiều CDN

Có thể nói chiến lược nhiều CDN sẽ chuyển hướng người dùng có điều kiện đến những CDN khác nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào logic cũng như mục đích kinh doanh của riêng doanh nghiệp.

Việc chuyển đổi CDN có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng hệ thống DNS. 

Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến lựa chọn thiết lập nhiều CDN có thể bao gồm, tính khả dụng, vị trí địa lý hoặc  loại lưu lượng truy cập. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài chiến lược CDN để bạn có thể tận dụng tối đa các hoạt động CDN của mình như:

Những chiến lược Multi CDN 

Static: Là chiến lược cơ bản của thiết lập nhiều CDN. Trong đó, bản ghi DNS sẽ được sửa đổi để trỏ đến các CDN khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung mà người dùng cuối yêu cầu.

Round Robin: Với chiến lược này, các yêu cầu của người dùng sẽ được chia sẻ giữa những CDN đã có sẵn trước đó. Cân bằng tải Round Robin sẽ xoay vòng các yêu cầu giữa các CDN có sẵn.

Weighted Round Robin: Trong chiến lược này, bạn đặt tỷ lệ phân bổ tải giữa các CDN có sẵn của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt các điều kiện cho chiến lược bằng tỷ lệ có trọng số như: vị trí địa lý, ISP,...

Có nên có cả CDN và bộ cân bằng tải không?

Chắc hẳn bạn đã biết CDN và bộ cân bằng tải sẽ có những điểm tương đồng cũng như những điểm khác nhau. Nhưng nếu câu hỏi đặt ra là “có nên có cả CDN và bộ cân bằng tải không?” thì đáp án là Có.

Bởi vì để tối ưu hoá việc phân phối lưu lượng ứng dụng trong máy chủ web bạn cần bộ cân bằng tải. Còn CDN lại chỉ tối ưu hoá ứng dụng ở các khu vực bị tắc nghẽn mà thôi.

Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần sử dụng đến bộ cân bằng tải trong các thiết lập nhiều CDN. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bộ cân bằng tải mà không cần dùng đến CDN. Chính bạn sẽ là người quyết định sử dụng CDN và Load Balancer độc lập hay tích hợp cả hai. 

CDN và hiệu suất trang web

Cách tận dụng tối đa CDN cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Trang web khi có CDN và khi không có CDN

Hiệu suất trang web chính là yếu tố giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu. Theo một số nghiên cứu, khách hàng truy cập lần đầu vào trang web có thực hiện quyết định mua hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu suất của trang web.

Vì vậy trong trường hợp này, CDN đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu suất website. Việc sử dụng CDN cho các ứng dụng web có thể làm giảm thời gian tải trang, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về CDN nào phù hợp nhất bạn cần cân nhắc lựa chọn trên 2 yếu tố đó là: chi phí và tính khả dụng. 

CDN và bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm liên quan đến vị trí lưu trữ tạm thời cho các tệp hoặc nội dung web. Những tệp lưu trữ web như HTML, Javascript, Hình ảnh, nội dung,... đều sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ đệm.

Trình duyệt web được lưu trữ trên bộ nhớ đệm để dễ dàng thực hiện các truy cập và không làm giảm độ trễ của máy chủ. 

CDN và WAF

Tường lửa ứng dụng web WAF (Web Application Firewall) là một trong những công nghệ không nên bỏ qua khi thiết kế kiến trúc đa CDN.

WAF được sử dụng như một biện pháp giúp cho web của bạn tránh được những cuộc tấn công từ hacker. Bằng cách chặn các yêu cầu của tin tặc trong máy chủ proxy trước khi được gửi đến máy chủ gốc nơi lưu trữ nội dung web của bạn.

Tuy nhiên để lựa chọn CDN phù hợp với WAF bạn cần thiết lập chính sách WAF và liên kết chúng với CDN mà bạn mong muốn. 

Cách tận dụng tối đa CDN cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

CDN và DNS

DNS sẽ giữ các bản ghi của máy chủ tên miền và có trách nhiệm liên kết tên miền với địa chỉ IP của máy chủ web. Có thể thấy DNS đóng một vai trò rất lớn trong công nghệ internet.

Lựa chọn nhà cung cấp CDN tốt nhất

Khi đã hiểu được những lợi ích của CDN mang lại cho doanh nghiệp thì bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là lựa chọn nhà cung cấp. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một vài những thông số cần thiết để có thể lựa chọn được đối tác cung cấp tối nhất như; phạm vi địa lý, lưu trữ CDN, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tích hợp,...

Tại Việt Nam, Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. 

Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, Bizfly Cloud có khả năng giúp doanh nghiệp lập mô hình lưu lượng truy cập và các request, sau đó xác định CDN nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Đăng ký tư vấn và trải nghiệm miễn phí Bizfly CDN tại đây: https://bizflycloud.vn/cdn

Kết luận

Chúng tôi tin rằng những thông tin được chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về việc làm sao để có thể tận dụng CDN cho doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Ngoài ra, Bizfly Cloud cũng sẵn sàng trở thành nhà cung cấp CDN của bạn với mục tiêu phục vụ một cơ sở dữ liệu ngày càng lớn.

Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích cho riêng mình nhé!

SHARE