14 chiến lược Digital Marketing tối ưu cho Thương mại điện tử

2008
14-10-2020
14 chiến lược Digital Marketing tối ưu cho Thương mại điện tử

Theo Bizfly Cloud tìm hiểu dẫu rằng, chúng ta đang sống trong thời đại số nơi khách hàng ngày càng ưu tiên sử dụng các loại hình dịch vụ trực tuyến. Thế nhưng các trang thương mại điện tử vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khách hàng thì có hàng triệu lựa chọn mua sắm khác nhau và cuộc cạnh tranh không còn chỉ giới hạn trong các trung tâm mua sắm mà đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu. 

Hơn thế nữa, Google phát triển nhiều tính năng mới, cho phép người dùng đối sánh giá của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng, nhanh chóng trước khi truy cập tới trang chủ của bạn.

Giữa bối cảnh kỹ thuật số thay đổi từng giây từng phút mỗi ngày, đây là 14 chiến lược Digital Marketing giúp Doanh nghiệp nắm bắt thị phần trong cuộc chiến thương mại điện tử có biên độ doanh thu hàng năm lên tới 2,8 ngàn tỷ đô la.

Tăng cường dùng hình ảnh trực quan minh họa cho sản phẩm

Ngày nay khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng mong muốn có những góc nhìn trực quan nhất về sản phẩm như khi tận mắt trải nghiệm tại cửa hàng. Lúc này, việc đa dạng hóa hình ảnh sản phẩm giúp doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, một cách chi tiết nhất.

Digital-marketing 2

Tăng cường dùng hình ảnh trực quan minh họa cho sản phẩm

Các công nghệ hình ảnh 3D, VR/AR là giải pháp hữu dụng cho doanh nghiệp. Chúng giúp khách hàng có những góc nhìn đa chiều cùng trải nghiệm linh hoạt chỉ qua thiết bị số. Qua đó, cũng tăng mức độ tương tác và nâng cao trải nghiệm mua sắm. Theo Four Source, khách hàng của họ đã tăng doanh số bán hàng từ 25% đến 30% khi sử dụng hình ảnh 3D mô phỏng sản phẩm trên gian hàng TMĐT.

Sử dụng nội dung dạng Video

Theo HubSpot thống kê, 81% người dùng cho rằng truyền tải thông tin qua video có độ tin tưởng cao hơn các nội dung khác. Không phải mọi sản phẩm đều có thể triển khai video nhưng nếu có một khía cạnh thông tin có thể khai thác được, hãy tận dụng nó và thể hiện nó bằng video. Bạn có thể cho khách hàng thấy sản phẩm của mình được sản xuất với công nghệ tốt như thế nào hoặc đơn giản chỉ là những ứng dụng không ngờ tới của sản phẩm trong cuộc sống.

Tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Có thể bạn không ngờ rằng, AI có thể tạo ra tác động đáng kể đến doanh số trên kênh TMĐT của bạn. Nó có khả năng thu thập thông tin khách hàng và dự đoán chính xác hành vi khách hàng dựa trên lịch sử truy cập. Đồng thời, AI cung cấp báo cáo về các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát và tỷ lệ tương tác giúp đánh giá hiệu quả của trang web và cách mọi người sử dụng nó như thế nào.

Digital-marketing 3

Tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Từ data thu thập được, doanh nghiệp có dữ kiện để cải thiện trang web của mình và có những đổi mới nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như lòng trung thành khách hàng. Trải nghiệm khách hàng càng tốt, họ sẽ ưu tiên quay lại, giới thiệu sản phẩm của bạn cùng đánh giá tích cực tới người thân/bạn bè của họ. Lúc này, doanh nghiệp có thể tập khách hàng tự nhiên mà không mất một đồng quảng cáo.

AI có những thuật toán giúp dự đoán sản phẩm mà khách hàng có thể muốn mua, giúp trải nghiệm mua sắm online dễ dàng hơn. AI cũng quyết định sản phẩm nào khách hàng đang có nhu cầu hoặc hấp dẫn họ nên bày lên trước và đặt vị trí trung tâm. Bạn cũng có thể sử dụng AI để cải thiện dịch vụ hậu cần nhằm mang lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng từ khi mua hàng đến khi giao hàng.

Tạo các bộ lọc sản phẩm nâng cao

Khách hàng không có kiên nhẫn để xem hết sản phẩm này đến sản phẩm khác trên trang web của bạn. Đặc biệt khi bạn cung cấp rất nhiều sản phẩm, các bộ lọc nâng cao là tính năng phải có giúp trải nghiệm mua hàng của khách hàng được thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Xem xét cho thấy, 42% các website TMĐT lớn không sử dụng tính năng lọc nâng cao, và bạn có thể tạo lợi thế cạnh tranh khi tạo các bộ lọc với nhiều thuộc tính chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm đang cần.

Digital-marketing 4

Tự động hóa với Chatbots

Tự động hóa với Chatbots

Chatbots có thể là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua các kịch bản có sẵn, Chatbots giải đáp truy vấn từ khách hàng, giúp quá trình mua sắm dễ dàng hơn nhiều mà không mất thời gian chờ đợi admin phản hồi.

Những bot nhỏ thân thiện này giúp doanh nghiệp trò chuyện với khách hàng như một con người thật và từ đó mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tác động đáng kể tới quyết định mua hàng.

Chatbots không chỉ đại diện dịch vụ khách hàng xuất sắc. Nó cũng trở thành nhân viên bán hàng tuyệt vời. Nó sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các thông tin về loại sản phẩm, mẫu có sẵn/hết hàng, chương trình chiết khấu hoặc ưu đãi.

Đưa ra các phương án giao hàng linh hoạt

45% khách hàng trực tuyến từ bỏ giỏ hàng khi các lựa chọn giao hàng không phù hợp với nhu cầu của họ. Người dùng muốn trả tiền và nhanh chóng nhận sản phẩm của họ đặt. Đồng thời, họ cũng muốn biết nếu không cần nhận ngay bây giờ, họ có lựa chọn khác giúp tiết kiệm chi phí giao hàng không.

Lúc này, doanh nghiệp cần có những chính sách tối ưu về tốc độ giao hàng nhưng vẫn ưu tiên đến mức giá giao hàng tới khách hàng.

Giảm tình trạng bỏ qua giỏ hàng

Như đã đề cập ở trên, nhiều khách hàng có thể bỏ qua giỏ hàng khi đi đến bước thanh toán vì nhận thấy các tùy chọn giao hàng không phù hợp với nhu cầu của họ. Hơn 69% lượt bỏ qua liên quan trực tiếp đến các khoản phí bổ sung như vận chuyển. Và các lý do khác như: quy trình thanh toán, cần thiết lập tài khoản và hiệu suất trang web kém (tải chậm hoặc từ chối dịch vụ).

Digital-marketing 5

Giảm tình trạng bỏ qua giỏ hàng

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm tỷ lệ bỏ đơn hàng là sử dụng Email chăm sóc. Khi ai đó từ bỏ giỏ hàng, bạn có thể gửi email với những nội dung khuyến khích khách hàng hoàn thành giao dịch. Theo Sales Cycle, 50% email chăm sóc được mở và gần 30% khách hàng quay lại hoàn thiện đơn hàng.

Tạo đòn bẩy mua hàng với "Wish List - Danh sách mong muốn"

Trên thực tế, khách hàng thường thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng lại chần chừ chưa quyết định mua ngay. Những danh sách mong muốn này chính là dữ liệu khổng lồ giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu chính xác của khách hàng. Sau đó, các email được cá nhân hóa gửi đến cho khách hàng cùng các thông tinkích thích họ hoàn thiện đặt hàng. Một số đề xuất nội dung như: Giảm giá, voucher, số lượng hàng có sẵn, thanh lý…tạo cảm giác cấp bách, buộc khách hàng phải đặt hàng ngay.

Khuyến khích tạo nội dung do người dùng tạo (UGC)

UGC là nội dung do người dùng tạo, sẽ cung cấp cho khách hàng mới tham khảo những trải nghiệm thực tế của khách hàng đã mua sản phẩm. Theo Salesforce, 54% khách hàng bị thuyết phục bởi một đánh giá của người dùng khác hơn các nội dung quảng cáo cho chính doanh nghiệp cung cấp.

Dưới đây là hai trong số những cách dễ nhất để tận dụng UGC:

    - Sử dụng hashtag liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu trên tất cả các mạng xã hội

    - Cung cấp tính năng đánh giá trên website để khách hàng dễ dàng tham khảo


Thân thiện với thiết bị di động

Theo Outerbox, 7% người dùng mobile đã mua hàng online thông qua điện thoại của họ trong vòng 6 tháng trước khi được khảo sát. Điều này có nghĩa là, trang web của bạn phải thân thiện với cả thiết bị di động.

Bạn có thể lưu ý một số điều chỉnh như:

- Ghim giỏ hàng tại một vị trí hiển thị thuận lợi để khách hàng không phải cuộn lên - xuống để tìm

- Đặt các nút "thêm vào giỏ hàng" ở vị trí tiện dụng để khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ ngay khi có nhu cầu

Theo Adweek, Google nhận thấy 73% người tiêu dùng sẽ rời bỏ khi trải nghiệm mobile không thân thiện khi sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm hoặc mua hàng.

Điều này cũng không có nghĩa rằng bạn buộc phải phát triển một ứng dụng riêng cho trang TMĐT của mình, nhưng việc nhận thức được cách khách hàng mua sắm trên trang của mình như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế giao diện tối ưu hơn.

Cá nhân hóa

Bằng cách hiểu khách hàng của mình, bạn có thể dự đoán họ muốn gì và ở đâu một cách chắc chắn. Tất cả những thông tin này giúp doanh nghiệp tối ưu sản phẩm và hệ thống để khách hàng có được trải nghiệm mua sắm dễ dàng hơn.

Phần quan trọng của cá nhân hóa khách hàng là phương pháp tiếp cận địa phương khiến khách hàng cảm thấy như ở nhà. Cá nhân hóa và bản địa hóa cũng có thể được tận dụng các mùa. Bạn có thể cho khách khách hàng ở miền Nam xem một bộ sản phẩm riêng và những khách hàng ở miền Bắc lạnh hơn sẽ xem bộ sản phẩm khác, phù hợp với khí hậu hiện tại của họ.

Sử dụng chiến thuật Re-targeting

Re-targeting là một trong những chiến thuật thành công của bất kỳ trang TMĐT nào. Nó cho phép bạn follow theo khách hàng khi họ trực tuyến và khiến họ phải nhìn thấy - chú ý đến sản phẩm của bạn. 

Digital-marketing 6

Cải thiện checkout

Cải thiện checkout

Nếu để khách hàng tới bước checkout rồi mà vẫn có đơn hàng thành công thì chẳng khác nào miếng ăn tới tận miệng mà còn để rớt. Các thao tác thanh toán rườm rà sẽ làm chậm quá trình mua hàng và dẫn đến tâm lý thất vọng của khách hàng. Doanh nghiệp không thể để tình trạng đó tiếp diễn. Hãy  làm cho quá trình thanh toán trở nên đơn giản hơn, tối ưu bước thanh toán chỉ trong một trang hiển thị.

Thu hút khách hàng mua hàng trên mạng xã hội

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy sử dụng các kênh Social để kích thích khách hàng đặt hàng. Thay vì cố gắng điều hướng mọi người về trang web của mình, hãy để họ mua sản phẩm trực tiếp từ kênh truyền thông mà họ tiếp xúc. Có thể kể đến như Facebook, Instagram hay zalo.

Các chiến lược Marketing cho TMĐT đều chung mục tiêu là tạo ra nhiều lưu lượng truy cập vào trang web và khuyến khích mua hàng. Bizfly Cloud hy vọng 14 chiến này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh.

Digitalmarketinginstitute.com

>> Có thể bạn quan tâm:  Tại sao Apple có thể sớm xây dựng công cụ tìm kiếm của riêng mình

SHARE