Công nghệ bỏ phiếu tại Mỹ thay đổi như thế nào trong hơn 100 năm qua?

1045
07-11-2020
Công nghệ bỏ phiếu tại Mỹ thay đổi như thế nào trong hơn 100 năm qua?

Trong những năm đầu tiên, Mỹ áp dụng hình thức bầu cử bằng giọng nói (viva voice). Khi đến tòa án, cử tri sẽ tuyên thệ rồi đọc lớn tên ứng viên mà mình chọn. Kentucky là bang cuối cùng duy trì hình thức này đến hết năm 1891. CùngBizfly Cloud tìm công nghệ bỏ phiếu tại Mỹ thay đổi ra sao trong 100 năm qua nhé. 


cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 2

Ảnh: University of Iowa

Năm 1856, phiếu bầu giấy lần đầu được chính phủ quy chuẩn tại bang Victoria (Australia) với tên Australian Secret Ballot (bỏ phiếu kín). Trên phiếu bầu có tên các ứng viên với ô chọn nằm kế bên còn kết quả được kiểm bằng tay. Massachusetts là bang đầu tiên tại Mỹ áp dụng rộng rãi hình thức bỏ phiếu giấy kín vào năm 1888. Đến năm 2012, vẫn còn 4% cử tri tại Mỹ dùng hình thức bỏ phiếu này. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 3

Năm 1889, Jacob Myer tại New York được cấp bằng sáng chế cho máy bỏ phiếu đòn bẩy (lever voting machine). Được gọi là Myers Automatic Booth, hệ thống này giúp giảm đáng kể thời gian bỏ phiếu, tránh gian lận. Myers Automatic Booth được áp dụng tại Lockport, bang Illinois vào năm 1892. Đến những năm 1930, nó được sử dụng rộng rãi khắp các thành phố lớn tại Mỹ. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 4

Bỏ phiếu bằng máy đòn bẩy khá đơn giản. Mỗi ứng viên sẽ có một đòn bẩy trên máy. Các cử tri bầu cử bằng cách kéo đòn bẩy ứng với tên ứng viên được chọn. Nếu muốn bỏ phiếu cho tất cả ứng viên của một đảng, họ sẽ kéo một đòn bẩy chung để chọn toàn bộ ứng viên của đảng đó. New York là bang cuối cùng ngừng sử dụng máy bỏ phiếu đòn bẩy vào năm 2009 theo lệnh của tòa án. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 5

Năm 1962, máy quét phiếu quang học được áp dụng lần đầu tại thành phố Kern, bang California với cách hoạt động tương tự máy chấm điểm bài thi. Cử tri sẽ chọn ứng viên bằng cách tô đen vị trí được đánh dấu trên phiếu. Máy quét sẽ đọc phiếu rồi lưu lại hình ảnh, phân tích và thống kê kết quả. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 6

Joseph Harris và William Rouverol sáng chế ra phiếu đục lỗ Votomatic vào năm 1965. Với hệ thống này, các cử tri sẽ đánh dấu lựa chọn bằng cách đục một lỗ trên phiếu bầu tại vị trí tương ứng của ứng viên. Phiếu bầu sau đó được tổng hợp và kiểm bằng máy. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 7

Đến ngày bầu cử vào tháng 11/1964, nhiều quận hạt tại bang Georgia đã áp dụng hệ thống phiếu đục lỗ. Ưu điểm của nó là phiếu có thể được đếm bằng máy tính rồi thống kê kết quả trong ngày bầu cử. Đến cuộc bầu cử Mỹ năm 1996, hình thức dùng phiếu đục lỗ đã được 37,3% cử tri Mỹ đăng ký sử dụng.

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 8

McKay, Ziebold và Kirby đã phát triển hệ thống bỏ phiếu điện tử trực tiếp, còn lại là Video Voter. Bằng sáng chế cho hệ thống này được cấp vào năm 1974.

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 9

Năm 1977, James Narey và William Saylor được cấp bằng sáng chế cho mô hình máy bầu cử quét quang học mà chúng ta sử dụng ngày nay. Trong lịch sử, hình thức sử dụng máy quét quang học nhiều lần bị lỗi như quét ngược phiếu, kẹt giấy, hỏng cảm biến hoặc làm mất hình ảnh phiếu bầu. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 10

Cuộc bầu cử chính phủ đầu tiên qua Internet tại Mỹ là cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cải cách năm 1996 bên cạnh hình thức bỏ phiếu qua thư và điện thoại.

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 11

Trong cuộc bầu cử năm 2000 tại Florida đã xảy ra vấn đề nghiêm trọng với hệ thống bỏ phiếu đục lỗ. Danh sách cử tri sai, thiết kế phiếu bầu không rõ ràng, lượng phiếu không hợp lệ cao khiến hệ thống bỏ phiếu đục lỗ gây ra nhiều tranh cãi. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 12

Ngày 29/10/2002, cựu Tổng thống George W. Bush ký đạo luật quy định các tiêu chuẩn cao hơn với thiết bị bỏ phiếu được sử dụng trong các cuộc bầu cử. Ông Bush còn khởi động Help America Vote Act (HAVA), chương trình khuyến khích các bang ngừng sử dụng hệ thống phiếu đục lỗ. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 13

Đạo luật của cựu Tổng thống Bush cho rằng màn hình cảm ứng sẽ là tương lai của việc bỏ phiếu. Đầu những năm 2000, nhiều bang tại Mỹ đã áp dụng hình thức bỏ phiếu điện tử qua màn hình cảm ứng. 

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 14

Với hệ thống này, một màn hình cảm ứng sẽ hiển thị tên ứng viên trước mặt cử tri. Họ có thể lựa chọn hoặc thay đổi quyết định trước khi xác nhận bỏ phiếu. Mỗi cử tri được khởi tạo hồ sơ bầu cử riêng để tránh bỏ phiếu nhiều lần. Dữ liệu phiếu bầu được ghi lại trong bộ nhớ máy và có thể sao chép ra ngoài để kiểm tra.

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 15

Trong ngày bầu cử Mỹ năm 2004, các máy bỏ phiếu điện tử tại Bắc Carolina đã làm mất 4.438 phiếu bầu. Các quan chức không hề biết về vấn đề này vì máy vẫn tiếp tục nhận phiếu dù bộ nhớ đã đầy. Trong cuộc bầu cử năm 2016, máy bỏ phiếu điện tử ở 21 bang đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc Nga. Do đó, một số tiểu bang đã loại bỏ máy bỏ phiếu cảm ứng để chuyển về hình thức phiếu giấy.

cong-nghe-kiem-phieu-cua-my 16

Đến năm 2020, Mỹ đang áp dụng nhiều hình thức bầu cử như bỏ phiếu điện tử hoặc qua bưu điện, sử dụng phiếu quét quang học.

Theo Medium

Zingnews.vn

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE