Cách chọn Cloud Server cho doanh nghiệp nhỏ tối ưu nhất

2028
15-09-2023
Cách chọn Cloud Server cho doanh nghiệp nhỏ tối ưu nhất

Lựa chọn máy chủ phù hợp với nhu cầu CNTT của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, nhất là những doanh nghiệp nhỏ. Nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Hãy cùng Bizfly Cloud xem xét những tiêu chuẩn để lựa chọn cloud server phù hợp với doanh nghiệp của mình thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Cách chọn Cloud Server cho doanh nghiệp nhỏ tối ưu nhất - Ảnh 1.

Cần so sánh, phân tích để có thể chọn Cloud Server thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ

Lợi ích khi dùng Cloud Server cho doanh nghiệp nhỏ

Mỗi một doanh nghiệp đều có nhu cầu lựa chọn máy chủ khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng. Thực tế, để giảm thiểu chi phí thì các doanh nghiệp không nên trả một số tiền quá cao cho những tài nguyên không sử dụng. Thay vào đó hãy lựa chọn một nhà cung cấp máy chủ có thể xử lý được các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp như; lưu lượng truy cập tăng đột biến, thay đổi lưu lượng theo ngày,...

Vậy dưới đây sẽ là một số cách giúp doanh nghiệp nhỏ dùng cloud server phổ biến nhất:

- Web hosting: Máy chủ web sẽ giúp cho nội dung của bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ cho mọi hoạt động truy cập từ phía người dùng. Hơn thế nữa nó còn giúp trang web có được sự đảm bảo về tốc độ, hiệu quả tìm kiếm từ đó tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn tăng lượt xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.

- Email hosting: Đối với những doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu giai đoạn kinh doanh thì việc sử dụng các email thông dụng cũng là một lựa chọn không hề tồi. Tuy nhiên, nếu như muốn nâng cao thương hiệu cũng như tăng độ bảo mật, doanh nghiệp lúc này cần một hệ thống email theo tên miền. Và lúc này email hosting sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa email hosting và web hosting

- Vận hành website: Khi sử dụng Cloud Server doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng dữ liệu về thông tin khách hàng, tài khoản cá nhân sẽ được bảo mật toàn vẹn. Đây là một trong những lợi ích rất thiết thực dành cho các doanh nghiệp.

- Lưu trữ: Thay vì phải đầu tư một khoản tiền lớn cho hệ thống lưu trữ, các doanh nghiệp nhỏ có thể thuê không gian lưu trữ trên đám mây để tiết kiệm chi phí.

– Sao lưu dữ liệu: Chúng ta không thể đảm bảo được rằng lúc nào hệ thống cũng hoạt động ổn định và không có những sự cố xảy ra. Do đó việc sao lưu dữ liệu là điều vô cùng cần thiết bởi có thể nhanh chóng khôi phục lại phiên bản đã mất.

Cách chọn server cho doanh nghiệp nhỏ

Cách chọn server hiện nay đã thay đổi các vận hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Vậy nên chọn server nào cho doanh nghiệp nhỏ?

Máy chủ đám mây

Với những doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế về không gian, chưa có cơ sở hạ tầng CNTT đầy đủ hoặc chi phí ít thì việc lựa chọn máy chủ đám mây là giải pháp hợp lý nhất.

Máy chủ tại chỗ

Việc doanh nghiệp tự hoàn thiện một dàn máy chủ mang lại lợi ích cụ thể như: có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng, thoải mái lựa chọn các option phù hợp với nhu cầu kinh doanh, bảo hành và hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất. Là những yếu tố mà doanh nghiệp nhỏ có thể cân nhắc nếu muốn chọn server cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho các doanh nghiệp nhỏ không có bộ phận IT chuyên trách hoặc chưa từng tự lắp server thì hãy lựa chọn máy chủ đám mây. Việc sử dụng máy chủ đám mây của các nhà cung cấp uy tín trên thị trường giúp doanh nghiệp loại bỏ được những nỗi lo tiềm ẩn về chi phí, nhân sự phụ trách,...

Nên lựa chọn cloud server thay thế máy chủ vật lý hay không

Doanh nghiệp nên chọn máy chủ ảo cloud server thay thế cho máy chủ vật lý hay không là một thắc mắc khiến cho nhiều công ty phải đau đầu. Cloud server có khả năng mở rộng dễ dàng và có thể linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó mà nó phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi cấu hình máy chủ thường xuyên.

Chúng ta có thể kể đến ưu điểm nổi bật nhất của cloud server chính là doanh nghiệp có thể thuê cấu hình máy chủ tùy theo nhu cầu sử dụng, khi nhu cầu lớn có thể dễ dàng thực hiện nâng cấp dần. Từ đó tối ưu chi phí hàng tháng một cách linh hoạt nhất.

Cách chọn Cloud Server cho doanh nghiệp nhỏ tối ưu nhất - Ảnh 2.

Nên dịch chuyển dần sang Cloud server trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 hiện nay

Tuy nhiên, máy chủ vật lý cũng sẽ có những ưu điểm riêng của nó như việc doanh nghiệp không cần phải chia sẻ tài nguyên của mình cho bất cứ ai.

Vậy việc nên lựa chọn cloud server hay máy chủ vật lý phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu lưu trữ của mỗi doanh nghiệp:

  • Nếu doanh nghiệp có một khối lượng dữ liệu lớn cần lưu trữ thì cloud server chính là giải pháp tối ưu.
  • Ngân sách: Doanh nghiệp có ngân sách nhỏ không đủ để thiết lập máy chủ vật lý hoặc một trung tâm dữ liệu chuyên dụng.
  • Khả năng tiếp cận của cloud server được cung cấp qua internet nên người dùng có thể truy cập ở bất cứ đâu.
  • Khả năng mở rộng: Nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp là tương đối nhanh chóng, do vậy việc tận dụng khả năng mở rộng của cloud server sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và linh hoạt hơn trong việc mở rộng.
  • Sao lưu dữ liệu: Cloud server đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động 99,99% và dữ liệu sẽ được backup thường xuyên. Không cần lo ngại đến việc mất mát dữ liệu hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh.

>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao doanh nghiệp nên dịch chuyển từ server vật lý lên cloud?

Nên tự xây dựng hay mua hệ thống server có sẵn

Có thể thấy rằng cả hai hình thức tự xây dựng hoặc mua hệ thống server có sẵn đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Và để lựa chọn được một loại hình phù hợp với doanh nghiệp cần dựa trên rất nhiều yếu tố như: Nhu cầu lưu trữ, lưu trữ trong khoảng thời gian ngắn hay dài, chi phí doanh nghiệp có thể bỏ ra,...

Theo như những gì đã chia sẻ phía trên, trường hợp các doanh nghiệp có sẵn kinh phí đầu tư có thể lựa chọn tự xây dựng server. Còn đối với những doanh nghiệp cần tối ưu về mặt chi phí và tính linh hoạt trong việc nâng cấp server thì mua hệ thống server có sẵn chính là lựa chọn hợp lý nhất.

Chọn máy chủ phù hợp với doanh nghiệp

Để có thể chọn được máy chủ phù hợp với nhu cầu của mỗi doanh nghiệp cần lưu ý rất nhiều vấn đề. Cụ thể như việc máy chủ dùng để xử lý các nhiệm vụ như thế nào? Từng nhiệm vụ đó đòi hỏi kỹ thuật thực hiện ra sao:

- Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy chủ để chia sẻ dữ liệu hoặc chia sẻ file, những thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS). Bằng cách thực hiện qua mạng cục bộ hoặc lưu trữ đám mây riêng có thể tùy chọn cấu hình phù hợp bằng cách tìm kiếm: máy chủ có nhiều khoang ổ cứng, chọn cấu hình RAID cứng/ RAID mềm và CPU không cần có sức mạnh xử lý quá cao mà chỉ cần CPU có khả năng xử lý vừa đủ.

- Chức năng xác thực domain: Doanh nghiệp có nhu cầu về cài đặt bảo mật, mật khẩu hãy tìm kiếm máy chủ phù hợp bằng cách tìm một máy chủ có khả năng ảo hóa (hỗ trợ CPU 64-bit, trên 4 GB RAM).

- Cung cấp database service cho những ứng dụng khác: Những ứng dụng và website của doanh nghiệp thường được lưu trữ trên một máy chủ và việc phát triển này có thể sử dụng các công cụ như: MS Access, Oracle, MySQL,... Như vậy doanh nghiệp cần tìm kiếm cho mình một máy chủ có ổ đĩa sở hữu tốc độ ghi nhanh và hỗ trợ IOPS cao.

- Lưu trữ một website với một web server: Web server hoạt động song song với database server bằng cách sử dụng một máy chủ vật lý hoặc hai máy chủ được kết nối mạng với nhau. Do đó nếu doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn máy chủ để lưu trữ website có thể cân nhắc các tìm kiếm: hardware redundancy, tăng dung lượng RAM.

- Dịch vụ email: Với những máy chủ như Microsoft Exchange hoặc messaging sử dụng những giao thức SMTP, POP3, IMAP để gửi và nhận message. Do đó phần cứng máy chủ để dùng riêng cho nhiệm vụ này được dùng cho những hoạt động tối ưu nhất. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm máy chủ bằng cách lựa chọn một máy chủ có thông số kỹ thuật tương tự với một máy chủ sử dụng để chia sẻ file.

- Sử dụng các thiết bị ngoại vi dùng chung: Với nhu cầu này, doanh nghiệp có thể tái sử dụng PC cũ để làm máy in mà không cần mua mới.

- Chạy phần mềm chia sẻ: Việc tập trung hóa các ứng dụng giúp cải thiện hiệu suất, duy trì các công cụ khác một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm máy chủ có ổ cứng SAS và RAM ECC để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Chọn hệ điều hành cho máy chủ server

Hệ điều hành chính là phần mềm hệ thống có vai trò làm cầu nối giữa người dùng với máy chủ. Hệ điều hành có vai trò quản lý các tài nguyên và cung cấp giao diện, tiện ích cho người dùng. Có thể nói rằng hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi bạn sẽ không thể sử dụng máy chủ nếu như không có hệ điều hành.

Như vậy, để chọn được hệ điều hành chuyên biệt phục vụ nhu cầu sử dụng hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những điều sau để có thể chọn được hệ điều hành tốt nhất cho doanh nghiệp của mình:

- Hệ điều hành Windows: Hệ điều hành này bao gồm những ứng dụng hỗ trợ ảo hóa, bảo mật và máy chủ web IIS.

– Hệ điều hành Linux: So với hệ điều hành Windows thì Linux có nhiều biến thể để kết hợp hơn với những bản phân phối như Debian, CentOS và Ubuntu. Ngoài ra, Linux cũng miễn phí cho người dùng trong nhiều trường hợp hơn và ít bị tấn công.

Kết luận

Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu của mình mà vội vã đưa ra quyết định sẽ gây ra tình trạng phải trả quá nhiều chi phí, từ đó kéo theo các hoạt động khác phải cắt giảm. Như vậy để lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ chúng ta cần xác định rõ nhu cầu, các lợi ích cụ thể của nó khi áp dụng vào doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp cải thiện khả năng làm việc của toàn bộ nhân viên cũng như loại bỏ các nút thắt trong hoạt động doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí tối đa để thúc đẩy phát triển kinh doanh.

>> Xem thêm: 9 lý do để doanh nghiệp chuyển từ VPS lên Cloud Server

SHARE