Sự khác nhau giữa email hosting và web hosting

1906
25-08-2018
Sự khác nhau giữa email hosting và web hosting

Sự khác biệt giữa email hosting và web hosting là gì? Chúng khác nhau ở cấp độ cơ bản, đúng như tên gọi của chúng, email hosting là lưu trữ email, web hosting là lưu trữ website của bạn. Cả email và website đều có thể được lưu trữ trong một server hoặc trong hai server riêng biệt. Mỗi cách lưu trữ đều có những ưu và khuyết điểm riêng của mình về ngân sách, an ninh và khả năng mở rộng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đay cùng Bizfly Cloud  nhé!

Sự khác nhau giữa email hosting và web hosting - Ảnh 1.

Hãy tưởng tượng: doanh nghiệp của bạn hoạt động trực tuyến và phục vụ cho nhiều người dùng trong một ngày. Nội dung và dữ liệu của bạn sẽ cần một phương tiện thích hợp để tiếp cận được người dùng. Theo báo cáo của GranViewTech, lưu trữ đám mây là một trong những xu hướng lớn nhất trong năm 2018 về doanh thu và quản lý bảo mật giữa các công ty. Có thể bạn sẽ muốn sử dụng một dedicated email server, để tiết kiệm được các khoản về phần cứng đắt tiền. Vậy bạn cần loại dịch vụ nào?

Có hai câu trả lời cho câu hỏi đó. Một là email hosting và hai là web hosting. Cả hai đều được cung cấp bởi các hosting service và là những thành phần thiết yếu trong một doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định cách bạn tương tác với nhân viên và khách hàng của mình trực tuyến. Email hosting và web hosting có vẻ tương tự nhau, nhưng chúng hoạt động theo cách khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều yêu cầu các biện pháp bảo mật cần thiết trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng nhằm vào dữ liệu cá nhân.

Cả hai đều có chức năng lưu trữ nội dung và dịch vụ của bạn, những khác biệt quan trọng nằm ở cách chúng được lưu trữ và gửi đi. Lựa chọn đúng phương pháp có thể giúp công ty tăng tỷ lệ chuyển đổi, cho phép bạn truy cập các tính năng kỹ thuật số quan trọng, từ đó góp phần tăng trưởng doanh số bán hàng.

Email hosting là gì?

Về cơ bản, email hosting là một dịch vụ đóng vai trò như một server cho email. Email host cho thuê một server được thiết kế để xử lý tất cả dữ liệu để nhận và gửi email.

Một ưu điểm độc đáo của phương pháp lưu trữ này là bạn thuê riêng một máy chủ chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ email của bạn. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này thiết lập địa chỉ email thông qua tên miền. Email sẽ được gửi trực tiếp thông qua chính máy chủ, thay vì phải đi qua các trang web email trực tuyến miễn phí.

Tìm hiểu kỹ hơn: Email hosting là gì? Vì sao Doanh nghiệp cần Email hosting riêng?

Thay vào đó, khách hàng sẽ cần kết nối domain name đã đăng ký với email server của họ. Sau đó, sử dụng tổ hợp này để tạo những usernames duy nhất cho mỗi người dùng email truy cập vào server đã đề cập ở trên. Ví dụ, một nhân viên của một công ty sẽ nhận được một địa chỉ duy nhất như sau "JohnDoe@domainname.com", và server sẽ lưu trữ tất cả các email đến và đi của tài khoản email này.

Một ưu điểm duy nhất của phương thức lưu trữ này là server. Không giống như các webmail sites miễn phí phục vụ cho nhiều người dùng khác nhau tại một thời điểm, email host thường cung cấp một dedicated server. Điều này có nghĩa là nó chỉ hoạt động cho một số lượng tài khoản nhất định. Tức là các tài nguyên trong máy chủ đó sẽ chỉ được dành riêng cho một số tài khoản nhất định.

Nếu nhu cầu của một client vượt quá dung lượng của server hiện tại, client luôn có thể mở rộng và chia sẻ nội dung trên nhiều servers.

Web hosting là gì?

Mặt khác, Web hosting giữ nhiệm vụ xuất bản một trang web trực tuyến thông qua một server. Từ nhiệm vụ này, web hosting khác email hosting ở chỗ người xem có thể truy cập các dữ liệu multimedia ngay cả khi người xem đó không hề sở hữu hoặc là một phần của domain.

Tùy thuộc vào khả năng của server, có thể phục vụ cho nhiều trang web và requests cùng một lúc. Request được hình thành bất cứ khi nào có ai đó truy cập một trang web được lưu trữ trên server đó thông qua trình duyệt; một số server chỉ có thể quản lý một số requests nhất định do giới hạn bandwidth.

Tìm hiểu kỹ hơn: Host là gì? Giải thích về Hosting cho người mới bắt đầu

Một số websites (và thậm chí cả các email services) có thể được lưu trữ trên một server duy nhất. Các shared servers này là các đơn vị cơ bản nhất được cung cấp bởi web host. Khi lưu lượng truy cập của khách hàng, số lượng requests tăng trưởng, khách hàng có thể chọn nâng cấp lên server có băng thông tốt hơn hoặc tới các dedicated servers chỉ lưu trữ trang web của họ. Các dedicated servers cực kỳ hữu ích khi trang web của khách hàng ngày càng cần nhiều data storage.

Có nên lưu trữ cả Email và Website trên một Server không?

Cả hai phương pháp lưu trữ đều dựa trên một server để xử lý việc lưu trữ tất cả nội dung được gửi và thu thập bởi công ty. Điều này rất hữu ích vì nó được lưu giữ trong một digital database với các bản backups và các biện pháp bảo vệ. Ngày nay hầu hết các công ty luôn duy trì server của riêng mình bởi vì nó giúp họ làm việc nhanh hơn mà không phải đối mặt với nguy cơ bị mất những dữ liệu, thông tin quan trọng.

Các công ty không kể quy mô lớn nhỏ đều có chung một mối quan tâm đó là nên tách hay gộp chung cả website và email vào một server. Một số sản phẩm ngày nay có thể hợp nhất cả email và web hosting trong cùng một package.

Vì sao nên gộp chung?

Khi một công ty nhỏ muốn có cả email hosting và web hosting, lựa chọn lý tưởng đó là kết hợp chúng trong một package. Đây có thể nói là một phương pháp hợp lý để tiếp cận đối tượng (audience) theo hai cách khác nhau. Có cả hai tùy chọn chỉ trong một lần thanh toán giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng cập nhật cả email và website một cách dễ dàng. Đồng thời doanh nghiệp cũng giảm thiểu được số người làm công việc giám sát và kiểm soát hosting, giúp tiết kiệm các loại chi phí.

Cách gộp chung này cũng có một nhược điểm khá lớn, đó là vấn đề về mặt không gian (space) và tốc độ (speed). Data storage bị giới hạn bởi vì nó bị phân chia giữa email và web hosting. Tốc độ của server cũng phải chia sẻ làm hai cho email và web hosting. Ít dung lượng hơn cho email có nghĩa là bạn sẽ phải xóa dữ liệu cũ để tạo khoảng trống cho các thao tác trong tương lai. Điều này có nghĩa bạn phải xóa đi các dữ liệu cũ, mà biết đâu bạn có thể cần chúng để tham khảo trong tương lai.

Vì sao nên tách riêng?

Trước đây, khi một công ty chọn chia các phương pháp lưu trữ và lựa chọn các nhà cung cấp riêng biệt, công ty sẽ cần 2 nhóm: một nhóm dành riêng cho web hosting và một nhóm khác dành cho email hosting, cả hai nhóm cần phối hợp với nhau lâu dài để hợp nhất thông tin. Tuy nhiên, hiện nay, với những phát triển trong lưu trữ đám mây đã làm cho các công việc trên trở nên dễ dàng hơn do có sự xuất hiện của các dedicated servers phục vụ cho email và web hosting.

Ngày nay, một dedicated server để lưu trữ email và một dedicated server lưu trữ web giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Không gian dữ liệu email được tăng lên, bạn sẽ không phải xóa bất kỳ email cũ hoặc bất kì một hộp thư đến nào. Dedicated server hoàn toàn có thể được tối ưu hóa để xử lý nhanh và an toàn hơn giúp việc truy cập email nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, lưu trữ đám mây (cloud hosting) còn sở hữu các biện pháp sao lưu mạnh mẽ cho dữ liệu, tức là các trường hợp như ổ đĩa hỏng hoặc cố ý thay đổi thông tin sẽ không khiến bạn bị mất dữ liệu. Trên thực tế, đám mây luôn có khả năng khôi phục dữ liệu nhanh hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Vấn đề của các dedicated server chỉ là về chi phí. Bằng cách sử dụng cả hai email và web hosting servers, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho sự hoạt động của cả hai servers (thay vì một server như đã phân tích phía trên). Tuy nhiên nếu so sánh chi phí và hiệu quả hoạt động tối ưu thì đây sẽ không còn là vấn đề to tát và việc tách riêng email và website hosting là lựa chọn khá hoàn hảo cho doanh nghiệp.

Kết luận

Tóm lại, sự khác biệt giữa email hosting và web hosting là gì? Cả hai đều được lưu trữ trên server và tương ứng với loại nội dung được chia sẻ. Email hosting tập trung vào email traffic  giữa công ty và người đăng ký (subscribers). Trong khi đó, web hosting cung cấp nhiều nội dung hơn trên website online. Những đổi mới ngày nay trong lưu trữ trực tuyến (online hosting) đã phát triển các package chứa đầy đủ các tính năng của cả hai phương pháp lưu trữ này. Giúp các công ty đạt được hiệu quả tốt nhất của cả hai phương pháp chỉ trênmột server. Bên cạnh đó, tách riêng các server cũng có nghĩa là bạn cần nhiều nỗ lực hơn để tập trung cho hai (hoặc nhiều hơn) data space (không gian dữ liệu).

Dịch từ: financesonline.com/what-is-the-difference-between-email-hosting-and-web-hosting/

>> Có thể bạn quan tâm: VCCloud Mail Inbox - Giải pháp email hosting được các nhà cung cấp (Gmail, Hotmail…) tin tưởng

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE