10 lý do tại sao Cloud Server tốt hơn so với Hosting truyền thống
Xem ngay những chia sẻ củaBizfly Cloud về 10 lý do tại sao Cloud Server tốt hơn so với Hosting truyền thống ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Chuyển sang đám mây?
Nói một cách đơn giản hơn, việc chuyển sang đám mây chỉ đơn giản là di chuyển dữ liệu, ứng dụng, email hoặc phần mềm của doanh nghiệp sang cloud Server, nơi có thể truy cập từ mọi nơi trên toàn cầu.
Một vài ví dụ về các ứng dụng đám mây trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể kể đến như đọc sách trên Kindle paperwhite, Google drive, nghe nhạc trên máy tính ở nhà thông qua điện thoại di động. Cloud làm cho các ứng dụng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi giúp cuộc sống hàng ngày thuận tiện hơn và chắc chắn nó có thể làm nên điều kỳ diệu cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tại sao doanh nghiệp của bạn cần chuyển sang đám mây?
- Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của khách hàng.
- Để cung cấp các giải pháp dễ dàng và môi trường lưu trữ phát triển hơn cho nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng.
- Để chống lại những hạn chế của lưu trữ truyền thống.
Tại sao Cloud Server tối ưu hơn hosting truyền thống?
1. Tăng uptime của server
Server uptime tỷ lệ thuận với hiệu suất của trang web. Cloud Server cung cấp uptime mạng tối đa và đảm bảo không có điểm nào bị lỗi. Vì nó là một hệ thống các máy chủ được kết nối với nhau nên nếu tại bất kỳ thời điểm nào, một máy chủ không thể nhận yêu cầu thì một máy chủ khác trong số nhiều máy chủ sẽ đảm nhận khối lượng công việc của máy chủ bị lỗi theo mặc định.
Trong khi đó, với lưu trữ truyền thống, một máy chủ duy nhất có nguy cơ lỗi phần cứng sẽ gây ra downtime cho trang web và ứng dụng của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Dùng thử Cloud Server free với uptime tới 99,99%
2. Chi trả cho các tài nguyên theo nhu cầu của doanh nghiệp
Trong mô hình lưu trữ đám mây, không phải lo lắng về chi phí vốn vì bạn không cần phải đầu tư vào bất kỳ cơ sở hạ tầng nào và chi phí vận hành cũng ít hơn vì bạn chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên/dịch vụ thực sự được sử dụng.
Trong khi đó, mô hình lưu trữ truyền thống, bạn cần chi trả một khoản chi phí cố định cho các dịch vụ cho dù có sử dụng hay không.
3. Tăng cường bảo mật
Trong lưu trữ truyền thống, bạn phải chia sẻ tài nguyên và nhu cầu CPU với các trang web khác trên cùng một máy chủ, hoặc bạn cần phải duy trì một private dedicated server để bảo mật các thông tin nhạy cảm, chúng thường có chi phí rất cao.
Cloud Server đi kèm với một cơ sở hạ tầng bảo mật dữ liệu ở nhiều cấp độ khác nhau - network, data, application và bảo mật vật lý. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đảm bảo an toàn dữ liệu thông qua quản lý nhận dạng khách hàng, cách ly dữ liệu và cách ly lưu trữ, giải pháp bảo mật và mã hóa, tường lửa và phục hồi dự phòng.
4. Khả năng mở rộng tài nguyên
Phân bổ tài nguyên tức thời với các nhu cầu mới của website khá dễ dàng và đơn giản với cloud Server. Thiết lập Cloud Server cho phép các trang web và tài khoản thêm hoặc giảm các tài nguyên như băng thông, lưu trữ, RAM,... một cách nhanh chóng.
Trong khi đó máy vật lý trong một thiết lập hosting truyền thống có nguồn lực hạn chế và thông số kỹ thuật cứng nhắc. Vì vậy, bạn không thể tăng tài nguyên ngay lập tức trên máy chủ bất cứ khi nào có nhu cầu.
5. Độc lập về địa điểm
Các máy chủ lưu trữ truyền thống bị giới hạn ở một nơi cố định và do đó, bạn cần phải lựa chọn thật hợp lý vị trí của máy chủ vì nó đóng vai trò lớn trong tốc độ tải website. Trong khi đó các cloud server có mặt trên khắp thế giới. Chúng ta có thể truy cập toàn cầu thông qua kết nối internet và với bất kỳ thiết bị nào, PC hoặc thiết bị di động.
6. Tăng cường hợp tác nhóm
Điện toán đám mây cho phép truy cập mọi lúc mọi nơi. Nhân viên của một tổ chức có thể làm việc trên cùng một tài liệu và thậm chí chia sẻ các ứng dụng với nhau bất kể vị trí nơi họ làm việc. Ví dụ: bạn có thể truy cập dữ liệu tại nhà hoặc khi bạn đang đi du lịch với Office 365 - bộ công cụ kinh doanh cho phép người dùng làm việc nhanh hơn, thông minh hơn và cũng linh hoạt trong thực hành công việc.
Nhưng bạn không thể tận hưởng tính năng hợp tác nhóm này trong hosting truyền thống.
7. Sao lưu và khắc phục thảm họa
Cloud Server cung cấp tính năng khôi phục thảm họa, dữ liệu được tự động sao lưu trong máy chủ được kết nối với nhau (đám mây được thiết lập nhiều máy chủ).
Hosting truyền thống không cung cấp phục hồi thảm họa vì chỉ có một máy chủ duy nhất nơi bạn có thể lưu trữ dữ liệu và ứng dụng của mình. Bạn cần tự chủ động sắp xếp sao lưu dữ liệu của mình.
8. Công nghệ mới nhất
Cloud Server tận dụng các công nghệ mới nhất, cho phép bạn tùy chỉnh và tích hợp các ứng dụng phần mềm theo nhu cầu và sở thích của doanh nghiệp: nâng cấp máy chủ, nâng cấp phiên bản mới nhất của phần mềm xử lý máy tính.
Với lưu trữ truyền thống, bạn không thể nâng cấp, cũng không thể tùy chỉnh tự động.
9. Thân thiện với môi trường
Cloud Server được sử dụng tối đa công suất giúp giảm thiểu thời gian nhàn rỗi và tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp và xã hội.
Cloud Server tức không có máy móc, thiết bị vật lý, giúp giảm lượng khí thải carbon.
10. Hiệu suất
Trang web được lưu trữ trong môi trường đám mây hoạt động tốt hơn nhiều so với lưu trữ trên máy chủ truyền thống. Đám mây giúp cải thiện tốc độ tải trang, phân bổ tài nguyên linh hoạt và ngay lập tức, kế hoạch khắc phục thảm họa hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với khí hậu, và với chi phí tối ưu thì đám mây là một giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
Bizfly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo Bizfly Cloud Server có thể truy cập tại đây.