Theo bạn VPN có bị xâm nhập không?

1829
30-03-2021
Theo bạn VPN có bị xâm nhập không?

Bạn có biết, hiện nay việc bảo mật thông tin và dữ liệu trên Internet đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cá nhân và tổ chức? Công nghệ mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) là 1 trong những ứng dụng phổ biến giúp cho người dùng Internet kết nối mạng riêng tư và bảo mật. Vậy thì VPN có bị xâm nhập không? Cùng tìm hiểu với Bizfly Cloud  nhé.

Đôi nét về VPN

Để trả lời cho câu hỏi VPN có bị xâm nhập không, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu VPN là gì nhé. Công nghệ VPN ra đời nhằm mục đích giúp người dùng truy cập Internet ẩn danh và bảo mật. Điều này được VPN thực hiện bằng cách tạo ra 1 đường truyền bảo mật ảo từ Internet đến các mạng khác hoặc thiết bị khác. Từ đó người khác sẽ rất khó khăn khi muốn theo dõi quá trình duyệt web của bạn.

Nhờ vào việc dùng mạng riêng ảo VPN bạn có thể sử dụng các dịch vụ bị giới hạn về địa lý vì chúng giúp bạn ngụy trang vị trí thực của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngoài ra VPN cũng có thể giúp duy trì nguyên trạng và bảo mật dữ liệu chưa công bố.

Khi truy cập Internet thì việc đầu tiên bạn sẽ phải kết nối thông qua 1 ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ Internet mà bạn đang sử dụng. Tiếp theo, nhà cung cấp VPN sẽ dựa vào phần mềm dành cho khách hàng để khởi tạo kết nối VPN tới máy chủ VPN. Sau đó, máy chủ VPN sẽ tìm nạp trang web được người dùng yêu cầu và trả kết quả về theo đường truyền an toàn. Đây là lý do giúp cho dữ liệu duyệt web của bạn bảo mật và an toàn trên Internet. Vậy thì VPN có bị xâm nhập không? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên tắc mã hóa để hoạt động của VPN để trả lời cho câu hỏi này nhé.

VPN được mã hóa để hoạt động như thế nào?

Theo bạn VPN có bị xâm nhập không? Cùng BizFLy Cloud phân tích nhé - Ảnh 1.

VPN truyền và mã hóa dữ liệu thông qua các giao thức VPN. Giao thức này là tập hợp những quy tắc nhất định trong việc truyền tải dữ liệu cũng như mã hóa dữ liệu. Có rất nhiều giao thức VPN đang tồn tại trên môi trường Internet, trong đó có thể kể đến các giao thức phổ biến như: giao thức PPTP (đường hầm điểm - điểm), giao thức L2TP (đường hầm lớp 2), giao thức IPSec, và giao thức Open VPN (SSL/TLS). 

Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu dễ đọc (văn bản thuần túy) thành dữ liệu không thể đọc được (văn bản mã hóa) bằng 1 thuật toán riêng của khoa học mã hóa dữ liệu. Sau đó VPN sẽ sử dụng thuật toán này để giải mã dữ liệu và trả kết quả về cho người dùng. Đây là thao tác giúp người dùng có ý định chặn dữ liệu không cho người khác xâm nhập trong môi trường Internet. Từ đó giúp cho người dùng ẩn dữ liệu và giúp cho quá trình duyệt web của người dùng hoàn toàn riêng tư và bảo mật.

Các thuật toán mật mã được lập trình khác nhau trong mỗi giao thức VPN khác nhau. Điều này làm cho các giao thức VPN có những điểm mạnh và yếu khác nhau. Thường thì nhà cung cấp VPN sẽ cho người dùng tự lựa chọn các giao thức này. Có 3 loại thuật toán hoặc mật mã được sử dụng nhiều nhất là thuật toán đối xứng, thuật toán bất đối xứng và thuật toán băm.

Để đi tìm đáp án cho câu hỏi VPN có bị xâm nhập không, hãy tiếp tục tìm hiểu về 3 loại thuật toán này và sự khác nhau cơ bản của chúng là gì nhé.

Thuật toán đối xứng: Thuật toán này sử dụng 1 khóa chung (secret key) để mã hóa và giải mã. Bên truyền (sender) và bên nhận (receiver) cần được chia sẻ trước khóa này. Thao tác này gọi là pre-shared key.

Việc trao đổi khóa yêu cầu cơ chế an toàn để gửi và nhận khóa. Vì thế tốc độ mã hóa và giải mã sẽ nhanh vì ít phức tạp. Tuy nhiên độ bền thấp và dễ bị phá vỡ. Ngoài ra việc sử dụng loại thuật toán này yêu cầu mã hóa luồng, khả năng mở rộng tốt. Gói dịch vụ chỉ yêu cầu khả năng bảo mật. Các thuật toán đối xứng phổ biến:  DES, Tipple DES, AES, Blowfish, IDEA, RC4, RC5 và RC6.

Thuật toán bất đối xứng: Khác với thuật toán đối xứng, thuật toán bất đối xứng lại dùng các khóa khác nhau để mã hóa và giải mã đồng thời cũng không dùng pre-shared key. Cả bên truyền (sender) và bên nhận (receiver) không có shared secret key nên để không bị tấn công cần dùng đến khóa có độ dài rất lớn.

Vì tính phức tạp của nó nên tốc độ mã hóa và giải mã sẽ chậm hơn so với thuật toán đối xứng. Tuy nhiên vì độ bền cao nên việc bị phá vỡ sẽ khó hơn và khả năng mở rộng cũng sẽ tốt hơn. Các thuật toán bất đối xứng phổ biến: RSA, ECC, DSA, và Diffie-Hellman.

Có thể thấy thuật toán bất đối xứng ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của thuật toán đối xứng, từ đó làm cho khả năng bị xâm nhập giảm xuống đáng kể. Một trong số những thuật toán bất đối xứng được sử dụng nhiều nhất là Diffie-Hellman. Nó được sử dụng cho rất nhiều giao thức VPN hiện nay như HTTPS, SSH, IPSec và OpenVPN.

Loại mã hóa sau cùng là mã hóa băm (mã hóa 1 chiều không thể đảo ngược). Loại mã này được xây dựng với mục đích chính là để bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền. Thuật toán này hầu hết được sử dụng bởi các giao thức VPN để xác minh tính chân thực của các tin nhắn thông qua VPN. Hai thuật toán băm phổ biến được sử dụng là MD5 và SHA-1 . Tuy nhiên vào năm 2005 người ta đã tìm ra được lỗi bảo mật của 2 thuật toán này nên chúng ngày càng ít được sử dụng hơn. Thay vào đó thuật toán băm SHA-2 ra đời để khắc phục những nhược điểm vốn có của MD5 và SHA-1 và nó đang được các nhà khoa học khuyên dùng.

Sau khi phân tích hoạt động mã hóa của VPN, đáp án cho câu hỏi VPN có bị xâm nhập không đã dần được làm sáng tỏ . Chúng ta cùng phân tích sâu hơn khả năng bị xâm nhập khi sử dụng VPN ở phần tiếp theo nhé.

Phân tích khả năng bị xâm nhập của VPN

Theo bạn VPN có bị xâm nhập không? Cùng BizFLy Cloud phân tích nhé - Ảnh 2.

VPN có bị xâm nhập không? Đến thời điểm hiện tại thì VPN là công cụ bảo mật số 1 của người dùng khi truy cập Internet. Để xâm nhập vào VPN, các đối tượng phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy nếu là người dùng phổ thông và không nằm trong nhóm người dùng có giá trị cao thì bạn không cần phải lo lắng về điều này.

Có 2 cách để xâm nhập vào 1 kết nối VPN. Một là phá vỡ các mã hóa bằng cách dựa vào những lỗ hổng trong quá trình mã hóa (bẻ mã). Hai là ăn cắp khóa mã. Việc bẻ mã rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức…có thể phải mất nhiều năm để làm. Vì vậy các hacker muốn xâm nhập vào hệ thống VPN thì thường dùng cách ăn cắp khóa mã. Bởi vì cách làm này nhanh và đơn giản hơn nhiều so với cách bẻ mã.

Để làm được việc này, hacker không phải nhờ vào toán học mà thường là nhờ vào các mánh khóe công nghệ, khả năng tính toán gian lận, lệnh của tòa án và có sự hậu thuẫn phía sau…Nguyên nhân là vì các công thức toán học được VPN sử dụng vô cùng vững chắc và đòi hỏi việc tính toán vô cùng phức tạp.

Sau khi đọc đến đây, câu hỏi VPN có bị xâm nhập không đã được giải đáp. VPN rất khó bị xâm nhập. Thực tế thì các cơ quan gián điệp đã khai thác được nhiều lỗ hổng của VPN. Tuy nhiên người dùng vẫn được bảo vệ tốt hơn nhiều khi sử dụng các giao thức VPN thay cho việc giao tiếp bằng văn bản thuần túy. Khi sử dụng VPN, máy tính của người dùng vẫn có khả năng bị tấn công nhưng nó sẽ khiến cho những kẻ gian muốn xâm nhập mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

VPN ra đời trên cơ sở các thuật toán, tin, mã hóa phức tạp và đã thực hiện rất tốt vai trò và sứ mệnh của nó. VPN thực sự đã giúp cho Internet an toàn và bảo mật hơn. Thông qua bài viết này, hy vọng phần nào đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc VPN có bị xâm nhập không. Trên cơ sở đó, bạn có thể chọn cho mình 1 nhà cung cấp VPN phù hợp nhất cho công việc và cuộc sống của mình. 

Đối với bảo mật mạng doanh nghiệp, các dịch vụ VPN doanh nghiệp như BizFly VPN do BizFLy Cloud cung cấp, sử dụng các chuẩn mã hóa quốc tế, tầng bảo mật chạy ngầm, hạ tầng ổn định, mạnh mẽ, giúp tạo kết nối an toàn cho mạng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dành nguồn lực để tập trung cho các mục tiêu phát triển cốt lõi mà không cần phải lo ngại về việc bị tấn công, đe dọa về an toàn kết nối.

Tìm hiểu chi tiết và trải nghiệm MIỄN PHÍ dịch vụ tại: https://bizflycloud.vn/vpn

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: TOP 4 dịch vụ VPN chất lượng và an toàn nhất cho người dùng

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud



TAGS: VPN
SHARE