VPN site to site và ứng dụng trong các bài toán của doanh nghiệp
VPN site-to-site là công cụ thường được sử dụng bởi các công ty có nhiều văn phòng ở các vị trí địa lý khác nhau cần truy cập và sử dụng mạng công ty liên tục. Với VPN site-to-site, một công ty có thể kết nối an toàn mạng công ty của mình với các văn phòng từ xa để giao tiếp và chia sẻ tài nguyên như một mạng duy nhất. Vậy VPN site-to-site là gì và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu VPN site to site là gì?
Một cách hiểu khá đơn giản, 1 kết nối VPN kết nối 2 mạng nội bộ (mạng LAN - Local Area Network) với nhau thì được gọi là 1 kết nối VPN site to site. VPN site to site được sử dụng rộng rãi để kết nối các mạng nội bộ ở xa với nhau, trên một đường truyền an toàn và bảo mật. Một lý do khác khiến việc VPN site to site được sử dụng rộng rãi đó là việc tạo được một đường truyền VPN site to site khá đơn giản và dễ dàng vì nó dựa hoàn toàn trên internet.
Tưởng tượng bạn có máy chủ đặt tại 2 Datacenter, bạn muốn các máy chủ ở 2 datacenter giao tiếp với nhau thông qua mạng nội bộ chứ không qua Internet, vì việc để những máy chủ cần bảo mật như database giao tiếp qua internet là không an toàn và bảo mật. Bạn có thể sử dụng 1 đường leased line cho bài toán này, nhưng việc sử dụng đường leased line phụ thuộc vào Datacenter nơi bạn đặt máy chủ và chi phí thì cũng kha khá. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng 1 đường truyền VPN site to site để giải quyết bài toán. Thứ bạn cần là 2 thiết bị VPN gateway có IP Public đặt tại 2 Datacenter để tạo thành kết nối VPN, kết nối sẽ thông 2 mạng nội bộ của 2 DC với nhau, dữ liệu truyền trên đường truyền sẽ được mã hóa, nên sẽ an toàn và bảo mật hơn việc truyền trên Internet đơn thuần. Và các thiết bị VPN gateway thì cũng rất đa dạng: có thể là các server vật lý chạy phần mềm VPN, router, SW, các thiết bị gateway.... hỗ trợ VPN site to site.
Bộ giao thức IPsec là 1 trong những bộ giao thức chuẩn được sử dụng chủ yếu trong các kết nối VPN site to site. IPsec ( Internet Protocol Security) là một bộ giao thức dùng để xác thực và mã hóa các gói dữ liệu truyền trên internet. IPsec bao gồm các giao thức để 2 đầu VPN gateway xác thực lẫn nhau lúc khởi tạo kết nối và đàm phán việc sử dụng khóa mã hóa trong suốt quá trình truyền dữ liệu sau đó. Dữ liệu truyền trên đường truyền sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật bằng các thuật toán mã hóa và xác thực khác nhau.
Do IPsec là một bộ giao thức mạng chuẩn nên hầu hết các thiết bị mạng đều hỗ trợ IPsec, vì vậy việc có được 1 thiết bị VPN gateway cho kết nối VPN site to site là không khó khăn gì.
Thiết lập kết nối VPN site to site
VPN site to site giúp giải quyết khá nhiều các bài toán thực tế , khi mà các doanh nghiệp cần đến các kết nối an toàn, bảo mật để kết nối các mạng nội bộ với nhau. Một số ứng dụng điển hình của VPN site to site trong thực tế như sau:
Kết nối mạng nội bộ của 2 hay nhiều Datacenter với nhau
Kết nối mạng giữa các Datacenter được sử dụng rất nhiều, khi mà các doanh nghiệp có máy chủ chạy dịch vụ đặt tại các DC khác nhau để tăng tính dự phòng hay để làm DR (Disaster Recovery) để phòng trừ thảm họa. Khi đó, họ sẽ cần có giải pháp để kết nối mạng nội bộ giữa các DC đó với nhau, để các máy chủ tại các DC có thể giao tiếp thông qua mạng nội bộ trực tiếp với nhau thay vì thông qua internet. VPN site to site sẽ giúp giải quyết bài toán kết nối này.
Kết nối mạng giữa các Datacenter được sử dụng rất nhiều
Kết nối mạng nội bộ giữa các trụ sở chi nhánh và trụ sở chính
Một ứng dụng thực nữa của VPN site to site đó là việc kết nối mạng văn phòng của các trụ sở chi nhánh với nhau và với trụ sở chính để các chi nhánh có thể truy cập vào các tài nguyên dùng chung đặt tại trụ sở chính thông qua đường truyền an toàn, bảo mật thay vì internet, hay để các nhân viên tại các chi nhánh có thể trao đổi dữ liệu với nhau 1 cách dễ dàng.
Kết nối giữa các VPC của các Cloud Provider với nhau, trong mô hình sử dụng Multi Cloud của các doanh nghiệp
Hiện nay việc chạy các ứng dụng trên các máy chủ ảo Cloud đã rất phổ biến. Cũng giống như việc đặt máy chủ vật lý tại nhiều Datacenter khác nhau, các doanh nghiệp có thể chạy dịch vụ trên các máy chủ ảo Cloud của nhiều các Cloud Provider khác nhau. Và từ mô hình đó cũng sẽ nảy sinh nhu cầu cần kết nối mạng nội bộ Cloud(VPC) của các Cloud Provider với nhau để trao đổi dữ liệu. VPN site to site cũng được áp dụng để giải quyết bài toán này.
Một số Cloud Provider lớn như: Google, AWS, Alibaba hay Azure, họ còn cung cấp sẵn VPN site to site dưới dạng dịch vụ, giúp người dùng dễ dàng tạo kết nối VPN site to site để kết nối VPC của các Cloud Provider với nhau.
Bizfly Cloud cũng mới cho ra mắt sản phẩm VPN site to site as a service giúp người dùng có thể kết nối mạng nội bộ của Cloud server trên Bizfly Cloud với các Cloud provider khác.
Kết nối VPC trên Cloud với mạng nội bộ của Datacenter
Một nhu cầu nữa đối với người dùng Cloud đó là việc kết nối Cloud với hệ thống máy chủ vật lý đặt tại Datacenter. Việc này cũng nhằm mục đích tăng độ sẵn sàng, phòng trừ thảm họa cho hệ thống của doanh nghiệp. Các máy chủ Cloud có thể backup dữ liệu về máy chủ vật lý tại Datacenter thông qua đường VPN, hay các máy chủ quan trọng như database được đặt tại datacenter, trao đổi dữ liệu với các máy chủ Web app đặt trên Cloud cũng thông qua đường truyền VPN.
Hãy liên hệ với đội ngũ của Bizfly Cloud để tìm kiếm những lời khuyên từ chuyên gia hoàn toàn miễn phí.
Website: https://bizflycloud.vn/
Hotline hỗ trợ: (024) 7302 8888 / (028) 7302 8888
Theo Bizfly Cloud chia sẻ