Platform là gì? Các loại platform phổ biến hiện nay

1745
06-06-2020
Platform là gì? Các loại platform phổ biến hiện nay

Platform là gì? Khi nói đến công nghệ và điện toán, platform đóng vai trò là nền tảng cơ bản để phát triển và hỗ trợ phần cứng, phần mềm cũng như nhiều công nghệ khác. Hãy xem các loại platform trong môi trường mạng qua bài viết của Bizfly Cloud nhé!

Platform là gì?

Platform là một nhóm các công nghệ được sử dụng để làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ khác.

Đối với sử dụng cá nhân, platform được hiểu là phần cứng cơ bản (máy tính) và phần mềm (hệ điều hành) mà trên đó các ứng dụng có thể chạy được. Môi trường này tạo thành một nền tảng cơ bản để hỗ trợ và/hoặc phát triển bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm.

Máy tính sử dụng các bộ xử lý trung tâm (CPUs), và các CPUs này được thiết kế để chạy mã ngôn ngữ máy cụ thể. Để máy tính chạy được các ứng dụng phần mềm, các ứng dụng phải sử dụng ngôn ngữ máy dạng mã hóa nhị phân của CPU.

Các loại platform phổ biến hiện nay

Do đó, thông thường các chương trình ứng dụng được viết cho một platform sẽ không hoạt động trên một platform khác.

Computer platform

Một computer platform hay computing platform - còn được gọi là digital platform - thường chỉ đề cập đến hệ điều hành và phần cứng máy tính.

Lấy ví dụ một máy tính xách tay hiện đại chạy hệ điều hành Windows hoặc máy tính Apple chạy hệ điều hành Mac OS X được tính là 1 platform.

Tiêu chuẩn Platform

Platform tuân thủ một bộ tiêu chuẩn cho phép các developer phần mềm phát triển các ứng dụng cho nền tảng đó. Các tiêu chuẩn tương tự cho phép chủ sở hữu và người quản lý có thể mua các ứng dụng và phần cứng thích hợp.

Vị vậy, để chạy chương trình kế toán trên máy tính, người ta phải mua một phần mềm kế toán được phát triển cho nền tảng sử dụng để chạy nó.

Multiple Platforms

Các giao diện dựa trên tiêu chuẩn mới và giao diện mở cho phép các chương trình ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng. Ngoài ra, các developer phần mềm cũng đã phát triển các công cụ cho phép các ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng.

Cross-Platform Software và Multi-Platform Software (Phần mềm nền tảng chéo và Phần mềm đa nền tảng)

Sự phát triển này đã dẫn đến việc ra đời các khái niệm về phần mềm nền tảng chéo và phần mềm đa nền tảng. Một ví dụ điển hình có thể được sử dụng để minh họa là các videogames được phát triển riêng cho một platform nhất định, trong trường hợp này là console như PlayStation hoặc Xbox.

Mặc dù cùng một trò chơi với các phiên bản khác nhau để chạy trên các hệ thống khác nhau, nhưng nếu phiên bản đó được xây dựng để chạy trên Microsoft Windows, nó sẽ không thể chạy được nếu tải trên Xbox.

Mỗi nền tảng gaming sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn riêng cũng như các quy tắc và giới hạn phần cứng riêng. Ví dụ: các developers có thể sẽ cần hạ thấp cài đặt đồ họa trong trò chơi nếu công cụ trò chơi quá nặng trên một phần cứng nhất định.

Mobile Platforms

Ngày nay, các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng thường sở hữu phần mềm và phần cứng riêng. Chúng hoạt động độc lập với các hệ thống khác và có khả năng chạy các ứng dụng, công cụ và phần mềm của riêng chúng, do đó chúng cũng có thể được xem xét là các platform khá hiệu quả.

Platform là gì? Các loại platform trong môi trường mạng, máy tính và một số ví dụ  - Ảnh 1.

Digital Platforms

Software stacks và một số ứng dụng đôi khi cũng được tính là digital platforms.

Ví dụ: SQL là một ứng dụng cơ sở dữ liệu thường được sử dụng làm môi trường để chạy các công cụ phục vụ CRM, phân tích và quản lý nhật ký.

Tương tự, 1 bộ ba ứng dụng nguồn mở gồm Elaticsearch, Logstash và Kibana hợp lại tạo thành ELK Stack, một nền tảng được sử dụng cho mục đích ghi nhật ký.

Platform as a service

Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) là định nghĩa về một nền tảng điện toán được thuê hoặc phân phối dưới dạng t giải pháp tích hợp, giải pháp đóng gói hoặc dịch vụ thông qua kết nối Internet.

Giải pháp đóng gói có thể là một tập hợp các thành phần hoặc hệ thống con phần mềm được sử dụng để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ đầy đủ chức năng, chẳng hạn như một ứng dụng web sử dụng HĐH, máy chủ web, cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình. Tổng quát hơn, giải pháp đóng gói có thể cung cấp một hệ điều hành, phần mềm trung gian, cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng.

PaaS được phát triển lên từ SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ), sử dụng Internet để lưu trữ các ứng dụng phần mềm. PaaS nằm ở trung tâm trong 5 lớp điện toán đám mây. 2 lớp trên PaaS là lớp client (phần cứng và phần mềm) và lớp ứng dụng (bao gồm SaaS). Bên dưới PaaS là cơ sở hạ tầng - bao gồm cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) - và các lớp server (phần cứng và phần mềm).

Mô hình dịch vụ PaaS cho phép khách hàng thuê các server ảo hóa và các dịch vụ liên quan để sử dụng cho việc chạy các ứng dụng hiện có hoặc để thiết kế, phát triển, thử nghiệm, triển khai và lưu trữ ứng dụng.

Các dịch vụ PaaS cung cấp nhiều dịch vụ cũng như các bộ dịch vụ khác nhau trong suốt vòng phát triển ứng dụng. Các tính năng dịch vụ điển hình có thể kể đến kiểm soát và theo dõi source code, versioning, kiểm tra và xây dựng các công cụ quản lý quy trình.Tất cả được tạo ra trên một nền tảng, hoạt động cùng nhau trong cùng một framework. Như vậy, mỗi platform có một bộ quy tắc, tiêu chuẩn và hạn chế riêng để quy định phần cứng/phần mềm nào có thể được xây dựng và cách hoạt động của chúng.

Hardware platform/Software platform:

Các hardware platform có thể là:

- Toàn bộ hệ thống

- Các thành phần riêng lẻ

- Interface

Các software platform có thể là:

- System software

- Application software

Toàn bộ hệ thống

Hardware platform có thể là toàn bộ hệ thống như mainframe, workstation, desktop, laptop, tablet, smartphone... Mỗi trong số này đại diện cho một hardware platform vì mỗi platform có hình thức riêng, hoạt động độc lập với các hệ thống khác và có khả năng cung cấp tài nguyên hoặc dịch vụ (ví dụ: chạy software/app, kết nối với thiết bị/internet,...) cho người dùng.

Các thành phần riêng lẻ

Các thành phần riêng lẻ, chẳng hạn như bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính, cũng được coi là hardware platform. CPU (ví dụ: Intel Core, ARM Cortex, AMD APU) có kiến trúc riêng biệt, hoạt động, giao tiếp và tương tác với các thành phần khác tạo nên toàn bộ hệ thống. Để hiểu rõ hơn, hãy coi CPU là nền tảng hỗ trợ bo mạch chủ, bộ nhớ, ổ đĩa, thẻ mở rộng, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

Platform là gì? Các loại platform trong môi trường mạng, máy tính và một số ví dụ  - Ảnh 2.

Interface

Interface chẳng hạn như PCI Express, Accelerated Graphics Port (AGP) hoặc khe cắm mở rộng ISA, là các nền tảng để phát triển các loại thẻ add-on/expansion khác nhau. Các yếu tố về interface là duy nhất, vì vậy không thể lắp thẻ PCI Express vào khe AGP hoặc ISA - các nền tảng đặt ra các quy tắc và hạn chế khác nhau. Interface cũng cung cấp thông tin liên lạc, hỗ trợ tài nguyên cho expansion card mở rộng. Ví dụ về expansion card sử dụng các Interface như vậy: video graphic, sound/audio, networking adapter, USB port, serial ATA (SATA) controller…

System Software

System Software điều khiển máy tính bằng cách thực hiện các quy trình, đồng thời thực hiện quản lý/điều phối nhiều tài nguyên phần cứng kết hợp với phần mềm ứng dụng. Ví dụ: Windows, macOS, Linux, Android, iOS và Chrome OS.

Hệ điều hành hoạt động như một nền tảng bằng cách cung cấp môi trường hỗ trợ tương tác người dùng thông qua các giao diện (ví dụ: màn hình, chuột, bàn phím, máy in,...), giao tiếp với các hệ thống khác (ví dụ: mạng, Wi-Fi, Bluetooth,...) và phần mềm ứng dụng.

Applications software

Phần mềm ứng dụng bao gồm tất cả các chương trình được thiết kế để hoàn thành các tác vụ cụ thể trên máy tính - hầu hết không được coi là platform. Các ví dụ phổ biến của non-platform application software là các chương trình chỉnh sửa hình ảnh, trình xử lý văn bản, bảng tính, trình phát nhạc, nhắn tin/trò chuyện, ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội,...

Tuy nhiên, có một số loại phần mềm ứng dụng cũng là nền tảng. Điều quan trọng là liệu phần mềm đó có đóng vai trò hỗ trợ cho một điều gì đó được xây dựng dựa trên nó hay không. Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng làm nền tảng là:

- Trình duyệt web - (VD: Chrome, Safari, Internet Explorer) là nền tảng cho các dạng phần mềm khác, chẳng hạn như plugin/extension hoặc theme của bên thứ ba.

- Các trang social media - (VD: Facebook) đóng vai trò là nền tảng khi hỗ trợ các ứng dụng, công cụ và/hoặc dịch vụ bên ngoài tương tác với các tính năng cốt lõi của trang web, áp dụng cho cả website cũng như mobile app.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

TAGS: Platform
SHARE