Backup là gì? Các hình thức backup dữ liệu doanh nghiệp cần triển khai

1719
09-06-2024
Backup là gì? Các hình thức backup dữ liệu doanh nghiệp cần triển khai

Backup dữ liệu là yếu tố quan trọng cần thực hiện để phòng ngừa việc dữ liệu bị đánh cắp gây ảnh hưởng lớn đến người dùng, thậm chí là thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Vậy thực chất backup là gì, vì sao cần phải thường xuyên thực hiện backup? Hãy cùng Bizfly Cloud theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Backup là gì?

Backup (sao lưu) dữ liệu là hình thức sao chép lại toàn bộ dữ liệu trong máy tính, máy chủ, server,… và lưu trữ ở một hay nhiều thiết bị lưu trữ khác để dự phòng. Trong trường hợp thiết bị chính bị mất dữ liệu trong khi hoạt động do hư hỏng, sập nguồn, hacker,… thì vẫn có dữ liệu để khôi phục lại, giúp hạn chế mất mát dữ liệu.

Backup là gì?

Backup là gì?

Khi nào doanh nghiệp cần backup dữ liệu?

Việc backup dữ liệu là cần thiết nếu bạn không muốn toàn bộ dữ liệu lưu trên máy tính cá nhân, máy tính bảng hay điện thoại di động bất chợt mất hết vì một sự cố đáng tiếc nào đó. Đối với doanh nghiệp, hệ thống máy chủ là nơi tổng hợp các loại dữ liệu quan trọng. Chỉ cần một sự cố như ổ cứng máy chủ bị hỏng, sập nguồn, virus mã hóa toàn bộ,... nguy cơ bị mất trắng dữ liệu hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, cách khắc phục duy nhất là khôi phục dữ liệu từ nguồn backup trước đó. Ngoài ra, việc backup dữ liệu cũng nên được thực hiện thường xuyên để giảm thiểu dữ liệu bị mất trong trường hợp xảy ra lỗi.

Quan tâm thêm: Tầm quan trọng của việc backup dữ liệu đối với doanh nghiệp

Các dạng backup dữ liệu

Local backup

Local backup là hình thức backup cục bộ. Cách này sử dụng các thiết bị lưu trữ rời như USB, ổ cứng, ổ cứng di động, đĩa CD và DVD. Ưu điểm của hình thức này là có thể nhanh chóng thực hiện lưu trữ, vào bất cứ thời điểm nào.

Tuy nhiên, hình thức local backup có nhược điểm là mức độ an toàn chưa cao. Lý do là bởi các thiết bị lưu trữ này có thể bị hư hỏng, nhiễm virus từ thiết bị chính trong lúc sao lưu nếu không được kiểm tra kỹ càng. Đặc biệt, nguyên nhân lớn nhất khiến hình thức local backup không còn thông dụng nữa là do dung lượng lưu trữ khá hạn chế. Khi dung lượng từ các thiết bị lưu trữ dùng để backup đã đầy, người dùng sẽ phải mua thêm các thiết bị nhớ khác gây tốn kém.

Online backup

Với sự ra đời của điện toán đám mây, các doanh nghiệp, cá nhân có thể lưu trữ dữ liệu trên Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, thay vì lưu trữ dữ liệu cục bộ trên ổ cứng máy tính hay đĩa vật lý.

Hình thức online backup đã và đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Đối với người dùng sản phẩm của Apple như iPhone, iPad…, mỗi người đều có một tài khoản iCloud và dữ liệu của họ sẽ được backup thường xuyên lên hệ thống máy chủ của Apple. Đây được coi là một hình thức online backup điển hình, giúp giảm thiểu mất mát dữ liệu của khách hàng.

Ưu điểm lớn của hình thức online backup chính là mức độ an toàn và tin cậy. Bằng cách sao lưu toàn bộ dữ liệu vào Google Drive, iCloud,…, bạn có thể truy cập từ bất kỳ đâu, bằng bất kỳ thiết bị kết nối Internet nào. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức lưu trữ này là thiết bị lưu trữ phải được kết nối mạng Internet thì mới có thể backup và restore được. Do đó, tùy thuộc vào đường truyền Internet tại thời điểm sao lưu dữ liệu mà thời gian thực hiện online backup có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Một số lưu ý nên biết trước khi backup dữ liệu

Xác định mức độ quan trọng của dữ liệu

Với từng loại dữ liệu khác nhau, người dùng cần xác định mức độ quan trọng của từng loại để lựa chọn hình thức khôi phục phù hợp.

Nắm bắt mức độ rủi ro

Việc mất dữ liệu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần phải có những biện pháp dự phòng để có thể khôi phục dữ liệu nếu rủi ro xảy ra. Trong những mối hiểm họa có thể xảy ra đối với dữ liệu doanh nghiệp, lỗi phần cứng hoặc hệ thống có thể coi là nghiêm trọng nhất. Những rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn sẽ ít xảy ra hơn, nhưng vẫn cần đề phòng cẩn thận.

Xây dựng chiến lược khôi phục dữ liệu

Điều cần lưu ý tiếp theo là xây dựng một chiến lược cụ thể để khôi phục dữ liệu, từ đó đảm bảo khôi phục được tối đa các dữ liệu cơ sở hạ tầng sau sự cố.

Lựa chọn phương án sao lưu dữ liệu phù hợp

Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng để phòng trường hợp xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên với các yêu cầu pháp lý và kiểm soát khối lượng dữ liệu, dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến đang dần thay thế phương pháp sao lưu truyền thống. Với dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến, dữ liệu được khôi phục nhanh chóng, giúp hạn chế dữ liệu bị trùng, từ đó tối ưu tài nguyên và chi phí.

Cân nhắc những tác động có thể khiến máy chủ gặp lỗi

Doanh nghiệp cần đánh giá khối lượng dữ liệu cần khôi phục để tính toán thời gian khôi phục cần thiết. Ngoài ra có thể xác định chính sách khôi phục dữ liệu theo mức độ nghiêm trọng của hệ thống, các tác động, ảnh hưởng đến hệ thống và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để giảm thiểu thời gian khôi phục.

Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định

Quá trình cài đặt lại hệ điều hành, các bản cập nhật và gói dịch vụ, driver thiết bị mới, ứng dụng,... có thể tiêu tốn khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, cần xây dựng hệ thống hoạt động ổn định, tương thích trước khi tiến hành cài đặt ứng dụng và khôi phục dữ liệu. Trên thực tế, lỗi hệ thống sẽ khiến quá trình khôi phục dữ liệu tạm ngưng trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng

Việc lưu trữ dữ liệu mạng của tổ chức, doanh nghiệp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng. Bằng cách này, hệ thống mạng vẫn có thể truy cập được kể cả khi trang web bị lỗi.

Quy trình lập kế hoạch backup dữ liệu theo từng bước

Đối với quy trình lập kế hoạch backup dữ liệu có thể áp dụng theo chiến lược 3-2-1. Đây là một chiến lược bảo vệ dữ liệu hiệu quả, đảm bảo dữ liệu quan trọng không bị mất mát do các sự cố bất ngờ. Quy tắc này bao gồm ba yếu tố chính:

  • 3 bản sao của dữ liệu: Để bảo vệ dữ liệu khỏi các lỗi không mong muốn hoặc hỏng hóc, bạn nên giữ ít nhất ba bản sao của dữ liệu. Nó bao gồm bản gốc và hai bản sao dự phòng. Có nhiều bản sao giúp tăng cường độ an toàn và khả năng phục hồi dữ liệu.
  • 2 loại phương tiện lưu trữ khác nhau: Dữ liệu nên được lưu trên ít nhất hai loại phương tiện lưu trữ khác nhau để giảm rủi ro mất mát dữ liệu do hỏng hóc của một loại thiết bị cụ thể.
  • 1 bản sao ngoài trang: Một trong các bản sao nên được lưu trữ ở một địa điểm khác với vị trí chính của dữ liệu. Điều này nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi các rủi ro địa phương như hỏa hoạn, lũ lụt, hoặc trộm cắp. Bản sao này có thể được lưu trữ trên các dịch vụ đám mây (như Google Drive, Dropbox, hoặc Amazon S3) hoặc tại một cơ sở vật lý khác (như két sắt hoặc trung tâm dữ liệu).

Các bước thực hiện quy tắc sao lưu 3-2-1:

  • Xác định dữ liệu cần sao lưu: Lựa chọn các tệp tin quan trọng như tài liệu công việc, ảnh, video, và các tệp tin cá nhân khác.
  • Lựa chọn phương tiện lưu trữ: Chọn ít nhất hai loại phương tiện lưu trữ khác nhau như ổ cứng nội bộ, ổ cứng ngoài, và dịch vụ đám mây.
  • Thực hiện sao lưu: Tạo các bản sao dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ đã chọn và đảm bảo một bản sao được lưu trữ ngoài trang.
  • Kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra các bản sao lưu để đảm bảo chúng còn nguyên vẹn và cập nhật chúng với dữ liệu mới nhất. 

Trên đây, Bizfly Cloud vừa trình bày đến các bạn Backup là gì và các loại Backup phổ biến. Có thể thấy, Backup đang là phương pháp hữu hiệu giúp việc bảo mật và sao lưu diễn ra hiệu quả. Hy vọng bạn đã có kiến thích bổ ích để giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của Backup dữ liệu? Hệ thống backup của nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE