Router là gì? Phân loại thiết bị Router và cách lựa chọn Router Wifi phù hợp

2582
08-07-2024
Router là gì? Phân loại thiết bị Router và cách lựa chọn Router Wifi phù hợp

Router là thiết bị cho phép người dùng chia sẻ kết nối internet với các thiết bị khác như laptop, điện thoại hay máy tính bảng. Với xu thế ngày nay, việc sử dụng Modem wifi hay Router wifi là rất phổ biến. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Bizfly Cloud nhé!

Router là gì?

Router hay Bộ định tuyến là thiết bị kết nối hai hoặc nhiều mạng chuyển mạch gói hoặc mạng con. Chức năng chính của router là chuyển các gói dữ liệu giữa các mạng máy tính đến địa chỉ IP được chỉ định và cho phép nhiều thiết bị cùng kết nối Internet. Sau khi nhận lệnh, gói dữ liệu sẽ được chuyển từ router này đến router kia qua mạng Wifi.

Router là các thiết bị điện tử nhỏ kết nối nhiều mạng máy tính với nhau

Router là các thiết bị điện tử nhỏ kết nối nhiều mạng máy tính với nhau

Router được chia thành nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp, và được sử dụng cho các hộ gia đình hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Router chủ yếu truyền dữ liệu qua mạng LAN (mạng cục bộ) và WAN (mạng diện rộng). Trong khi mạng LAN kết nối các thiết bị bằng một bộ định tuyến duy nhất trong một khu vực cụ thể, thì mạng WAN có khả năng trải rộng trên cả khu vực địa lý lớn. Ví dụ như các tổ chức và công ty đa quốc gia có mạng lưới chi nhánh trên toàn cầu sẽ sử dụng mạng LAN riêng cho từng chi nhánh, sau đó kết nối với các mạng LAN khác để tạo thành mạng WAN. Do được phân phối trên toàn khu vực rộng lớn, mạng WAN sẽ cần nhiều bộ định tuyến và bộ chuyển mạch để có thể hoạt động hiệu quả.

Router hoạt động như thế nào?

Về mặt kỹ thuật, router là thiết bị mạng lớp 3 (Layer 3 network gateway device), có nghĩa là nó kết nối hai hoặc nhiều mạng và router hoạt động ở tầng mạng của mô hình TCP/IP.

>> Tham khảo thêm: Transmission Control Protocol - TCP là gì? Hoạt động như thế nào?

Bộ định tuyến chứa bộ xử lý (CPU), một số loại bộ nhớ kỹ thuật số và các cổng input-output (I/O) dữ liệu. Chúng hoạt động như các máy tính có mục đích đặc biệt, một máy tính không yêu cầu bàn phím hoặc màn hình.

CPU, một số loại bộ nhớ kỹ thuật số và các cổng input-output (I/O) dữ liệu

CPU, một số loại bộ nhớ kỹ thuật số và các cổng input-output (I/O) dữ liệu

Bộ nhớ của bộ định tuyến lưu trữ một hệ điều hành nhúng (OS). So với các sản phẩm hệ điều hành có mục đích chung như Microsoft Windows hoặc Apple Mac OS, hệ điều hành router giới hạn loại ứng dụng nào có thể chạy trên chúng và cũng cần dung lượng lưu trữ nhỏ hơn nhiều. Ví dụ về các hệ điều hành bộ định tuyến phổ biến bao gồm Hệ điều hành Internetwork của Cisco (IOS) và DD-WRT. Các hệ điều hành này được sản xuất thành một binary firmware image và thường được gọi là router firmware.

Bằng cách duy trì thông tin cấu hình trong một phần của bộ nhớ được gọi là routing table, các bộ định tuyến cũng có thể lọc cả lưu lượng vào hoặc ra dựa trên địa chỉ của người gửi và người nhận.

Chức năng của router

Chức năng của router

Router có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng

Về chức năng của router mang những chức năng nổi bật dưới đây:

  • Router có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng, từ một tới nhiều điểm đích đến cuối cùng từ router.
  • Nói một cách dễ hiểu là từ Router bạn có thể cắm trực tiếp dây LAN đến máy tính, hoặc sử dụng sóng Wifi do Router phát ra.
  • Router muốn phát sóng Wifi hoặc truyền các gói tín hiệu (tức là tín hiệu mạng internet) cho chúng ta sử dụng thì Router phải được gắn với modem. Modem ở đây có thể là modem 1 cổng, modem 4 cổng, modem wifi 1 cổng hay modem wifi 4 cổng đều được. Modem này đã được đấu nối với đường truyền Internet của nhà mạng.

Cấu tạo chung của 1 chiếc router

1 Router sẽ được cấu tạo bằng những thành phần sau đây:

Cổng mạng LAN

Trên thị trường Router đều sẽ có 2 cổng LAN trở lên có tác dụng trong việc giúp modem chính kết nối tới thiết bị đầu cuối như máy tính, laptop, TV… thông qua cáp quang để dùng internet. Các cổng LAN cũng đa dạng về mặt tốc độ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Cổng WAN

Đây là mạng diện rộng thường dùng là 1. Nhưng với một số loại sẽ có thể có 2 cổng. Vị trí của cổng WAN là phía sau Router, chuyên dùng để truy cập internet bằng việc kết nối với modem thông qua nhà cung cấp ISP.

Anten

Với loại router phát sóng wifi anten có thể ở 2 dạng ngầm hoặc ngoài. Nhưng loại phổ biến nhất là anten ngoài vì giúp độ phát sóng wifi trở nên mạnh mẽ hơn.

Ưu điểm, hạn chế khi sử dụng router

Sử dụng router sẽ có các ưu điểm và hạn chế sau đây:

Ưu điểm

Kết nối mạng đa dạng: Router cho phép kết nối các mạng khác nhau, bao gồm mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), và mạng Internet. Nó giúp các thiết bị trong mạng có thể giao tiếp và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả.

  • Quản lý và phân phối băng thông: Router có khả năng quản lý và phân phối băng thông hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc sử dụng mạng và đảm bảo hiệu suất tốt cho các ứng dụng và dịch vụ quan trọng.
  • Bảo mật mạng: Thiết bị này thường đi kèm với các tính năng bảo mật như tường lửa, mã hóa dữ liệu, và khả năng tạo các mạng riêng ảo giúp bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
  • Định tuyến động: Router có thể tự động cập nhật và điều chỉnh các đường dẫn mạng dựa trên trạng thái hiện tại của mạng, giúp tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu và giảm thiểu độ trễ.
  • Khả năng mở rộng: Cho phép mở rộng mạng một cách linh hoạt, giúp dễ dàng thêm mới các thiết bị hoặc phân đoạn mạng mà không cần thay đổi cấu trúc mạng hiện có.

Hạn chế

  • Chi phí cao: Các router cao cấp, đặc biệt là các router dành cho doanh nghiệp, có giá thành khá cao. Chi phí đầu tư ban đầu và bảo trì có thể là một yếu tố hạn chế đối với các tổ chức hoặc cá nhân có ngân sách hạn chế.
  • Cấu hình phức tạp: Để tận dụng hết các tính năng của router, người dùng cần có kiến thức và kỹ năng kỹ thuật. Việc cấu hình sai có thể dẫn đến các vấn đề về mạng và bảo mật.
  • Độ trễ và hiệu suất: Mặc dù router có thể tối ưu hóa đường dẫn mạng, nhưng trong một số trường hợp, việc định tuyến thông qua nhiều thiết bị có thể gây ra độ trễ và giảm hiệu suất mạng.
  • Giới hạn số lượng kết nối: Các router có giới hạn về số lượng thiết bị có thể kết nối đồng thời. Với sự phát triển của Internet of Things, nhu cầu kết nối nhiều thiết bị có thể vượt quá khả năng của một số router.
  • Tính tương thích: Một số router có thể không tương thích với các thiết bị hoặc công nghệ mạng mới, đòi hỏi người dùng phải nâng cấp hoặc thay thế router để đảm bảo hiệu suất và bảo mật.

Home Broadband Router

Router trở thành thiết bị chủ đạo khi các hộ gia đình bắt đầu sở hữu nhiều máy tính hơn và muốn chia sẻ kết nối Internet tại nhà.

Home networks sử dụng Internet Protocol (IP) router để kết nối các máy tính với nhau và với Internet. Các bộ định tuyến gia đình đời đầu hỗ trợ kết nối mạng có dây với cáp Ethernet trong khi các bộ định tuyến không dây mới hơn hỗ trợ Wi-Fi và Ethernet. Thuật ngữ broadband router áp dụng cho bất kỳ bộ định tuyến có dây hoặc không dây nào được sử dụng để chia sẻ kết nối Internet băng thông rộng (broadband Internet connection).

Các bộ định tuyến gia đình thường có giá từ 100$ trở xuống. Chúng được sản xuất để có giá cả phải chăng hơn nhiều so với các bộ định tuyến doanh nghiệp, một phần vì chúng cung cấp ít tính năng hơn. Tuy nhiên, bộ định tuyến gia đình cung cấp nhiều chức năng mạng chủ yếu cần thiết:

  • Chia sẻ kết nối Internet tại nhà cho hàng chục thiết bị.
  • Tường lửa mạng gia đình cơ bản và hỗ trợ bảo mật khác.
  • Khả năng thay đổi cài đặt cấu hình bộ định tuyến từ trình duyệt web.

Các loại thiết bị Router

Wired router (Router có dây)

Router có dây kết nối trực tiếp với modem thông qua dây cáp. Sau đó, các cáp riêng biệt sẽ kết nối với một hoặc nhiều thiết bị trong mạng, tạo thành mạng LAN và kết nối các thiết bị trong mạng với Internet. Trong quá trình chuyển các gói dữ liệu trong mạng, router sẽ sử dụng tường lửa (SPI) nhằm đảm bảo an toàn bảo mật.

Wireless router (Router không dây)

Giống như router có dây, router không dây cũng kết nối với Modem bằng dây cáp để nhận các gói dữ liệu Internet. Sau đó phân phối dữ liệu bằng cách chuyển đổi các gói tin từ mã nhị phân thành tín hiệu vô tuyến và phát sóng bằng một hoặc nhiều ăng-ten. Router không dây sẽ thiết lập mạng WLAN (mạng cục bộ không dây) để kết nối nhiều thiết bị với nhau bằng cách giao tiếp không dây.

các loại thiết bị Router

Virtual router (Router ảo)

Router ảo hoạt động như một bộ định tuyến mặc định, giúp các máy tính cùng chia sẻ mạng. Loại router này sử dụng Giao thức dự phòng bộ định tuyến ảo (VRRP) để thiết lập bộ định tuyến ảo chính và bộ định tuyến ảo dự phòng, hoạt động trong trường hợp router chính bị lỗi.

Core router

Core router là bộ định tuyến có dây hoặc không dây, chịu trách nhiệm phân phối các gói dữ liệu Internet trong cùng một mạng. Không giống các loại router sử dụng trong hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp nhỏ, core router thường được các tập đoàn và công ty lớn sử dụng để truyền các gói dữ liệu lớn trong mạng nội bộ.

Edge router

Ngược lại với Core router, Edge router là bộ định tuyến có dây hoặc không dây có khả năng phân phối các gói dữ liệu Internet với một hoặc nhiều mạng. Loại router này sử dụng giao thức định tuyến BGP để gửi và nhận dữ liệu từ các mạng khác.

Portable router

Portable router là loại router di động được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, thường được sử dụng để cung cấp kết nối internet không dây khi di chuyển. Loại này thường có pin tích hợp, có thể hoạt động độc lập không cần nguồn điện; hỗ trợ nhiều loại kết nối như 3G/4G/5G, Wifi hoặc Ethernet.

Cách lựa chọn Router Wifi phù hợp

Để lựa chọn Router Wifi phù hợp với nhu cầu, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí quan trọng dưới đây:

Tốc độ truy cập tối đa

Tốc độ truy cập tối đa là tốc độ cao nhất mà thiết bị có thể xử lý được, nằm trong khoảng từ 150Mbps đến hàng nghìn Mbps, phụ thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ và gói cước khác nhau.

Phạm vi phát sóng

Phạm vi phát sóng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn thiết bị router phù hợp, thể hiện qua số lượng và hiệu suất của ăng-ten. Do đó, các hộ gia đình có kiến trúc tường dày, khu đông dân cư hoặc văn phòng nên lựa chọn loại Router Wifi có khả năng hỗ trợ xuyên tường để đảm bảo hiệu suất hoạt động.

Băng tần đơn, băng tần kép

Băng tần là dải tần số của sóng điện từ để thu, phát tín hiệu liên lạc giữa các thiết bị không dây. Có hai loại băng tần chính là băng tần đơn và băng tần kép. So với băng tần đơn, Router hỗ trợ băng tần kép sẽ hoạt động ổn định và bền hơn, tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn.

RAM và bộ xử lý

Thông thường chỉ có loại thiết bị Router cao cấp mới cung cấp thông tin về RAM và bộ xử lý. Thông tin RAM càng lớn, bộ xử lý càng mạnh thì các tác vụ được xử lý càng nhanh, thiết bị hoạt động càng mượt mà hơn.

Chuẩn kết nối Wifi

Chuẩn AC và chuẩn N được cho là hai chuẩn kết nối Wifi phổ biến nhất hiện nay.

Mức độ bảo mật của Wifi

Để đảm bảo tính tối ưu bảo mật, người dùng nên lựa chọn WP2, loại bảo mật được đánh giá là an toàn nhất trên thị trường.

Thương hiệu sản phẩm

Trên thị trường có rất nhiều loại Router Wifi phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân, doanh nghiệp. Một số thương hiệu uy tín có thể kể đến như Tp-Link, Asus, Linksys,...

Bộ xử lý càng mạnh thì các tác vụ của Router được xử lý càng nhanh

Bộ xử lý càng mạnh thì các tác vụ của Router được xử lý càng nhanh

Phân biệt Router và Modem qua nhận dạng

Về chức năng, router có khả năng tạo thành các mạng máy tính và quản lý luồng dữ liệu bên trong, còn modem sẽ chịu trách nhiệm kết nối các mạng đó với mạng Internet bằng cách chuyển đổi tín hiệu từ ISP (nhà cung cấp dịch vụ mạng) thành tín hiệu số mà bất kỳ thiết bị kết nối nào cũng có thể hiểu được.

Về đặc điểm nhận dạng, router thường có cổng mạng LAN (một hoặc nhiều cổng), cổng mạng WAN (một hoặc hai cổng), ăng-ten phát sóng Wifi (ăng-ten ngoài hoặc ăng-ten ngầm), đồng thời có thêm cổng USB để chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Đối với modem, thường sẽ chỉ có một hoặc hai cổng LAN để phát ra router, và một cổng để nhận tín hiệu từ dây cáp quang và và cáp đồng ADSL.

Hiện nay modem không còn được sử dụng phổ biến nữa, thay vào đó các nhà mạng sẽ kết hợp modem và router để tạo thành thiết bị Modem Wifi, giúp tiết kiệm chi phí, tạo sự thuận tiện cho người dùng.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt cấu hình định tuyến tĩnh trên Router Cisco

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: router
SHARE