Địa chỉ IP là gì? Có những loại địa chỉ IP nào?

3036
21-07-2024
Địa chỉ IP là gì? Có những loại địa chỉ IP nào?

Chắc hẳn thuật ngữ IP các bạn đã nghe và gặp vô cùng nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách thức hoạt động và những ứng dụng của thuật ngữ máy tính này. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về địa chỉ IP và những phiên bản IP mới nhất trong bài viết sau đây.

Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một địa chỉ duy nhất xác định một thiết bị trên internet hoặc mạng cục bộ. Địa chỉ IP cho phép một thiết bị giao tiếp với các thiết bị khác qua mạng IP-based như Internet chẳng hạn.

Hầu hết các địa chỉ IP sẽ có dạng như sau:

151.101.65.121

Một số dạng địa chỉ IP khác mà bạn có thể gặp phải:

2001:4860:4860::8844

Những khác biệt về các Phiên bản IP (IPv4 so với IPv6) sẽ được giải thích kỹ hơn trong phần sau.

Địa chỉ IP dùng để làm gì?

Địa chỉ IP cung cấp danh tính của thiết bị được kết nối mạng. Tương tự như địa chỉ nhà riêng hay địa chỉ doanh nghiệp cung cấp vị trí thực tế cụ thể có thể nhận dạng, các thiết bị trên mạng được phân biệt với nhau thông qua địa chỉ IP.

Nếu bạn định gửi một bưu phẩm cho bạn của bạn ở một quốc gia khác, bạn sẽ phải biết chính xác địa chỉ gửi. Sẽ là không đủ nếu chỉ điền tên người đó trên bưu phẩm và hy vọng nó có thể tiếp cận anh ta. Thay vào đó, bạn phải đính kèm vào đó một địa chỉ cụ thể, và địa chỉ đó phải tra cứu được trong danh bạ điện thoại.

Tìm hiểu chung về địa chỉ IP - Ảnh 1.

Địa chỉ IP dùng để làm gì

Quy trình chung này cũng được sử dụng khi gửi dữ liệu qua internet. Tuy nhiên, thay vì sử dụng sổ điện thoại tra cứu tên của một người để tìm địa chỉ thực của người đó, máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu hostname và tìm địa chỉ IP đó.

Ví dụ: Khi bạn nhập một địa chỉ web như https://bizflycloud.vn vào trình duyệt của mình, yêu cầu tải trang đó sẽ được gửi tới DNS server để tìm kiếm hostname (https://bizflycloud.vn) và tìm địa chỉ IP tương ứng của nó (151.....). Nếu không có địa chỉ IP đính kèm, máy tính của bạn sẽ hoàn toàn không biết bạn đang tìm kiếm gì.

Địa chỉ IP hoạt động như thế nào?

Internet là hệ thống mạng dễ dàng kết nối mọi người toàn cầu với nhau thông qua giao thức internet để các thiết bị kết nối với nhau. Thông qua địa chỉ IP sẽ giúp các thiết bị sử dụng mạng có thể giao tiếp, chia sẻ và phân biệt dễ dàng, nhờ đó chúng ta có thể giao tiếp với nhau. Quá trình hoạt động của địa chỉ IP sẽ gồm có 5 phần chính sau đây:

Địa chỉ IP

Mỗi thiết bị sẽ được kết nối internet có một địa chỉ IP duy nhất, giống như địa chỉ nhà trong thế giới thực. Địa chỉ IP có hai phiên bản chính gồm có: IPv4 với 4 phần, mỗi phần là một số từ 0 đến 255. IPv6 được tạo ra để khắc phục giới hạn số lượng địa chỉ của IPv4, gồm 8 nhóm số hex

Gói tin

Dữ liệu được chia thành các gói tin nhỏ trước khi được gửi qua mạng. Mỗi gói tin chứa hai phần chính. Phần Header chứa thông tin điều khiển, như địa chỉ IP nguồn và đích, số thứ tự của gói tin, thông tin kiểm tra lỗi. Phần Payload sẽ chứa dữ liệu thực sự được truyền.

Chuyển tiếp

Khi một gói tin được gửi, nó sẽ được định tuyến qua các thiết bị mạng để đến đích. Các thiết bị này sẽ sử dụng bảng định tuyến để quyết định đường đi tốt nhất cho mỗi gói tin. Các bước chuyển tiếp bao gồm:

  • Định tuyến tĩnh: Dựa trên các bảng định tuyến cố định.
  • Định tuyến động: Sử dụng các giao thức định tuyến (như OSPF, BGP) để tự động cập nhật bảng định tuyến dựa trên điều kiện mạng thực tế.

Quá trình gửi và nhận

  • Bước 1 - chuẩn bị dữ liệu: Dữ liệu từ ứng dụng (như một email) được phân đoạn thành các gói tin.
  • Bước 2 - Định dạng gói tin: Mỗi gói tin được gán header với địa chỉ IP nguồn và đích.
  • Bước 3 - Gửi gói tin: Các gói tin được gửi từ thiết bị nguồn qua mạng.
  • Bước 4 - Chuyển tiếp gói tin: Các router trên đường sẽ định tuyến các gói tin đến đích.
  • Bước 5 - Nhận và tái cấu trúc: Thiết bị đích nhận các gói tin, kiểm tra và tái cấu trúc chúng thành dữ liệu gốc.

Kiểm soát lỗi và đảm bảo tính toàn vẹn

Mỗi gói tin chứa thông tin kiểm tra lỗi để đảm bảo dữ liệu không bị hỏng trong quá trình truyền. Nếu một gói tin bị lỗi, nó có thể được yêu cầu gửi lại.

Cấu trúc địa chỉ IP

Máy tính là thiết bị không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để làm việc thì các thiết bị cần kết nối qua mạng internet. Địa chỉ ip để giúp cung cấp nhận dạng cho một thiết bị mạng, nó cũng tương tự như địa chỉ riêng nhà hoặc từng doanh nghiệp. Mỗi thiết bị sẽ có các địa chỉ Ip khác nhau. Các thiết bị phần cứng muốn kết nối mạng đều phải kết nối và giao tiếp với nhau qua địa chỉ Ip riêng.

dia-chi-ip

Máy tính là thiết bị không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, để làm việc thì các thiết bị cần kết nối qua mạng internet. Địa chỉ ip để giúp cung cấp nhận dạng cho một thiết bị mạng, nó cũng tương tự như địa chỉ riêng nhà hoặc từng doanh nghiệp. Mỗi thiết bị sẽ có các địa chỉ Ip khác nhau. Các thiết bị phần cứng muốn kết nối mạng đều phải kết nối và giao tiếp với nhau qua địa chỉ Ip riêng.

Các địa chỉ ip sẽ có định dạng như chuỗi dãy số và các nhau bơi dấu chấm: Địa chỉ IPv4: 151.101.65.121 và địa chỉ ip IPv6: 2001:4860:4860::8844

Địa chỉ IPv4

IPv4 hay có tên gọi khác là Internet Protocol version 4, bản thứ tư của các giao thức internet. IP – Internet Protocol là giao thức của chồng giao thức. Giao thức này có tên gọi à TCP/IP thuộc về lớp Internet. Tương ứng với lớp thứ ba (lớp network) của mô hình OSI.

Địa chỉ IPv4 Có cách viết theo dạng gồm số bốn nhóm số thập phân và được ngăn cách bằng dấu chấm. Bản 32 bit chia đều cho bốn nhóm số khác nhau. Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ nhị phân. Giá trị của mỗi octet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0 (8 bits toàn 0) đến 255 (8 bits toàn 1).

==> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ IPv4 là gì? Phân loại từng lớp trong IPv4

Địa chỉ IPv6

Khác với IPv4, IPv6 là phiên bản IP nâng cấp cao hơn. Hiện nay bản này là phiên bản mới nhất của IP. IPv6 hay có tên gọi Internet Protocol version 6 ra đời sau và cải tiến những khuyết điểm của ip IPv4 và hiện đang được người dùng rộng rãi hơn.

==> Tìm hiểu thêm: IPv6 là gì? Tìm hiểu giao thức Internet phiên bản 6 mới nhất

vp4

Có những loại địa chỉ IP nào?

Tùy vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm: 

  • Địa chỉ IP công cộng – IP Public
  •  Địa chỉ IP riêng - IP Private
  • Địa chỉ IP tĩnh – Static IP
  • Dynamic IP – địa chỉ IP động 

Chúng có thể được phân là IPv4 hoặc IPv6, cả IP Public và IP Private đều tồn tại dưới dạng IP động hay IP tĩnh.

1. IP Public (Địa chỉ IP công cộng)

IP public là dạng ip công cộng được các nhà dịch vụ internet cung cấp. Ip này sẽ mang tính phổ biến và được các nhà mạng hay nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhằm kết nối internet khác. IP public cho phép các thiết bị truy cập web hay liên lạc với nhiều máy tính khác. IP public mạng có dung lượng cao, liên kết nhanh.

2. IP Private (Địa chỉ IP cá nhân)

IP Private có giới hạn liên kết, được dùng để sử dụng trong nội bộ mạng LAN, được dùng nhiều trong mạng gia đình và mạng quán nét. Khác với IP công cộng, IP Private chỉ có thể kết nối mạng mạng internet thông qua bộ định tuyến còn gọi là router. Địa chỉ IP riêng được thiết lập theo cách thủ công hoặc có thể gán ghét tự động.

3. IP Static (Địa chỉ IP tĩnh)

IP Static còn có tên gọi khác là IP tĩnh, đôi khi được gọi là fixed IP addresses (địa chỉ IP cố định)Địa chỉ IP được cấu hình thủ công cho thiết bị so với địa chỉ được gán thông qua DHCP server. Nói về ip tĩnh thì hoàn toàn không thay đỏi được thời gian, cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian.

4. IP Dynamic (Địa chỉ IP động)

IP Dynamic là IP động, đồng nghĩa là địa chỉ ip có thể thay đổi được.Ví dụ hôm nay có là A thì ngày mai có thể thay là B. Địa chỉ thay thế hoàn toàn tự động và được quản lý qua máy chủ DHCP Server.

Các lớp địa chỉ IP phổ biến

Các lớp địa chỉ IP thường được sử dụng với mục đích và ý nghĩa khác nhau. Sau đây sẽ là một số lớp phổ biến:

0.0.0.0

Địa chỉ này thường được sử dụng để chỉ một mạng hay một host cụ thể trên mạng. Trong nhiều trường hợp, nó được sử dụng để chỉ ra một địa chỉ không xác định hoặc một đích không rõ ràng.

127.0.0.1

127.0.0.1 là địa chỉ IP loopback của máy tính, thường được sử dụng để kiểm tra giao thức TCP/IP trên máy chủ cục bộ. Khi gửi dữ liệu đến địa chỉ này, máy tính sẽ gửi dữ liệu đó đến chính nó, thay vì gửi qua mạng.

Từ 169.254.0.1 cho đến 169.254.254.254

169.254.0.1 cho đến 169.254.254.254 là dải địa chỉ APIPA (Automatic Private IP Addressing). Khi một máy tính không thể kết nối với một máy chủ DHCP để nhận địa chỉ IP, nó sẽ tự động cấp cho mình một địa chỉ trong dải này để vẫn có thể giao tiếp trong mạng cục bộ.

255.255.255.255

Đây là địa chỉ broadcast cho một mạng con. Khi một gói tin được gửi tới địa chỉ này, nó sẽ được gửi đến tất cả các thiết bị trong mạng con đó.

Hướng dẫn kiểm tra địa chỉ IP 

Cách kiểm tra IP riêng

Cách 1: Xem địa chỉ IP máy tính bằng Command Prompt

Bạn mở của sổ Command Prompt trên máy tính bằng cách tổ hợp phím Windows R, sau đó nhập cmd và ấn Enter.

Bước tiếp theo, trong Command Prompt, nhập lệnh ipconfig và nhấn Enter. Kết quả sẽ trả ra địa chỉ hiện ở dòng IPv4 Address.

dia-chi-ip

Cách 2: Kiểm tra địa chỉ IP máy tính từ thanh taskbar

Bước 1 : Mở Control panel sau đó chọn View network status and tasks.

kiem-tra-ip

Bước 2: Chọn Detail trong cửa sổ trạng thái.

kiem-tra-ip

Trong của sổ khi thể hiện thông tin chi tiết kết nối ra, bạn sẽ thấy địa chỉ được liệt kê có tên IPv4 Address.

kiem-tra-ip

Cách kiểm tra IP công cộng

Để tìm địa chỉ IP công cộng, cách đơn giản nhất là chúng ta đi “hỏi” một website. Một số website chuyên dụng có khả năng nhìn máy tính dưới dạng địa chỉ IP và hiển thị thông tin đó cho người dùng.

Các website cung cấp địa chỉ IP công cộng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

MyIP.com

MyIP.com là một công cụ hữu ích mà có thể cung cấp cho bạn thông tin về địa chỉ IP này. Ngoài ra, bạn còn có thể biết được thông tin host, cổng từ xa và tên của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Thông tin về trình duyệt (phiên bản, phân loại, ngôn ngữ trình duyệt) và phần cứng máy tính (hệ điều hành, kích thước màn hình, phân loại thiết bị) mà bạn sử dụng cũng sẽ được nêu chi tiết. Ở cuối trang web sẽ có thêm thông tin thống kê về việc sử dụng địa chỉ IPv6 qua các năm. Giao diện của My IP khá dễ sử dụng, giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt được thông tin mà họ cần.

WhatIsMyIP.com

Đây được coi là một trong những đơn vị hàng đầu về cung cấp thông tin địa chỉ IP. Việc biết được địa chỉ IP công cộng là cần thiết đối với người dùng các game trực tuyến, sử dụng kết nối desktop từ xa và kết nối với DVR camera an ninh. Địa chỉ IP của mạng gia đình cho phép người dùng kết nối với mạng Internet, đồng thời giúp xác định vị trí VPN nếu mục tiêu của bạn là truy cập mạng từ một khu vực khác hoặc bảo vệ quyền riêng tư. Không chỉ thế, WhatIsMyIP.com còn cung cấp các công cụ cho phép người dùng thực hiện việc tra cứu vị trí IP của họ và của thiết bị khác, phát hiện proxy, kiểm tra tốc độ Internet, v.v…

WhatIsMyPublicIP.com


Được thành lập vào năm 2014 bởi Neil Sorathia, WhatIsMyPublicIP là một trang web uy tín giúp cung cấp mọi thông tin cần thiết về địa chỉ IP như địa chỉ IP công cộng của người dùng, thông tin về đăng ký tên miền hoặc doanh nghiệp cụ thể, kiểm tra tốc độ kết nối Internet và hỗ trợ khắc phục sự cố về kết nối mạng.

KiemtraIP.com

Đây là website kiểm tra địa chỉ IP khá phổ biến được cung cấp bởi HostingViet, một doanh nghiệp Việt với nhiều năm kinh nghiệm và nền tảng chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin. Trang web được thiết kế tinh gọn và đơn giản, giúp người dùng tra cứu địa chỉ IP, DNS và nhận được kết quả ngay trong giây lát.

CheckIP.com.vn

Thêm một website cung cấp địa chỉ IP miễn phí do người Việt cung cấp là CheckIP.com.vn. Website được thiết đơn giản, tiện dụng, giúp hiển thị địa chỉ IP của bạn và các thông tin như tên máy chủ, nhà mạng, khu vực, quốc gia, châu lục với sự trợ giúp của nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tra cứu các địa chỉ IP hoặc tên miền khác và nắm được các thông tin tương tự.

Cách ẩn địa chỉ IP

Tại sao nên ẩn địa chỉ IP?

Ẩn địa chỉ IP là cách giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trực tuyến. Khi bạn truy cập internet, địa chỉ IP có thể bị theo dõi bởi các trang web, công ty quảng cáo, hoặc thậm chí là kẻ tấn công. Các dịch vụ trực tuyến cũng thường theo dõi hoạt động của bạn dựa trên địa chỉ IP.

Bằng cách ẩn địa chỉ IP, người dùng có thể tránh được việc theo dõi này và giữ cho hoạt động của bạn ẩn danh hơn. Trong một số trường hợp, địa chỉ IP có thể bị chặn truy cập vào một số nội dung trực tuyến, nhưng bằng cách ẩn địa chỉ IP, bạn có thể truy cập vào các trang web hoặc dịch vụ mà bạn muốn mà không gặp trở ngại.

Hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP

Để ẩn địa chỉ IP, bạn có thể thực hiện bằng 2 cách sau đây:

Proxy

Đây là cách đơn giản nhất để ẩn địa chỉ IP. Máy chủ sẽ hoạt động giống như chiếc mặt nạ khi người dùng sử dụng internet. Khi bạn gửi một yêu cầu, lúc này máy chủ sẽ đáp trả hoặc chặn yêu cầu theo từng IP. Các bên liên quan sẽ thấy giao thông giữa máy tính và máy chủ. Với những dữ liệu mang tính nhạy cảm, phương pháp này được coi là hiệu quả hơn cả.

Hiện nay cũng có khá nhiều loại máy chủ miễn phí nhưng nó thường không đáng tin cậy. Do đó bạn cần lựa chọn và sử dụng các biện pháp kiểm tra để xác định tính an toàn trước khi sử dụng.

VPN

Để ẩn địa chỉ IP, người dùng có thể sử dụng VPN. Lúc này, VPN sẽ hoạt động giống một máy chủ giúp bảo vệ hoạt động internet khỏi máy tính của bạn. Toàn bộ thông tin gửi đi sẽ được chuyển qua máy chủ VPN sau đó mới chuyển yêu cầu tới địa chỉ IP khác để tránh người dùng bị theo dõi.

Mặt khác, VPN sẽ cài đặt đường hầm mã hóa giữa thiết bị của bạn với mạng internet. Những yêu cầu được truyền đi sẽ dùng một IP hoàn toàn khác.

Trên đây là các kiến thức tổng quan và mới nhất về khái niệm địa chỉ IP. Hy vọng bài viết giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ và rõ nét hơn về vấn đề này!

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud


SHARE