Hackathon là gì? Hackathon có ảnh hưởng gì tới thế giới công nghệ?
Bạn muốn biết Hackathon là gì? các mô hình và sự kiện của cuộc thi Hackathon? Bài viết này của Bizfly Cloud sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về chủ đề này.
Hackathon là gì?
Hackathon còn được gọi là codefest, là một social event về lập trình – Nơi các lập trình viên máy tính và những ai có cùng mối quan tâm hoặc hứng thú có thể cùng nhau cải thiện hoặc xây dựng một chương trình phần mềm mới.
Từ hackathon được ghép lại từ "hack", hay một lập trình viên thông minh và "marathon", hay cuộc chạy việt dã đòi hỏi sức chịu đựng và sức bền ở cường độ cao.
Khái niệm hackathon, cũng được biết đến là hack day hay hack festival, được ra đời từ cộng đồng nguồn mở. Sự kiện đầu tiên được chính thức mang tên hackathon là Hackathon OpenBSD ở Calgary, Canada, tổ chức ngày 4 tháng 6 năm 1999.
Hiện nay, các bộ phận kỹ thuật, đặc biệt là trong các công ty có nền tảng web-based, áp dụng cơ hội này này như một cách tìm kiếm nhân sự cho doanh nghiệp.
Hackathons đôi khi được tổ chức nhằm phục vụ cho một mục tiêu cụ thể, nhưng thông thường đây là cơ hội để thực hiện mô hình nhân viên làm chủ và theo đuổi những ý tưởng vượt trội trong một môi trường rủi ro thấp.
Nhân viên sẽ được nhận các hỗ trợ để tự do cộng tác với các đồng nghiệp ở các bộ phận khác trong một khung thời gian nhất định và không chịu áp lực phải sản xuất một sản phẩm khả thi.
Các mô hình Hackathon
Các Hackathon có mục tiêu và chủ đề khác nhau Hackathons được tổ chức như một sân chơi để tạo ra các ứng dụng như ứng dụng di động, biến thể hệ điều hành, nâng cấp web và trò chơi video được coi là các hackathon thích hợp.
Một số người tham gia Hackathon cho các mục đích cộng đồng để giúp tìm giải pháp cho các vấn đề như hệ thống giao thông công cộng, giáo dục và ứng phó thảm họa.
Hackathon trong tổ chức được các công ty như Amazon, Google và Microsoft tổ chức để khuyến khích nhân viên tham gia phát triển sản phẩm mới.
Ngôn ngữ hoặc lập trình hackathon được dành riêng cho việc tạo ngôn ngữ lập trình hoặc các khung ứng dụng cụ thể như C ++ hoặc .NET.
Một số Hackathon chỉ mở cho một nhóm nhân khẩu học cụ thể như sinh viên hoặc phụ nữ, trong khi các hackathon khác sẽ dành cho các developer với mức độ thành thạo và kinh nghiệm nhất định.
Phân loại về các sự kiện của Hackathon
Đối với lập trình viên chuyên nghiệp hoặc nhà khoa học dữ liệu
Những cuộc thi viết mã cho ngôn ngữ lập trình được tổ chức trực tuyến hoặc diễn ra tại một địa điểm cụ thể. Những cuộc thi Coding trực tuyến có thể kéo dài hơn một tháng, một quý hoặc thời gian có thể lên đến nửa năm. Trong khi đó, những sự kiện diễn ra trực tiếp tại một địa điểm sẽ chỉ kéo dài từ 1 ngày đến tối đa là 1 tuần.
Ngoài ra, hai hình thức thi này có thể kết hợp lại với nhau ví dụ như Cuộc thi viết mã của Google hoặc là Cuộc thi Kaggle.
Dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào đi nữa thì những cuộc thi Coding đều có mục tiêu chung đó là tìm ra giải pháp hiệu quả và kết quả chính xác nhất. Tiêu chí để đánh giá cuộc thi sẽ có những hạng mục rõ ràng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo yêu cầu từ phía Ban tổ chức.
Hackathon đối với các doanh nghiệp
Hackathon doanh nghiệp không giống như các Hackathon tập trung vào công nghệ. Hackathon doanh nghiệp sẽ nhấn mạnh vào việc kinh doanh, yêu cầu đưa ra mô hình sản phẩm, trình bày ý tưởng cụ thể.
Do đó, bên cạnh những chuyên gia công nghệ thì đội tham gia Hackathon doanh nghiệp cần phải có cả những nhân lực liên quan đến thiết kế, truyền thông.
Một số công ty tổ chức cuộc thi Coding nội bộ có thể kể đến như: Facebook, Google, Microsoft.
Hackathon cho những người mới bắt đầu
Hiện nay có rất nhiều cuộc thi Viết mã cho ngôn ngữ lập trình dành cho những người mới bắt đầu. Sinh viên, thanh thiếu niên đều là những người có thể tham gia sự kiện.
Những giải thưởng dành cho sự kiện Hackathon trong các trường đại học thường mang tính cạnh tranh dựa trên các giải từ nhà tài trợ. Mục tiêu của các sự kiện này chính là tạo ra một môi trường học tập, trao đổi và nâng cao kiến thức cho sinh viên.
Tổ chức một Hackathon
Bước đầu tiên khi tổ chức một hackathon là cần xác định mục tiêu của hackathon đó. Xây dựng quy tắc rõ ràng cho Hackathon là bước quan trọng tiếp theo. Người tham dự cần được thông báo về nhiệm vụ, thời gian phân bổ và các nguồn họ có thể tham khảo khi tạo ra sản phẩm của mình.
Một điều quan trọng nữa là các nhà tổ chức cần tạo ra một môi trường hợp tác tích cực tại sự kiện hackathon. Các sự kiện như thế này nên khuyến khích các ý tưởng táo bạo, thậm chí "khác thường" cho các sản phẩm, dịch vụ và dự án mới.
Khi kết thúc một cuộc thi hackathon, hội đồng giám khảo sẽ trao các giải thưởng cho các đội hoặc dự án thắng cuộc.
Nội dung các vòng thi của Hackathon
Hackathon là một sự kiện lập trình nhanh mà những người tham gia cần tập trung tối đa vào việc tạo ra phần mềm mới. Ngoài ra cũng có một số dự án phát triển phần cứng nhưng không phổ biến. Cuộc thi thường diễn ra với 3 vòng chính như sau:
1. Vòng ý tưởng
Các đội thi gửi cho ban tổ chức ý tưởng về sản phẩm của đội mình với đề bài cho trước. Nếu ý tưởng đó được ban tổ chức đánh giá là có tính sáng tạo và khả thi thì sẽ tiếp tục tiến tới vòng tiếp theo.
2. Vòng code tập trung
Các đội có mặt trong vòng thi này sẽ tập trung tại một địa điểm được chỉ định để code và hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm của các đội sẽ được ban giám khảo cố vấn, định hướng và đánh giá chi tiết để phát triển theo mục tiêu của ban tổ chức.
3. Vòng thuyết trình
Đội thi thực hiện bài thuyết trình trực tiếp và demo sản phẩm của mình trước ban giám khảo và các đội thi khác. Đội nào có sản phẩm xuất sắc nhất và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ban tổ chức đưa ra sẽ giành chiến thắng.
Ưu và nhược điểm của Hackathon
Hackathons là một cơ hội để kết nối các cá nhân có nền tảng kỹ thuật lại gần nhau hơn và tạo thành các team cùng giải quyết vấn đề hoặc phát triển ý tưởng mới.
Hackathons có thể giúp người tham gia trau dồi các kỹ năng của bản thân, gặp gỡ và giao lưu với những người khác trong cùng lĩnh vực công nghệ. Tổ chức Hackathon trong doanh nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên đổi mới, thúc đẩy team building và mang đến cơ hội hợp tác chéo giữa các bộ phận.
Tuy nhiên, hạn chế của Hackathons là hoạt động này có thể tạo thêm áp lực cho nhân viên. Các ý tưởng được tạo ra thông qua hackathon cũng có thể khá phức tạp, bởi việc sàng lọc hoặc đánh giá các ý tưởng không có tính chính thức. Hackathons cũng đòi hỏi thời gian, chi phí và các nguồn lực khác để tổ chức, không mang lại một nguồn lợi đảm bảo từ đầu tư.
Các sản phẩm và ứng dụng nổi tiếng đã ra đời tại Hackathon
Hackathons đã được chứng minh là một cơ hội tuyệt vời để cho ra đời các ý tưởng sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.
Ví dụ: nhiều tính năng phổ biến của Facebook đã được phát triển trong các dự án hackathon. Nút Like, Facebook Chat, video và thậm chí Timeline đều là các sản phẩm của hackathons.
Một ví dụ thành công gây chú ý khác là GroupMe - ứng dụng nhắn tin nhóm được phát minh lần đầu tiên tại cuộc thi hackathon TechCrunch Disrupt 2010. Ngay sau khi phát triển, GroupMe đã được Skype mua lại với giá hơn 40 triệu USD.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia Hackathon?
Cuộc thi Hackathon được xem là một sân chơi lớn bổ ích nhưng cũng rất cạnh tranh đối với các DEV. Để tham gia cuộc thi các bạn cần chuẩn bị một số công cụ sau:
- Dự án phần mềm hay ý tưởng sản phẩm tham gia dự thi. Nó có thể là phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại hoặc một trang web.
- Chuẩn bị ý tưởng hoặc bản vẽ thiết kế từ trước.
- Các tài liệu đăng ký dự thi dưới định dạng PDF gồm: CV, thẻ sinh viên/CCCD/CMND.
- Chuẩn bị tâm thế vững vàng, sức khỏe tốt và định hướng rõ ràng cho sản phẩm để tránh phát sinh những rắc rối không đáng có.
Làm thế nào để đăng ký tham gia Hackathon?
Cuộc thi Hackathon 2024 đã chính thức khởi động với lịch trình dự kiến ngày 29/06 - 30/06 tại TPHCM. Để đăng ký tham gia cuộc thi các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Click vào liên kết https://go.d3v.gg/hackhcmc-vn. Tiếp theo các bạn nhấn vào nút “Đăng ký dự thi”.
- Bước 2: Cung cấp đầy đủ các thông tin theo ban tổ chức yêu cầu.
- Bước 3: Xác nhận hoàn tất đăng ký và chờ lịch thi.
Cơ hội việc làm khi tham dự Hackathon là gì?
Có thể nói rằng Hackathon là sân chơi lớn quy mô quốc tế dành cho các bạn có niềm đam mê đặc biệt với công việc lập trình. Đây cũng là cơ hội tốt để các bạn giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phát triển bản thân. Sau cuộc thi các bạn sẽ có cơ hội thực tập hoặc tìm kiếm việc làm tốt sau khi hoàn thành chương trình học.
Tại Hackathon các bạn sẽ được trải nghiệm môi trường học tập độc đáo có thể áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Đồng thời học hỏi từ thực nghiệm và trải nghiệm trực tiếp mở ra cánh cửa mới cho sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực công nghệ.
Ngoài ra sau cuộc thi các bạn sẽ được trao cơ hội làm việc với các chuyên gia công nghệ hàng đầu hiện nay. Tại đây các bạn cũng sẽ thực hành và trải nghiệm trực quan tại nhà máy sản xuất của DENSO Việt Nam. Nếu nhận được chứng chỉ mọi người còn có có cơ hội nhận việc làm hoặc thực tập tại các công ty công nghệ uy tín hàng đầu thế giới.
Hackathon là cơ hội tuyệt vời để các bạn trải nghiệm với nền tảng công nghệ Low-code, đánh thức tiềm năng sáng tạo và phát huy tối đa sức mạnh của công nghệ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về Hackathon là gì và nhận được những lợi ích tuyệt vời sân chơi đem lại.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps