DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps

1919
09-07-2024
DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps

DevOps là gì?

DevOps là một thuật ngữ để chỉ một tập hợp các hành động trong đó nhấn mạnh sự hợp tác và trao đổi thông tin của các lập trình viên và chuyên viên tin học khi cùng làm việc để tự động hóa quá trình chuyển giao sản phẩm phần mềm và thay đổi kiến trúc hệ thống.

DevOps hoạt động như thế nào?

Thông thường trong một tổ chức, team phát triển sẽ thử nghiệm mã code mới trong một môi trường độc lập để đảm bảo kiểm soát chất lượng (QA) và – trong trường hợp thử nghiệm đạt đủ tiêu chuẩn, code sẽ được đưa vào vận hành sử dụng. Team vận hành sẽ tiếp nhận từ bước này để triển khai và duy trì các chương trình. Một trong những vấn đề trong mô hình triển kiểu thác nước này giữa các phiên bản phần mềm sẽ xuất hiện các khoảng trống thời gian và vì hai đội làm việc hoàn toàn tách biệt, nhóm phát triển không phải lúc nào cũng nhận thức được các rào cản trong vận hành; điều này cản trở tiến độ thực hiện công việc.

DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps - Ảnh 1.

Mô hình DevOps hướng đến việc phối hợp hoạt động phát triển và triển khai ứng dụng trong một quy trình hợp lý hơn, phù hợp hơn với sự phát triển, mức độ đảm bảo chất lượng (QA) cũng như các nỗ lực của team vận hành. Kiểu hoạt động này cũng chuyển một số trách nhiệm của nhóm vận hành về lại nhóm phát triển để tạo điều kiện thúc đẩy, tích hợp, phân phối và giám sát không ngừng. Từ nhu cầu đưa mã code vào hoạt động nhanh và thường xuyên hơn để giúp tổ chức phản ứng kịp thời khi có các thay đổi về yêu cầu nghiệp vụ, sự cần thiết phải phân tách các silo giữa phát triển và vận hành càng trở nên cấp thiết hơn. Các driver phân tách silo sẽ bao gồm ứng dụng điện toán đám mây ngày một nhiều hơn cùng với những tiến bộ trong cơ sở hạ tầng phần mềm, các microservice, container và tự động hóa.

>> Hiểu siêu ngắn gọn về Microservice

Lợi ích của DevOps mang tới cho doanh nghiệp

Sự tích hợp lệ tục trong việc triển khai DevOps giúp các nhà phát triển dễ dàng phát hiện ra các vấn đề và lỗi tích hợp trong quá trình. Đồng thời giúp hợp lý hóa các nhánh và bản dựng. Điều này đem đến cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như:

1. Tốc độ nhanh chóng

DevOps chỉ cần một khoảng thời gian ngắn để phát triển hoàn thiện một sản phẩm phần mềm tùy chỉnh nhờ quy trình tự động nhất định. Trong khi đó quy trình truyền thống phải kéo dài hàng tuần mới có thể tiếp cận và hoàn thành. Nhờ vậy các doanh nghiệp có thể đổi mới cho khách hàng nhanh hơn.

Tốc độ thích ứng nhanh với thị trường đang thay đổi từng ngày góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ đó sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn so với đối thủ.

2. Chuyển giao dễ dàng

DevOps là gì? Đây chính là văn hóa cộng tác giữa các nhóm phát triển, vận hành, chia sẻ trách nhiệm đồng thời kết hợp công việc. Thông qua đó các nhóm làm việc sẽ hiệu quả hơn. Việc chuyển giao công việc và tạo mã được thiết kế riêng cho môi trường mà nó hoạt động nên thời gian sẽ được rút ngắn và tốc độ sẽ được đẩy nhanh đáng kể.

3. Độ tin cậy tuyệt vời

Hiểu rõ DevOps là gì bạn sẽ thấy hệ thống này đem đến độ tin cậy thực sự tuyệt vời. Những biện pháp tích hợp và triển khai liên tục giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng đánh giá từng thay đổi đều hoạt động chính xác và an toàn. Biện pháp thực hành giám sát và ghi nhật ký cũng sẽ giúp bạn nhận được thông tin chính xác về hiệu năng trong thời gian thực.

4. Vận hành ở quy mô phù hợp

DevOps đảm bảo việc vận hành, quản lý cơ sở hạ tầng và các quy trình phát triển tốt ở quy mô phù hợp. Khả năng tự động hóa và tính nhất quán giúp việc quản lý hệ thống phức tạp trở nên đơn giản hơn. Những rủi ro thường gặp cũng được giảm thiểu đáng kể.

5. Tăng cường sự hợp tác

Mô hình nhóm làm việc theo văn hóa DevOps giúp làm nổi bật tinh thần làm chủ và trách nhiệm giải trình. Nhà phát triển cùng các nhóm nghiệp vụ sẽ có mối cộng tác chặt chẽ cùng có trách nhiệm chung và phối hợp nhịp nhàng các quy trình công việc.

Sự tăng cường hợp tác đến mức tối đa giúp khắc phục hiệu quả tình trạng làm việc trì trệ, kém hiệu quả thường thấy trong các môi trường làm việc hiện nay. Điều này cũng tiết kiệm khá nhiều thời gian trong việc bàn giao giữa nhà phát triển với nhóm nghiệp vụ hoặc tạo mã được thiết kế cho môi trường nó hoạt động.

6. Đảm bảo tính bảo mật

DevOps áp dụng chính sách tuân thủ tự động hóa giúp đảm bảo độ tin cậy tối ưu cho cả hệ thống. Các công cụ kiểm soát được tinh chỉnh hợp lý cùng các kỹ thuật quản lý cấu hình đảm bảo tuân thủ ở quy mô phù hợp. Nhờ vậy các bạn sẽ dễ dàng xác định và theo dõi sự tuân thủ của các nhóm làm việc.

Chuỗi công cụ DevOps

DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps - Ảnh 2.

Mặc dù các Marketer đã bắt đầu chú ý đến xu thế DevOps này nhưng trên thực tế vẫn có chưa một sản phẩm DevOps nào. Chỉ có duy nhất phần mềm mới giúp team vận hành và team phát triển làm cộng tác hiệu quả hơn và phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của các tiêu chuẩn hơn. Các công cụ phần mềm mới hiện nay đã ra đời để giúp các tổ chức tự động kiểm tra và tạo ra một sự liên kết giữa phát triển và phát hành hợp lý hơn. Các công cụ này bao gồm GitHub phần mềm lưu trữ code, Puppet và Chef giúp quản lý cấu hình, Nagios giúp theo dõi sự thay đổi mã code ảnh hưởng đến môi trường như thế nào và Splunk cho operational intelligence.

>> Tham khảo thêm: Tổng quan Nagios - công cụ giám sát mạng mạnh mẽ là gì?

DevOps as a Service là một mô hình phân phối bộ công cụ hỗ trợ việc hợp tác giữa team phát triển phần mềm và team vận hành trong tổ chức thuận tiện và dễ dàng hơn. Trong mô hình này, các nhà cung cấp DevOps as a Service tập hợp các công cụ khác nhau hỗ trợ các phần khác nhau trong cùng một quy trình tổng thể và kết nối chúng lại thành một khối hợp nhất.

Vai trò của các kỹ sư DevOps

Vai trò của một kỹ sư DevOps không chỉ đơn thuần theo một lộ trình nghề nghiệp duy nhất; đa phần các chuyên gia đều trải qua nhiều môi trường và nền tảng khác nhau. DevOps có thể được coi là một dạng văn hóa, tinh thần hợp tác hơn là yêu cầu công việc hoặc các kỹ năng chặt chẽ, cụ thể. Bởi vì đây là một lĩnh vực tương đối rộng nên vị trí DevOps có thể phù hợp với các IT thông thường hơn là các chuyên gia.

Ví dụ, một kỹ sư DevOps có thể ban đầu là một nhà phát triển phần mềm, làm nhiệm vụ giám sát vận hành. Ngược lại, một kỹ sư DevOps cũng có thể phát triển từ vai trò của một quản trị viên hệ thống nhờ thu thập được các kiến thức về mã hóa, viết kịch bản, tích hợp và thử nghiệm trong quá trình làm việc.

>> Bạn muốn trở thành một lập trình viên? Dưới đây là 27 cách để học trực tuyến

Tùy theo từng mô hình tổ chức và nhu cầu kỹ thuật riêng biệt, đôi khi có thể xảy ra sự chồng chéo công việc giữa DevOps và SysOps, tuy nhiên các kỹ sư DevOps sẽ là người chịu trách nhiệm thay đổi quy trình kinh doanh khi cần thiết để giải quyết các vấn đề về vận hành và cải thiện kết quả kinh doanh.

DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps - Ảnh 3.

Kỹ sư DevOps cần học những gì?

Kỹ sư DevOps hay tên chuyên ngành là DevOps Engineer giữ vai trò đảm nhiệm quá trình phát triển và duy trì hệ thống CNTT trong doanh nghiệp. Vị trí này giữ vai trò khá quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu thời gian “chết” trong các dự án.

Ngoài ra DevOps Engineer còn có nhiệm vụ nối kết các nhóm phát triển và các đội ngũ IT khác nhau. Tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo sự liên kết mạch lạc giữa hai phần, thống nhất hướng đi và mục tiêu chung.

Vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình DevOps Engineer cần trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng sau đây:

  • Có kiến thức chuyên môn và sử dụng thành thạo về các lệnh trong window, linux, mac OS. Chẳng hạn như Terminal, CMD, Powershell,...
  • Học kiến thức cơ bản về HTTP, DNS, HTTPS, FTP, SSL,...
  • Biết về các khái niệm và chức năng thường sử dụng, chẳng hạn như: Caching Server, Load balancer, Reverse Proxy, Firewall.
  • Có kỹ năng sử dụng các dịch vụ cloud của Amazon, Google cloud,..
  • Học Code một số ngôn ngữ hệ thống như Bash script, Java, Python, Php, Javascript,...
  • Học cách triển khai CI/CD thông qua các loại tool Jira, Jenkins, Git (Gitlab, Bitbucket) và học cách sử dụng tool Monitoring server (Nagios, Icing, Zabbix hoặc Datadog,...).
  • Tìm hiểu thêm kiến thức về các lỗ hổng bảo mật thường gặp để biết cách khắc phục.
  • Học cách cài đặt và sử dụng các web server phổ biến hiện nay như Nginx, Apache,...một cách hiệu quả.

Mức lương của DevOps Engineer có cao không?

Có thể nói rằng Devops Engineer là nhóm ngành nghề đang có mức lương cao trong lĩnh vực CNTT nên được rất nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ theo đuổi. Theo tìm hiểu của Bizfly Cloud thì hiện tại mức lương trung bình của vị trí này khoảng 1.894 $/tháng, tương đương khoảng 22.900.000vnđ - 23.500.000 VNĐ.

Tùy theo chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm của Devops Engineer mà mức lương dao động trong khoảng từ 18.000.000vnđ - 28.000.000vnđ/tháng. Với những bạn tập sự hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ thấp hơn một chút. Tuy nhiên nhìn chung thì Devops Engineer vẫn là ngành nghề hot đem đến mức thu nhập lý tưởng mà nhiều người mong muốn.

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về các vai trò, yêu cầu, nhiệm vụ của một DevOps trong công ty. Dựa vào đó, người quản lý có thể đưa ra các lựa chọn hay phân công vị trí phù hợp với năng lực của các cá nhân phù hợp và các kỹ sư công nghệ cũng thể tự cân nhắc hướng đi thích hợp cho mình.

Theo searchitoperations.techtarget.com

>> Có thể bạn quan tâm: 10 lời khuyên các CTO gửi đến lập trình viên

SHARE