Hostname là gì? Hướng dẫn kiểm tra và quản lý Hostname đúng cách
Để xác định địa chỉ mà bạn muốn truy cập hay gửi và nhận thông tin chính xác và nhanh chóng thì cần kiểm tra địa chỉ trên mạng máy tính chính là hostname. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm hostname là gì trong bài viết dưới đây cùng Bizfly Cloud.
Hostname là gì?
Hostname là tên định danh duy nhất được gán cho một thiết bị (máy tính, máy chủ, điện thoại,...) trong một hệ thống mạng để phân biệt với các thiết bị khác khi kết nối và trao đổi dữ liệu.
Cấu trúc và phân loại Hostname
Cấu trúc của hostname là một chuỗi các ký tự gồm
- Chữ cái a-z, không phân biệt hoa thường
- Số từ 0 đến 9
- Dấu gạch ngang (-).
Hostname có thể chứa nhiều thành phần con được phân tách bằng dấu chấm (.), tạo thành một tên đầy đủ gọi là FQDN (Fully Qualified Domain Name). Mỗi thành phần (nhãn) trong hostname dài từ 1 đến 63 ký tự, và tổng độ dài của hostname không vượt quá 253 ký tự ASCII.
Khi đặt tên cho hostname, bạn cần lưu ý đến các quy tắc sau:
- Sử dụng chữ cái không dấu và số.
- Không dùng ký tự đặc biệt, dấu câu hoặc khoảng trắng.
- Không bắt đầu hoặc kết thúc nhãn bằng dấu gạch ngang (tuân theo RFC 952 và RFC 1123 có một số điều chỉnh cho phép bắt đầu bằng số).
- Tránh trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn trong mạng
Chức năng chủ yếu của Hostname
Chức năng chủ yếu của Hostname là dùng để định danh và phân biệt các thiết bị (máy tính, máy chủ, thiết bị mạng) trong một hệ thống mạng. Hostname giúp nhận dạng thiết bị một cách dễ dàng và duy nhất, thay vì phải nhớ địa chỉ IP phức tạp, từ đó giúp quản lý và liên lạc giữa các thiết bị trong mạng trở nên thuận tiện hơn.

Chức năng chủ yếu của Hostname
Tầm quan trọng của Hostname trong truy cập và quản lý mạng
Hostname có vai trò rất quan trọng trong truy cập và quản lý mạng vì:
- Hostname là tên định danh duy nhất của một thiết bị hoặc máy chủ trong mạng, giúp phân biệt các thiết bị với nhau khi kết nối và trao đổi dữ liệu.
- Sử dụng hostname thay cho địa chỉ IP giúp người dùng dễ nhớ và thuận tiện hơn khi truy cập máy chủ hoặc thiết bị trong mạng.
- Trong mạng lớn, việc quản lý thiết bị dựa trên địa chỉ IP rất phức tạp và dễ gây lỗi. Hostname cho phép quản trị viên sử dụng tên dễ nhớ để thực hiện các tác vụ quản lý, phân biệt máy chủ với máy khách và nhóm các thiết bị theo chức năng.
- Hostname được ánh xạ với địa chỉ IP thông qua hệ thống DNS, giúp chuyển đổi tên dễ nhớ thành địa chỉ IP để thiết bị có thể kết nối chính xác đến đích.
- Hostname thường được sử dụng để định danh thiết bị trong mạng nội bộ (LAN), trong khi domain name được dùng trên môi trường Internet. Điều này giúp quản lý mạng nội bộ và truy cập thiết bị trong mạng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.
Cách kiểm tra và thay đổi Hostname trên các hệ điều hành
Kiểm tra và thay đổi Hostname trên Windows
Hostname trong Windows là "Full Computer Name". Muốn chỉnh sửa hostname, hãy làm như sau:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau khi xuất hiện hộp thoại mới, gõ Cmd và chọn OK .
- Bước 2: Khi hộp thoại command xuất hiện, gõ câu lệnh Hostname để kiểm tra hostname
- Bước 3: Để thay đổi Hostname, chọn " Change ", điền lại "Computer name" mà bạn muốn thay đổi, chọn Ok để hoàn tất. Lưu ý: Hostname không được chứa khoảng trắng.
- Bước 4: Restart lại máy và kiểm tra.
Kiểm tra và thay đổi Hostname trên Linux
Để kiểm tra và thay đổi Hostname ở hệ điều hành Linux, bạn chỉ cần làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Dùng câu lệnh $hostname để kiểm tra hostname.
- Bước 2: Chỉnh sửa Hostname thông qua vim hoặc nano, file thường nằm trong /etc/hostname và sử dụng câu lệnh $sudo vim /etc/hostname.
- Bước 3: Lưu lại sau khi sửa xong.
Lưu ý: Tuân thủ các quy tắc đặt tên cho hostname.
Kiểm tra và thay đổi Hostname trên macOS
Để thay đổi hostname, dùng lệnh: sudo scutil --set HostName <tên_mới>
Ngoài ra, có thể thay đổi tên máy tính (Computer Name) trong System Preferences > Sharing, nhập tên mới vào ô Computer Name.
Sau khi thay đổi, có thể kiểm tra lại bằng lệnh hostname hoặc scutil --get HostName.
Khởi động lại máy để đảm bảo thay đổi được áp dụng đầy đủ .
Những lưu ý khi đặt và quản lý Hostname
Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng hostname:
- Đặt hostname ngắn gọn, dễ nhớ, không chứa ký tự đặc biệt và tuân theo quy tắc nhất quán.
- Mỗi thiết bị trong mạng cần có hostname duy nhất để tránh xung đột.
- Không sử dụng hostname chứa thông tin nhạy cảm như tên người dùng hoặc chức danh.
- Quản lý hostname rõ ràng trong môi trường ảo hóa hoặc đám mây để dễ giám sát.
- Hostname thường dùng trong các lệnh CLI như ping, ssh, telnet,…
- Trong các dịch vụ đám mây (AWS, Azure, Google Cloud), hostname nên tuân theo quy tắc quản lý để dễ phân biệt tài nguyên.
- Khi đổi hostname, cần cập nhật các dịch vụ và ứng dụng liên quan để tránh gián đoạn.
- Nếu dùng trong DNS, nên kết hợp với biện pháp bảo mật như DNSSEC để chống giả mạo tên miền.
Kết luận
Qua bài viết này, Bizfly Cloud đã giúp bạn hiểu rõ hostname là gì. Kiểm tra và quản lý hostname đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu nhầm lẫn mà còn nâng cao hiệu suất làm việc và bảo mật mạng. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.