AR là gì? Những điểm khác biệt của AR so với VR
Sự phát triển của công nghệ hiện đại mang đến những công nghệ mới, tăng trải nghiệm cho người dùng. Trong đó, AR là một trong những công nghệ hiện đại hàng đầu, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn AR là gì, các đặc điểm cơ bản của AR và cách thức hoạt động của nó.
AR là gì?
AR là công nghệ thực tế ảo tăng cường, kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo với nhiều chi tiết ảo được tạo ra bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để tăng cường sự trải nghiệm. Bạn có thể tương tác với các nội dung ảo ngay cả trong đời thực như chạm, tóm lấy các vật dụng trong game.
Đặc điểm cơ bản của AR
AR có một số đặc điểm cơ bản dưới đây mà người dùng có thể thấy rõ khi sử dụng:
- Không cần thêm thiết bị nào khác hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.
- Người dùng có thể hoạt động cùng thiết bị hỗ trợ của bên thứ 3 nhưng vẫn tương tác được với thế giới thật bên ngoài.
- Toàn bộ thao tác được sử dụng trong AR đều được thực hiện trên các thiết bị di động tiện lợi, linh hoạt.
- Không gian sử dụng trong AR cực kỳ linh hoạt mà không cần quá nhiều khoảng trống để thực hiện.
- AR không yêu cầu phần cứng thiết bị chuyên dụng, nó chủ yếu sử dụng phần mềm để xử lý các thuật toán trong quá trình hoạt động.
Sự khác biệt của AR so với VR?
VR được gọi là thực tế ảo, là loại công nghệ ảo hoàn toàn do máy tính tạo ra và được con người ứng dụng vào đời sống. Công nghệ này sẽ chuyển bạn từ môi trường có những gì đồ vật ở xung quanh sang một môi trường ảo. Đây là nơi mà người dùng thực sự là một phần của nó, tương tác và hoạt động theo nhiều cách thức khác nhau. Không chỉ mang đến trải nghiệm về mặt hình ảnh, VR còn mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm về các giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Điểm khác biệt đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy giữa AR và VR là các thiết bị đi kèm. Để sử dụng VR, người dùng cần có một bộ thiết bị thực tế ảo VR Gear đi kèm với bộ xử lý mạnh mẽ như máy tính. Trải nghiệm VR của người dùng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bộ thiết bị đắt tiền này. Còn AR không yêu cầu quá nhiều về thiết bị kết nối, nó chỉ cần một chiếc smartphone là bạn đã có thể trải nghiệm công nghệ thú vị này. Điều đó giúp AR trở nên phổ biến hơn với người dùng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hơn trong đời sống.
Bạn có thể bắt gặp AR trong các lĩnh vực thực tế như mua hàng, dạy học, giải trí. Trong khi đó, VR chủ yếu được phát triển và ứng dụng thiên về giải trí và trải nghiệm cá nhân như chơi game online, xem phim,...
Điểm khác biệt tiếp theo mà bạn có thể dễ dàng nhận ra chính là môi trường ảo mà hai công nghệ này tạo ra. VR là công nghệ tách đôi không gian thực-ảo và mang người dùng tới một không gian hoàn toàn mới. Từ đó đưa đến cho người dùng nhiều hoạt động trải nghiệm giải trí, để khách hàng thực hiện theo những gì mình đã lập trình và những mong muốn mà bạn nhìn thấy. Trong khi đó, AR lại là công nghệ hoà quyện thực/ảo làm một, giúp người dùng tạo ra các môi trường 2-in-1 mà không tốn quá nhiều chi phí.
>>> Xem thêm: Phân biệt Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)
Cách thức hoạt động của AR trên các thiết bị di động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của AR tương đối đơn giản, giúp tái hiện các đồ vật 3D ngay trong môi trường mà bạn đang ở. AR tái hiện các đồ vật này bằng cách tổng hợp dữ liệu, âm thanh, hình ảnh đã được mã hoá thông qua các phần mềm chuyên dụng. Sau đó hiển thị chúng trên màn hình các thiết bị điện tử chạy hệ điều hành Android hay iOS mang đến cảm nhận chân thực, thú vị cho người dùng.
Bạn sẽ nhìn thấy những thông tin vốn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong quá trình chơi game, thao tác với ứng dụng,... Đặc biệt, khi chơi game điện tử, bạn sẽ được tương tác với môi trường bên ngoài hoặc hóa thân vào các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh và trải nghiệm thực tế các hoạt động của họ,...
Các ứng dụng phổ biến của AR trong đời sống
Hiện nay AR đang phát triển hơn cả và được sử dụng để mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho người dùng ngay trên Smartphone.
- Ứng dụng vào nền tảng bán hàng và được dự đoán là một trong những xu hướng bán hàng chính trong tương lai: Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn có thể chỉ cần ở nhà ngồi tại nhà click chọn toàn bộ những thứ cần mua. Khi đó, hệ thống sẽ tái hiện hình ảnh thực tế món hàng mà bạn chọn ra bên ngoài để bạn có thể xem kỹ hình dáng, chất liệu của nó.
Lấy ví dụ đơn giản, bạn đang đặt mua một bộ tủ đựng đồ nhưng không biết nên để vào đâu cho hợp lý, AR sẽ giúp bạn biết đặt vào chỗ nào là hợp lý. Bởi nó hiển thị kích thước thật của tủ đồ mà bạn đã đặt mua ra không gian thực tế thông qua máy tính hoặc smartphone của bạn. Trên thực tế các trang bán hàng Prestashop hay Snapshop đã được ứng dụng AR để bạn có thể "mặc thử" bất cứ loại trang phục nào đang được bán trên các trang này.
- Ứng dụng cao trong lĩnh vực đào tạo, giúp thay đổi phương thức dạy và học: Hiện nay, nhiều nhà phát triển đã ứng dụng AR vào công tác đào tạo, trong đó phải kể đến Microsoft. Công nghệ này giúp tái hiện chân thực các mô hình như các bộ phận cơ thể người trong y học, các chi tiết cơ khí, máy móc, trong kỹ thuật và nhiều thứ khác trong không gian thực tế. Nhờ đó, sinh viên có thể dùng kính hỗ trợ thực tế ảo hoặc các màn hình lớn để theo dõi trực quan các bài học và thực hành hiệu quả hơn. Sự phát triển hiện đại này sẽ mang đến những thay đổi lớn về hiệu quả trong công tác đào tạo, phát triển trình độ và năng lực toàn diện hơn.
- Game online và các mục đích giải trí khác: Đây là một trong những hướng phát triển chính của AR, tăng cường trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Nhiều nhà phát triển ứng dụng AR vào các tựa game, công nghệ này hứa hẹn sẽ đem đến doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm.
- Ứng dụng AR trên camera điện thoại: Nhiều hàng điện thoại đã tích hợp AR trên điện thoại để tạo ra vô số Sticker AR độc đáo dựa vào biểu cảm gương mặt của người dùng như Animoji trên iPhone X.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp AR là gì, cách thức hoạt động và ứng dụng trong đời sống. Công nghệ AR thực sự là một bước nhảy vọt và sẽ hỗ trợ người dùng ở tất cả lĩnh vực trong tương lai.
>>> Xem thêm: Công nghệ ảo AR/VR sẽ thay đổi ngành thương mại điện tử như thế nào trong tương lai?
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud