Phân biệt Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)
Một trong những sự nhầm lẫn lớn nhất trong thế giới thực tế tăng cường (AR) là sự khác biệt giữa Thực tế tăng cường và Thực tế ảo. Cả 2 đều nhận được rất nhiều sự chú ý từ truyền thông và hứa hẹn sẽ có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Vậy sự khác biệt giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường là gì cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Thực tế ảo là gì?
Thực tế ảo (VR) là một mô phỏng máy tính nhân tạo hoặc tái tạo một môi trường sống thật hay tình huống. Nó làm người sử dụng đắm chìm vào cảnh vật xung quanh bằng cách làm cho họ cảm thấy như họ đang trải qua những thực tế mô phỏng trực tiếp, chủ yếu bằng cách kích thích thị giác và thính giác của họ.
VR được sử dụng bằng cách đội 1 headset giống như Oculus của Facebook và sử dụng theo 2 cách nổi bật sau:
- Tạo ra và tăng cường thực tế ảo để chơi game, giải trí và chơi (Như video và computer game, phim 3D và màn hình hiển thị gắn trên đầu (Head mounted display).
- Tăng cường đào tạo cho các tình huống thực tế bằng cách tạo ra các tình huống giả lập thực tế nơi con người có thể luyện tập trước (Như việc giả lập các chuyến bay cho phi công).
VR được tạo ra thông qua ngôn ngữ lập trình VRML (Virtual Reality Modeling Language). Ngôn ngữ này có thể tạo ra hàng loạt hình ảnh và chỉ định các dạng tương tác khả dụng cho các hình ảnh đó.
2. Thực tế tăng cường là gì?
Tăng cường thực tế (AR) là một công nghệ cải tiến các lớp máy tính tạo ra trên đỉnh một thực tế đang tồn tại để làm cho nó có ý nghĩa hơn thông qua khả năng tương tác với nó. AR được phát triển thành ứng dụng và sử dụng trên thiết bị di động để pha trộn các thành phần kỹ thuật số vào thế giới thực theo cách tăng cường lẫn nhau, nhưng cũng có thể tách ra một cách dễ dàng.
Công nghệ AR đang nhanh chóng trở thành xu hiện chính hiện này. Nó được sử dụng để hiển thị lớp phủ số điểm trên các trò chơi thể thao được truyền hình và bật ra email 3D, hình ảnh hoặc tin nhắn văn bản trên thiết bị di động. Các leaders trong ngành công nghiệp công nghệ cũng đang sử dụng AR để làm những điều tuyệt vời và mang tính cách mạng với hình ảnh ba chiều và các lệnh chuyển động kích hoạt.
3. Thực tế ảo và thực tế tăng cường
Thực tế tăng cường và thực tế ảo có phản xạ nghịch đảo của một trong 1 nhóm khác nhau với những gì mỗi công nghệ đang tìm kiếm để thực hiện và cung cấp cho người dùng. Thực tế ảo cung cấp một sự tái tạo kĩ thuật số của cuộc sống thực tế, trong khi thực tế tăng cường cung cấp các yếu tố ảo như một lớp phủ với thế giới thực.
4. AR và VR giống nhau như thế nào?
Công nghệ
AR và VR đều thúc đẩy các dạng công nghệ tương tự và chúng tồn tại để nâng cao và làm đa dạng trải nghiệm người dùng.
Giải trí
Cả 2 công nghệ này đều cho phép những trải nghiệm giải trí sẽ trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Trong khi đó trong quá khứ nhiều người cho rằng đó chỉ là một điều bịa đặt của khoa học viễn tưởng, thế giới nhân tạo mới đi vào cuộc sống dưới sự kiểm soát của người dùng, và các lớp sâu hơn của sự tương tác với thế giới thực cũng có thể đạt được. Các "ông trùm" công nghệ hàng đầu đang đầu tư và phát triển thích nghi mới, cải tiến và phát hành ngày càng có nhiều sản phẩm và các ứng dụng có hỗ trợ các công nghệ này cho người sử dụng ngày càng hiểu biết.
Khoa học và Y Dược
Thêm vào đó, cả AR và VR đều có tiềm năng lớn lao trong việc thay đổi cảnh quan của lĩnh vực Y Dược bằng cách biến những thứ như phẫu thuật từ xa trở thành sự thực. Các công nghệ này thực tế đã được sử dụng để điều trị và chữa lành các điều kiện tâm lý như Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).
5. AR và VR khác nhau như thế nào?
Mục Đích
AR tăng cường trải nghiệm bằng cách thêm vào các yếu tố ảo như là hình ảnh kĩ thuật số, đồ họa, hoặc là các cảnh vật như là một layer mới trong việc tương tác với thế giới thực. Ngược lại, thế giới thực của VR hoàn toàn được tạo ra và điều khiển bởi máy tính.
Phương thức vận chuyển
VR thường được vận chuyển tới người sử dụng thông qua thiết bị điều khiển gắn vào đầu hoặc cầm tay. Thiết bị này cho phép kết nối con người với thực tế ảo và cho phép họ kiểm soát và định vị hành động của mình trong môi trường mô phỏng thế giới thực.
AR ngày càng được sử dụng nhiều trong các thiết bị di động như latop, smartphone và tablet để thay đổi cách Thế giới thực và các hình ảnh kĩ thuật số, đồ họa giao nhau và tương tác lẫn nhau.
6. Vậy làm thế nào để chúng làm việc cùng nhau?
Không phải lúc nào cũng là AR vs VR – không phải lúc nào chúng cũng hoạt động tách biệt với nhau mà thực chất thường kết hợp với nhau nhằm tạo ra trải nghiệm thậm chí còn tốt hơn cho người dùng. Ví dụ, haptic feedback là các chấn động và cảm giác được thêm vào sự tương tác với đồ họa lại được coi là một sự tăng cường. Tuy nhiên, nó thường được sử dụng cùng với thực tế ảo để tăng trải nghiệm người dùng thông qua các cảm nhận.
AR và VR đều là những ví dụ tuyệt vời của các trải nghiệm và tương tác người dùng nhằm tạo ra một vùng đất mô phỏng để giải trí và vui chơi hoặc để thêm một chiều hướng mới trong sự tương tác giữa thiết bị kĩ thuật số và thế giới thực. Cho dù là một mình hay kết hợp với nhau, chúng đều không ngần ngại mở ra thế giới thực và ảo như nhau.
Nguồn: blog.topdev.vn via augment.com
Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloudtại đây.