Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push

1346
21-06-2018
Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push

Ngày này, sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) là một cách tiết kiệm và hiệu quả để cải thiện thời gian tải trang, tuy nhiên có thể bạn sẽ gặp nhầm lẫn với các thiết lập ban đầu. Có hai loại CDN chính: CDN "kéo" ("pull" CDNs) và CDN "đẩy" ("push" CDNs), chúng có các lợi ích và mức phí cũng khác nhau.

Do đó, hôm nay BizFly Cloud sẽ phân tích hai loại CDN này, để bạn có thể hiểu rõ hơn về CDN, góp phần cho việc quản trị hệ thống và doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Tổng quan về CDN (mạng phân phối nội dung)

CDN giúp tăng tốc các thành phần tĩnh của website bằng cách phân phối chúng trên các máy chủ trên các vị trí địa lý khác nhau. Bạn có thể thiết lập một CDN trên máy chủ của riêng mình, nhưng hầu hết tại Việt Nam, mọi người đều chọn dịch vụ trả tiền như BizFly Cloud CDN.
Chi tiết về CDN là gì bạn hãy đọc tại bài viết sau đây: Content Delivery Network - CDN là gì? Sử dụng CDN như thế nào?
Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push  - Ảnh 1.

CDN Push vs Pull là gì?

Với một CDN Pull, CDN lưu trữ các phần của website theo request đến các máy chủ của chúng. CDN Push là nơi bạn tải toàn bộ website của mình lên CDN để nó luôn sẵn sàng cho người dùng tại bất kỳ thời điểm nào. Cụ thể như sau.

1. Pull CDN là gì?

Tình huống: Hãy tưởng tượng một người dùng đang tải bài post mới nhất của bạn, post này chứa các hình ảnh và themes của site (ví dụ: biểu tượng, hình nền,...). 

Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push  - Ảnh 2.

Máy chủ lưu trữ của bạn được đặt ở Boston. Bạn vừa mới xuất bản bài post mới nhất đó và các fans hâm mộ lớn nhất của bạn họ đều đang ở Nhật và rất muốn đọc nó. Với CDN Pull, với request đầu tiên cho post đó, nội dung chưa có trên CDN. 

Trong lần yêu cầu đầu tiên này, CDN mới tiến hành kéo các hình ảnh và các thành phần liên quan lên máy chủ CDN gần người hâm mộ Nhật đó nhất. Máy chủ đó có thể là ở Tokyo hoặc Hồng Kông, dù ở đâu đi chăng nữa thì đó vẫn là lần đầu tiên CDN phải kéo bài post đã, có nghĩa là cả server và độc giả đều không cảm nhận được sự tăng tốc nào. 

Tuy nhiên, sau lần đầu tiên, các request từ lần thứ hai trở đi, CDN đã có sẵn nội dung của bài post đó trên các máy chủ của mình và nó sẽ sẵn sàng cho tất cả những người truy cập gần với máy chủ CDN ở Tokyo hoặc Hồng Kông.

Để hiểu hơn về Pull CDN, BizFly Cloud khuyến khích bạn hãy tìm hiểu thêm về Cache Hit và Miss sau đây: Cache hit và Cache miss là gì? Phân biệt như thế nào?

2. Push CDN là gì?

Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push  - Ảnh 3.

Cùng với ví dụ trên, thay vì đợi CDN lấy nội dung khi cần vào request đầu tiên, bạn chỉ cần tải toàn bộ nội dung của bài post đó lên CDN trước. Bằng cách này, toàn bộ hình ảnh, theme files, video, và các thành phần khác luôn luôn có sẵn trên các máy chủ của CDN trên tất cả các vị trí địa lý.

Vậy chọn Push CDN hay Pull CDN? Bạn hãy nhớ rằng đây không phải toàn bộ câu chuyện về cách mà CDN hoạt động. Có vẻ như bạn đang nhận thấy rằng CDN Push thì ưu việt hơn một CDN Pull đúng không? Nhưng câu trả lời không đơn giản như vậy và khá khó để so sánh! Do đó hãy đọc ngay phần tiếp theo sau đây.

Lợi ích của Pull CDN và Push CDN

1. Lợi ích và hạn chế của Pull CDN

Nói chung, cấu hình một CDN Pull sẽ dễ dàng hơn nhiều so với một CDN Push. Khi đã cấu hình xong, một CDN Pull sẽ luôn hoạt động liên tục, chúng tự lưu trữ và cập nhật nội dung trên các máy chủ của mình theo chính nhu cầu của chúng. Dữ liệu thường ở đó trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn nếu tệp không có sự thay đổi. Đối với các website có lưu lượng truy cập thấp hoặc những website đã được tối ưu hóa đầy đủ với bộ nhớ đệm, bộ code tốt và hơn thế nữa, CDN Pull cung cấp cho wensite một tốc độ tải nhanh vì chúng không gửi request đến cho server chính của bạn quá nhiều.

Tuy nhiên, CDN Pull tuy dễ dàng trong việc sử dụng như vậy nhưng vẫn gây bất lợi cho bạn, đặc biệt khi bạn đang thực hiện vài sự thay đổi cho website. Thông thường, bạn không có quyền kiểm soát bộ nhớ cache CDN kéo dài bao lâu, vì vậy nếu bạn cập nhật ảnh hoặc theme, có thể mất tối đa 24 giờ để tất cả người đọc (bao gồm cả bạn) có thể xem các nội dung mới đó. Do không có quyền kiểm soát, nên khi tiến hành những thay đổi lớn (như cập nhập theme), bạn thường phải tắt CDN trong suốt quá trình thực hiện.

2. Lợi ích và hạn chế của Push CDN

Ngược lại, một CDN Push có thể đặt gây áp lực lớn lên sever nếu nó không đủ mạnh cho một số lượng traffic lớn, hoặc bạn có rất nhiều sự thay đổi về nội dung trong một ngày. Lý do là vậy? Việc đẩy tất cả dữ liệu và mọi thay đổi xảy ra với CDN sẽ đều có tác động lên server gốc. Nếu server đang gặp khó khăn trong vấn đề quá tải (đây là một số mẹo để tối ưu hóa trang web của bạn) hoặc có nội dung mới nhiều lần trong ngày, thì tất cả những thay đổi và việc đẩy lên nêu trên đều sẽ được đồng bộ hóa giữa server và CDN, điều này thật sự có thể gây hại rất nhiều.

Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push  - Ảnh 4.

Vậy lựa chọn cái nào: Pull CDN hay Push CDN là tốt nhất?

Phân biệt và lựa chọn đúng CDN Pull vs Push  - Ảnh 5.

Quyết định nên sử dụng loại CDN nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng truy cập và khối lượng tải xuống của website. 

Ví dụ: đối với các blog du lịch lưu trữ video và podcast (còn gọi là large downloads), sử dụng một CDN Push (đẩy) sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn trong thời gian dài, vì CDN sẽ không tải lại nội dung cho đến khi bạn chủ động đẩy nội dung đó lên CDN. 

CDN Pull (kéo) trở nên hiệu quả hơn với các website high-traffic-small-download (lượng trafics cao nhưng lượt tải xuống thấp), bằng cách lưu giữ nội dung phổ biến nhất trên các máy chủ CDN.

Cho dù bạn chọn loại CDN nào đi chăng nữa, BizFly Cloud khuyên bạn nên theo dõi việc sử dụng và tốc độ tải trang trong 1 đến 3 tháng sử dựng đầu tiên. Bạn có thể tiến hành thử nghiệm để kiểm tra xem website phù hợp với CDN Push hay CDN Pull. Thử nghiệm nên diễn ra vào cuối tuần hoặc các khoảng thời gian chết khác bởi vì dù là loại CDN nào, việc thay đổi DNS sẽ khiến mọi thứ trở nên một chút lộn xộn trong khoảng 48 giờ đầu tiên.

Nếu có bất kì khó khăn nào trong việc lựa chọn CDN, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc đăng kí dùng thử miễn phí.

Nguồn: BizFly Cloud

>> Có thể bạn quan tâm: Tỉ lệ Cache Hit (CHP) trong CDN là gì? Tầm quan trọng và cách đo lường

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloudtại đây.

SHARE