CDN là gì? Những ưu điểm khi sử dụng CDN

2075
16-04-2018
CDN là gì? Những ưu điểm khi sử dụng CDN

1. CDN - Content delivery network là gì?

CDN - Content delivery network ( mạng phân phối nội dung ) đóng vai trò trụ cột trong việc phân phối nội dung của Internet. Cho dù có biết về sự tồn tại của CDN hay không thì mỗi người trong chúng ta hàng ngày đều đang tương tác với CDN khi: đọc báo mạng, mua sắm trực tuyến, xem các video trên YouTube hoặc xem tin tức trên mạng xã hội.

Bất kể những thao tác, bất kể những loại nội dung bạn tiếp cận hàng ngày là gì, bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của CDN phía sau mỗi ký tự của văn bản, mỗi pixel hình ảnh và mỗi khung hình phim được chuyển đến máy PC và trình duyệt trên thiết bị di động.

Không phải ngẫu nhiên mà CDN được sử dụng rộng rãi đến như vậy!

CDN giúp bạn giải quyết được khá nhiều vấn đề mà bạn đang gặp phải: Quan trọng nhất phải kể đến đó là giải quyết vấn đề về tốc độ load của một trang web (độ trễ) - đó là sự chậm trễ gây phiền nhiễu xảy ra từ thời điểm bạn yêu cầu tải trang web đến thời điểm nội dung thực sự xuất hiện trên màn hình.

CDN là gì? Sử dụng CDN như thế nào? - Ảnh 2.

Khoảng trễ này bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, thời gian chậm trễ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách vật lý giữa bạn và hosting server của website. Nhiệm vụ của CDN là rút ngắn khoảng cách vật lý này, mục tiêu là cải thiện tốc độ rendering hiệu năng website.

Gần một nửa số người dùng trên Internet mong đợi page speed (tốc độ tải trang) trong khoảng ít hơn 2s. Trong khi các chuyên gia tại Google tin rằng một trang web được tối ưu hóa và xứng đáng có mặt trong bạn xếp hạng top đầu, thời gian load chỉ nên dưới 0,5s mà thôi!

CDN là gì? Sử dụng CDN như thế nào? - Ảnh 3.

CDN giảm thiểu khoảng cách giữa visitor và server của website

2. CDN hoạt động như thế nào?

Để giảm thiểu khoảng cách giữa visitor và server của website, một CDN lưu trữ một cached version ở nhiều vị trí địa lý (gọi là điểm presence hoặc PoP - viết tắt của Point of Presence). Mỗi PoP chứa một số server lưu trữ bộ nhớ đệm chịu trách nhiệm cung cấp nội dung cho khách truy cập trong phạm vi gần của nó nhất.

Về bản chất, CDN lưu nội dung ở nhiều nơi (CDN server) cùng một lúc, do đó cung cấp độ bao phủ tốt hơn cho user của bạn. 

Ví dụ: 

Giả sử server gốc website được đặt tại Hoa Kì, một người dùng A ở London muốn truy cập vào website của bạn. Lúc này, các gói dữ liệu phải đi qua khá nhiều lớp trên các lãnh thổ khác nhau trước khi đến đích. Vì vậy, A sẽ phải mất một khoảng chờ đợi cho quá trình hiển thị của nội dung. Điều này sẽ gây bực bội nếu A không đủ kiên nhẫn, và bạn biết không?, thông thường khách truy cập sẽ rời bỏ website nếu thời trang tải trang lớn hơn 2s. 

Nếu bạn sử dụng CDN, truy cập này ngay lập tức sẽ được thực hiện thông qua một PoP địa phương tại Anh (Rõ ràng lúc này khoảng cách địa lí đã được rút ngắn lại).

Nhanh hơn rất nhiều khi request (yêu cầu) và responses (phản hồi) có khoảng cách là toàn bộ chiều rộng của Đại Tây Dương (Từ Anh đến Hoa Kì và ngược lại).

3. Ưu điểm của CDN 

CDN tăng tốc độ tải trang (page loading speed)

CDN được phát minh để giảm World Wide Wait (một sự nói lái biến tấu từ cụm www hoặc World Wide Web). CDN mang nội dung của bạn đến gần người dùng bằng cách sao chép hoặc phản chiếu nội dung ở "edge servers" - các máy chủ được triển khai tại các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Để truy cập nội dung, người dùng kết nối với các edge servers này, là nơi lưu trữ một ''bản sao được lưu trong bộ nhớ cache cục bộ'' của nội dung gốc, giúp cho trải nghiệm trực tuyến nhanh hơn.

Tốc độ nhanh hơn có nghĩa là tăng khả năng giữ chân khách hàng cao hơn. Theo nghiên cứu hành vi người dùng của SOASTA, công ty Akamai Technologies Inc., gần 10% khách truy cập sẽ rời khỏi trang web nếu thời gian phản hồi chỉ tăng một giây và gần 30% sẽ không trở lại trang web chậm đó thêm một lần nào nữa. 

Ngoài ra, Google luôn dành sự ưu tiên cho các website có tốc độ tải nhanh hơn so với các website khác. CDN giúp website của bạn có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm của google, hỗ trợ tối đa cho SEO, từ đó, bạn sẽ có lợi thế kinh doanh hơn so với đối thủ của mình.

CDN tăng tính bảo mật cho website

CDN hoàn toàn có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công, bởi vì cơ sở hạ tầng cốt lõi lúc này được bảo vệ bởi tường lửa (firewall) phía sau cơ sở hạ tầng của CDN.

Điều này đặc biệt hữu ích khi website có nguy cơ phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) có khả năng làm chết website của bạn ngay lập tức. Cụ thể, CDN sẽ luôn là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đồng thời chúng cũng là điểm tấn công đầu tiên. Nhưng hầu hết các CDN được xây dựng với một kiến trúc phân tán, và do đó, nó có khả năng làm giảm thiểu một cuộc tấn công DDoS.

Chưa hết, nhờ tính năng ẩn IP thật, CDN sẽ góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến hacker không thể tìm được IP của bạn. Đây cũng là cách mà CDN bảo vệ website khỏi tấn công DoS/ DDoS.

CDN giúp giảm tải cho Server gốc

Trong cùng một lúc, nếu có quá nhiều khách truy cập cùng gửi requests truy xuất dữ liệu đến cùng một server gốc của bạn, đến một lúc nào đó, server sẽ bị quá tải, gây nên tình trạng down, lag, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số nếu website của bạn là một trang thương mại điện tử, bán và giới thiệu sản phẩm...

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bạn sử dụng CDN, lượng truy cập khổng lồ này sẽ được phân tán cho nhiều server có cùng dữ liệu tĩnh theo vị trí địa lý, tức là: thay vì request lên server gốc, trình duyệt sẽ gửi request lên một server khác. Như các phân tích ở trên, các request sẽ được gửi đến các server gần khách truy cập nhất. 

Vậy là CDN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp giảm tải cho Server gốc của bạn!

CDN giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động

- Thứ nhất, sử dụng CDN sẽ giúp bạn giảm tải đáng kể băng thông phải sử dụng. Nhờ đó, chi phí băng thông tiết kiệm được, bạn có thể sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác trong kế hoạch kinh doanh của mình.

- Thứ hai, bạn sẽ không phải mất một khoản chi phí dành cho việc đầu tư để nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại.

- Thứ ba, thay vì phải trang bị máy chủ đặt tại các vị trí địa lí khác nhau, bạn chỉ cần sử dụng CDN (vì CDN sở hữu sẵn CDN network với rất nhiều máy chủ sẵn sàng) để tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị và tập trung vào công việc kinh doanh. Tập trung thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao hơn!

- Thứ tư, hiện nay các nhà cung cấp CDN đưa ra gói thanh toán rất hấp dẫn, đó là bạn chỉ phải trả tiền theo lưu lượng băng thông đã sử dụng (cơ chế "pay as you go").

4. Ai nên sử dụng CDN?

- Những website có những giai đoạn cao điểm về lưu lượng truy cập, website chứa nhiều nội dung tĩnh (images, css, javascript).

- Khoảng cách địa lý của server gốc và khách truy cập cách xa nhau. Hoặc website cần phân phối nội dung với chất lượng tốt cho các khách truy cập trên toàn thế giới.

- Các agency, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức... thường xuyên phải phân phối nội dung là những Movies, Video clip, TVC… trên Internet, nhằm mục đích quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng.

- Đặc biệt, với các doanh nghiệp có nhu cầu phải phát sóng trực tiếp, làm các chương trình livestream như: công ty tổ chức sự kiện, liveshow thời trang, ca nhạc, gameshow, show truyền hình thực tế real-time, các đài truyền hình, truyền hình trực tuyến... 

CDN là một lựa chọn vô cùng tối ưu khi các tổ chức không hề phải đầu tư cho trang thiết bị cầu kì, hạ tầng server tốn kém cũng như công nghệ phục vụ cho việc truyền tải.

- Tóm lại, rất nhiều lĩnh vực nên sử dụng CDN, có thể kể đến như sau: Quảng cáo, Đa phương tiện và giải trí, Game trực tuyến, Thương mại điện tử, Điện thoại di động, Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục đại học, Chính phủ...

5. Những lưu ý khi chọn CDN

Lưu ý 1: Vị trí PoP

Ưu tiên tìm các dịch vụ CDN có PoP tại quốc gia mà đa số khách truy cập của bạn sinh sống.

Ví dụ: Khách hàng của bạn đa số là ở Việt Nam, hãy chọn dịch vụ CDN có cung cấp các PoP được đặt tại Việt Nam.

Lưu ý 2: Giá cả và hình thức thanh toán

Có hai loại thanh toán chính:

- Sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Pay-as-You-Go) 

- Chi phí cố định mỗi tháng để sử dụng theo gói. 

Hãy lựa chọn gói thanh toán phù hợp nhất với doanh nghiệp và website của mình. Để biết rõ thêm chi tiết, hãy yêu cầu được tư vấn từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp đó.

>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá CDN của Bizfly Cloud

Lưu ý 3: Tốc độ

Đừng quên dùng thử dịch vụ và kiểm chứng thực tế tốc độ website đã được cải thiện như thế nào thông qua các công cụ kiểm tra. Hãy đừng bỏ qua các bài review và đánh giá cũng như các case study thực tế của nhà cung cấp CDN.

6. Bắt đầu sử dụng CDN như thế nào?

Trước tiên để hoạt động được, CDN cần phải là cổng vào mặc định cho tất cả các lưu lượng truy cập đến. Bạn cần phải sửa đổi các cấu hình DNS domain gốc của (VD: domain.com) và các subdomains (VD: www.domain.com, img.domain.com).

Đối với domain gốc, bạn sẽ thay đổi bản ghi A để trỏ đến một trong những dải IP của CDN. Đối với mỗi subdomain, hãy sửa đổi bản ghi CNAME để trỏ đến địa chỉ subdomain do CDN cung cấp (VD: ns1.cdn.com).

Trong cả hai trường hợp, kết quả là DNS định tuyến tất cả các khách truy cập vào CDN của bạn thay vì được chuyển đến server gốc của bạn.

Nếu đang gặp khó khăn với những hướng dẫn phía trên, bạn cũng đừng lo lắng. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ CDN (như Bizfly CDN) sẽ có support team đồng hành hỗ trợ bạn 24/7 ở giai đoạn kích hoạt ban đầu này. 

CDN là gì? Sử dụng CDN như thế nào? - Ảnh 5.

Đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày tại: https://bizflycloud.vn/cdn/

Bizfly Cloud via incapsula.com

>> Có thể bạn quan tâm: CDN đã thay đổi hiệu suất website tuyệt vời như thế nào?

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE