Nên hay không nên sử dụng dedicated server (máy chủ chuyên dụng) để lưu trữ dữ liệu?

1569
27-10-2020
Nên hay không nên sử dụng dedicated server (máy chủ chuyên dụng) để lưu trữ dữ liệu?

Bạn đang cần tìm một dịch vụ lưu trữ phù hợp cho website của mình? Doanh nghiệp của bạn đang cần server giúp lưu giữ nguồn data khổng lồ một cách an toàn? Có khá nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề này chẳng hạn như VPS, cloud server hay dedicated server... Bizfly Cloud sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về dedicated server hay còn gọi là máy chủ chuyên dụng, cũng như những ai nên sử dụng và vì sao nên dùng dedicated server thay vì các dịch vụ lưu trữ khác...

Dedicated server là gì?

Dedicated server hay còn gọi là máy chủ chuyên dụng, là một máy chủ vật lý giúp lưu trữ dữ liệu. Nó khác với các dịch vụ lưu trữ khác ở chỗ khách hàng được thuê hay mua toàn bộ một máy chủ (chạy trên một máy tính vật lý) để lưu giữ data mà không cần phải chia sẻ với người dùng khác. Dedicated server được đặt tại trung tâm của máy chủ dữ liệu, được cung cấp đầy đủ về hệ thống mạng, hệ thống điện, báo cháy, UPS và đặc biệt được trang bị các tính năng dự phòng về nguồn điện, tài nguyên,… Điều này giúp đảm bảo sự an toàn và tính bảo mật của server (máy chủ) trong mọi hoàn cảnh.

dedicated-server 2

Vậy dedicated server là gì?

Dedicated server, VPS (máy chủ riêng ảo) hay cloud server… là các dịch vụ server giúp cá nhân, doanh nghiệp lưu trữ website, dữ liệu kinh doanh quan trọng. Vậy máy chủ chuyên dụng có những ưu nhược điểm nào cần cân nhắc trước khi lựa chọn?

Những lý do nên và không nên sử dụng dedicated server

Có rất nhiều lợi ích cho người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn khi thuê dedicated server để lưu trữ dữ liệu, ví dụ như:

- Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của máy chủ: nếu dùng các dịch vụ server khác, người dùng không thể sử dụng được hết nguồn tài nguyên của máy chủ vật lý chẳng hạn như CPU, bộ nhớ, không gian lưu trữ… nhưng với dedicated server bạn hoàn toàn có được điều đó, chính vì vậy mà loại hình server này hoạt động mạnh mẽ hơn tất cả các loại hình khác.

- Tốc độ, hiệu suất hoạt động tối đa: do lợi thế về sở hữu tài nguyên phần cứng nên máy chủ chuyên dụng cho phép truyền tải dữ liệu mà không hề có bất kỳ độ trễ nào. Điều này giúp cho thời gian tải các trang web nhanh hơn và việc trao đổi dữ liệu trên mạng cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Nếu website của bạn được lưu trữ trên loại server này thì khách hàng (người lướt web) sẽ có trải nghiệm tốc độ tuyệt vời.

- Đảm bảo độ bảo mật cao: các dịch vụ lưu trữ như VPS, share hosting khiến người dùng phải dùng chung một server vật lý với những người dùng khác và điều này dễ dẫn đến việc bị tấn công từ các nguồn bên ngoài khác. Với dedicated server, bạn là người dùng duy nhất trên máy chủ vật lý, vì vậy hạn chế các vấn đề bảo mật tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng quản lý việc cài đặt phần mềm trên máy, giúp làm giảm khả năng nhiễm mã độc, vi rút nhờ việc sử dụng những chương trình đáng tin cậy.

- Dễ dàng tùy chỉnh cấu hình: một số máy chủ chuyên dụng cho người dùng định cấu hình máy chủ theo ý muốn. Khi nói đến VPS, việc này rất hạn chế do để đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật của những người dùng khác trên server. Nói cách khác, bạn không được tự do cài đặt mọi thứ mình thích trên máy chủ.

- Ngoài ra, đây còn là dịch cụ cho phép người dùng sở hữu nhiều website cùng lúc mà không cần tốn tiền mua nhiều hosting.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng việc thuê dedicated server cũng có các hạn chế như:

-"Tiền nào của đấy", do bạn được quyền sở hữu toàn bộ tài nguyên trên server nên chi phí thuê máy chủ chuyên dụng khá đắt, có thể nói là đắt nhất trong tất cả các loại dịch vụ server hiện nay. Chưa kể đến các chi phí về vận hành, bảo dưỡng…

- Yêu cầu về nhân sự: bạn cần có một chuyên viên về IT giỏi để có thể vận hành và quản lý server. Bởi để quản lý được loại máy chủ này bạn cần có kiến thức về ảo hóa, vận hành máy chủ, phải theo dõi liên tục tình trạng server (Ram, CPU, ổ cứng…) xem có bị hư hại không…

- Kém linh hoạt: do dedicated server chỉ có một server để lưu trữ thông tin, dữ liệu, do đó không thể thu hẹp hay mở rộng một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, nếu server gặp trục trặc như bị mất thông tin thì không thể thay thế bằng thiết bị khác cũng như không có khả năng dự phòng.

- Khả năng nâng cấp phức tạp vì phải cần đến các thiết bị phần cứng chuyên dụng. Ngoài ra, máy chủ có thể bị downtime trong quá trình nâng cấp…

Vậy khi nào bạn nên chọn mua hay thuê dedicated server?

dedicated-server 3

Vậy khi nào bạn nên chọn mua hay thuê dedicated server?

Trước khi biết khi nào nên chọn máy chủ chuyên dụng, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để hiểu hơn về các "đối thủ" của dedicated server:

Tiêu chí

Shared Hosting

VPS

Dedicated Sever

Cloud Server

Bản chất

Dịch vụ lưu trữ đồng thời nhiều trang web trên một máy chủ web được kết nối Internet.

Một máy chủ riêng vật lý được tách thành nhiều máy chủ ảo.

Là máy chủ vật lý chạy trên phần cứng vật lý riêng biệt.

Tương tự VPS nhưng được ảo hóa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nên cung cấp khả năng vượt trội hơn.

Tài Nguyên

Tài nguyên trên một máy chủ bị chia sẻ cho nhiều người dùng shared hosting khác nhau.

Tương tự như một máy chủ riêng, nhưng tài nguyên vẫn bị chia sẻ từ máy chủ vật lý

Tài nguyên của độc lập, không chia sẻ với người dùng khác.

Tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Tính sẵn sàng cao,

Hiệu Năng

Hiệu suất vừa đủ cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Mạnh hơn share hosting nhưng vào thời gian cao điểm VPS vẫn có thể bị treo

Hiệu suất cao, ổn định, toàn quyền quản lý

Tốc độ luôn ổn định, hạ tầng được đồng bộ mạnh mẽ

Khả Năng Mở Rộng

Hạn chế vì phải chia sẻ tài nguyên với nhiều người dùng khác.

Phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của server vật lý.

Khá phức tạp vì phải mua các thiết bị phần cứng chuyên dụng.

Có khả năng nâng cấp khá linh hoạt

Chi Phí

Chi phí thấp nhất trong các loại hình server.

Chi phí phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chi phí rất cao

Chi phí tính theo thời gian thực tế sử dụng, nhìn chung cũng không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.


Như vậy, từ bảng so sánh trên, những đối tượng nên sử dụng dedicated server là:

- Những ai muốn kinh doanh máy chủ, dịch vụ hosting.

- Các công ty lớn cần lưu trữ nguồn dữ liệu khổng lồ hay đang quản lý các website phổ biến và có nguồn lực tài chính mạnh.

- Các tổ chức có nhu cầu bảo mật thông tin cao…

Tuy nhiên nếu bạn không có nguồn lực mạnh để sử dụng dedicated server nhưng vẫn muốn có dịch vụ lưu trữ chất lượng thì cloud server sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn trong các loại hình còn lại. Vì rõ ràng dựa vào bảng so sánh trên thì hiệu năng, chất lượng của cloud server đều tốt hơn so với các lựa chọn kia, điểm yếu của nó chỉ là ở chi phí. Tuy nhiên, các cloud server lại có thể giúp bạn tiết kiệm bằng hình thức thanh toán "pay as you go" - chỉ thanh toán cho các tài nguyên thực tế được sử dụng mà thôi.

dedicated-server 4

Hiện nay có khá nhiều đơn vị cung cấp cloud server nhưng BizFly Cloud luôn tự hào về dịch vụ chất lượng và giá cả hợp lý của mình. Lưu ý bài viết chỉ sẵn tiện nên giới thiệu thêm về dịch vụ của BizFly Cloud, không hề cố tình quảng cáo. Xin nhắc lại một lần nữa, dịch vụ cloud server của BizFly Cloud có giá cả phải chăng và chất lượng tuyệt vời.

>> Có thể bạn quan tâm:  Cloud server - Máy chủ đám mây và Dedicated server - Máy chủ riêng cái nào tốt hơn? 

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE