Multi Cloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào?

1898
09-10-2022
Multi Cloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào?

Kể từ khi điện toán đám mây ra đời, các cuộc tranh luận về mô hình triển khai đám mây nào phù hợp nhất cho các tổ chức liên tục được dấy lên. Khi kỷ nguyên điện toán đám mây đạt độ chín muồi, đã xuất hiện các ý kiến đồng thuận khi cho rằng Hybrid Cloud là giải pháp tối ưu hơn cả cho hầu hết các tổ chức. Nhưng gần đây, một dạng đám mây lai mới bao gồm nhiều loại dịch vụ đám mây cũng đã xuất hiện - Multi Cloud. 

Sự nhầm lẫn giữa Hybrid Cloud và mô hình Multi Cloud mới bắt nguồn từ thực tế là 2 loại hình này thường được sử dụng để thay thế cho nhau. Các tranh luận ngày càng tăng xung quanh thuật ngữ Multi Cloud gợi ra một mối quan tâm: Đây có phải chỉ là một cách khác để nói về Hybrid Cloud hay không? Multi Cloud không phải là một phương thức quảng cáo mới, mà là một cách tiếp cận khác đối với điện toán đám mây. Do đó, khi đề cập đến Multi Cloud so với Hybrid Cloud, những điểm tương đồng và khác biệt chính được đưa ra sau đây có thể giúp bạn có cái nhìn cụ thể và lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng Bizfly Cloud  tham khảo thêm.

Hybrid Cloud: Sự kết hợp giữa Private và Public Cloud

Hybrid Cloud (đám mây lai) là sự kết hợp giữa các hệ thống tại chỗ (hoặc đám mây riêng) và các dịch vụ đám mây công cộng của bên thứ ba.

MultiCloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào? - Ảnh 1.

Hyrid Cloud là sự kết hợp giữa các hệ thống tại chỗ (hoặc đám mây riêng) và các dịch vụ đám mây công cộng của bên thứ ba.

Các Hybrid Cloud sử dụng mạng tích hợp, giúp mở rộng mạng lưới công ty một cách an toàn, tạo ra cơ sở hạ tầng mạng tổng thể nhưng phân đoạn. Nó cũng sở hữu một hệ thống xác thực tập trung áp dụng trên nhiều môi trường.

Hybrid Cloud là mô hình kết nối tốc độ cao và an toàn về bảo mật giữa doanh nghiệp và mô hình đám mây công cộng. Hybrid Cloud mang đến khả năng kết nối các dịch vụ quản lý chuyên dụng dưới sự giám sát và quản lý tài nguyên thống nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Hybrid cloud là gì ? Ứng dụng như thế nào trong kinh doanh và cuộc sống

Multi Cloud: Cách ứng dụng các đám mây kiểu mới

Multi Cloud là một phương thức áp dụng đám mây từ nhiều hơn một dịch vụ đám mây và từ nhiều nhà cung cấp đám mây, trong đó bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud (như Bizfly Cloud) và các nhà cung cấp dịch vụ Private Cloud (như VMware và Oracle). Multi Cloud là một hình thức đám mây lai, tuy nhiên đây cũng là một thuật ngữ cụ thể được sử dụng để thể hiện bản chất chạy trong nhiều môi trường đám mây công cộng khác nhau của mô hình.

Về cơ bản, Multi Cloud tượng trưng cho mô hình đăng ký nhiều dịch vụ đám mây công cộng cùng lúc, trong khi hybrid cloud tương ứng với nhiều chế độ triển khai (công khai, riêng tư hoặc kế thừa) cho cùng một bộ dịch vụ.

MultiCloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào? - Ảnh 2.

Multi Cloud là một phương thức áp dụng đám mây từ nhiều hơn một dịch vụ đám mây và từ nhiều nhà cung cấp đám mây

Multi Cloud thường có nhiều cơ sở xác minh áp dụng cho nhiều môi trường và có khả năng kết hợp các cơ chế phân phối từ SaaS, IaaS và PaaS. Multi Cloud cũng hỗ trợ nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây tách biệt với các API và giao diện được sử dụng để truy cập các dịch vụ đó. Mô hình cũng sở hữu một công cụ xử lý dữ liệu dạng mở rộng cung cấp đầy đủ tính năng quản lý vòng đời dữ liệu một cách hiệu quả.

Các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chiến lược Multi Cloud có thể vì nhiều lý do. Lấy ví dụ nhu cầu ứng dụng có thể là quá tải đối với một nhà cung cấp duy nhất, hay yêu cầu về mặt địa lý đòi hỏi phải có tài nguyên ở nhiều khu vực. Các chiến lược phục vụ mục tiêu vận hành liên tục và liền mạch cũng có thể yêu cầu các công ty đặt các ứng dụng trên các đám mây khác nhau để giúp duy trì khả năng phục hồi.

>> Tìm hiểu thêm: Multi cloud: Những điểm mạnh và yếu cần cân nhắc

Điểm tương đồng Multi Cloud vs Hybrid Cloud

Để so sánh về các thuộc tính đám mây phục vụ người dùng cuối, Hybrid cloud và Multi Cloud có nhiều điểm giống nhau. Trên thực tế, mỗi hybrid cũng có thể được coi là một Multi Cloud, vì mô hình có nhiều hơn một đám mây. Cả Hybrid Cloud và Multi Cloud đều sử dụng hỗn hợp các đám mây tùy theo yêu cầu của tổ chức. Cả hai đều có tính linh hoạt do truy cập từ nhiều đám mây và có thể làm tăng tổng thể lượng dự trữ tài nguyên. Trong cả Hybrid Cloud và Multi Cloud, dữ liệu có thể được chia sẻ giữa các đám mây và cơ sở dữ liệu có thể trải rộng trên nhiều đám mây. Và trong cả hai mô hình, các tổ chức đều có thể điều chỉnh kế hoạch dựa trên nguồn ngân sách cụ thể của họ.

Một điểm tương đồng khác giữa hai môi trường đám mây là cần nhiều công cụ để quản lý. Do cả hai môi trường đều có sự liên kết đến một số môi trường đám mây độc lập, các tổ chức thường sẽ yêu cầu một bộ công cụ khác nhau phục vụ nhu cầu vận hành, ví dụ như quản lý bảo mật và quản trị chi phí. Đến cuối cùng, họ sẽ được yêu cầu để tập trung vào một bộ kỹ năng và công cụ phù hợp.

Sự khác biệt giữa Multi Cloud vs Hybrid Cloud

Theo mặc định, mỗi Hybrid Cloud cũng có thể được xem là một Multi Cloud, vì chúng đều được tạo thành từ nhiều hơn một đám mây. Nhưng ngược lại - không thể nói rằng mọi Multi Cloud là một Hybrid Cloud. Multi Cloud và Hybrid Cloud có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng lại không giống nhau.

MultiCloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào? - Ảnh 3.

Multi cloud và Hybrid Cloud có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng lại không giống nhau.

Một Hybrid Cloud luôn kết hợp các đám mây riêng và công cộng, trong khi đó, Multi Cloud thường liên quan đến hai hoặc nhiều đám mây công cộng.

Trong một Hybrid Cloud, tổ chức sẽ cần các công cụ bảo mật và phương pháp áp dụng có thể hoạt động cùng một lúc trên các đám mây công cộng và riêng tư khác nhau. Trong Multi Cloud, các phương pháp bảo mật và công cụ lại được yêu cầu khả năng hoạt động trên nhiều đám mây công cộng.

Cũng trong Hybrid Cloud, admin sẽ được yêu cầu tập trung vào các công cụ gốc phục vụ tác vụ vận hành. Và mỗi nhà cung cấp đám mây đều có bộ công cụ riêng dành cho các tác vụ chủ chốt như giám sát sử dụng đám mây, quản lý chi phí và phân tích hiệu suất. Như vậy, Hybrid Cloud thường không đòi hỏi bất kỳ công cụ quản lý vận hành nào từ bên thứ ba.

Ngược lại, trong Multi Cloud, admin sẽ được yêu cầu tìm hiểu các công cụ có thể hoạt động trên tất cả các đám mây công cộng và biên dịch các chức năng vận hành sang các chức năng gốc của đám mây công cộng. Vì vậy, việc có một công cụ duy nhất có thể hoạt động trên nhiều đám mây được chú trọng nhiều hơn. Nhìn chung, trong một môi trường đa kênh như Multi Cloud, admin sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các công việc quản lý cấp độ dịch vụ, giám sát kết nối trên các trang web khác nhau và điều hướng thông qua các bộ công cụ sẵn có khác nhau. Với Hybrid Cloud, bạn có thể có tùy chọn giữ dữ liệu quan trọng trong cơ sở hạ tầng do bạn kiểm soát, nhưng trong Multi Cloud, dữ liệu phải nằm trên các đám mây công cộng. Bất kỳ tổ chức nào có mối liên hệ cụ thể với các giao dịch tài chính, hồ sơ y tế hoặc các loại dữ liệu nhạy cảm khác đòi hỏi chấp hành một số chính sách (PCI DSS hoặc HIPAA), thì việc sử dụng một nhà cung cấp duy nhất sẽ được coi là lợi thế bổ trợ nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tuân thủ chính sách.

Multi Cloud so với Hybrid Cloud: Lựa chọn mô hình đám mây phù hợp

Một chiến lược đám mây xác định và rõ ràng là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của cả quá trình. Do đó, trong lúc lập kế hoạch để áp dụng đám mây cho bất kỳ mô hình công việc nào hoặc khi di chuyển sang một đám mây mới, xem xét các ưu và nhược điểm khác nhau giữa các phương pháp truyền thống và phương thức mới là rất cần thiết. Hybrid Cloud và Multi Cloud có thể có các thuộc tính tương tự nhau, nhưng ở cấp độ vận hành, chúng lại cho thấy một số khác biệt. Các Hybrid Cloud đòi hỏi tập trung nhiều hơn vào các công cụ vận hành gốc trong khi Multi Cloud lại yêu cầu tập trung và đầu tư vào các công cụ của bên thứ ba. Trong môi trường Multi Cloud, cả nhà cung cấp đám mây và tổ chức đều chia sẻ trách nhiệm về bảo mật dữ liệu, trong khi với Hybrid Cloud, tổ chức phải chịu trách nhiệm cũng như kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu và bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, mỗi đám mây đều có những lợi ích và hạn chế riêng, đi kèm mức giá tương ứng. Thực hiện phân tích hiệu suất khối lượng công việc hiện có so với các dịch vụ trong mỗi mô hình có thể giúp tổ chức ước lượng được tổng chi phí sở hữu (TCO) và lợi nhuận ròng (ROI) để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng sao lưu và khôi phục dữ liệu trong tương lai

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE