Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress

Tại sao chúng ta cần biết cách kiểm tra tốc độ website WordPress? Sau đây Bizfly Cloud sẽ chia sẻ 4 cách phổ biến nhất, thông dụng nhất, dễ thực hiện nhất để kiểm tra plugin Wordpress và tốc độ của Website.

Những thứ như tốc độ tải trang đang ngày càng trở nên quan trọng mỗi năm, thậm chí tầm quan trọng của nó còn tăng lên tính bằng tháng.

Điều này dường như trở nên hiển nhiên và đã được chứng minh vô số lần rằng website của bạn càng nhanh thì bạn càng có thể phục vụ người dùng mục tiêu tiềm năng của mình tốt hơn. Điều này đúng với nhiều cấp độ:

- Trước nhất: các trang web nhanh hơn thường thân thiện với người dùng hơn - đơn giản vì chúng ít khi bị lag, down.

- Các website nhanh hơn thường được tối ưu hóa hơn trên các thiết bị di động.

- Các website nhanh hơn chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên của cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google.

- Cuối cùng, các website nhanh hơn chuyển đổi tốt hơn (theo nghiên cứu, người dùng trên internet thường không kiên nhẫn quá 2 giây với việc tải một website).

Vậy chúng ta làm cách nào để kiểm tra hiệu suất website WordPress - hiệu suất trang web của bạn? Nói cách khác, làm cách nào bạn biết liệu trang web của bạn có chậm không?

Sau đây là 4 cách phổ biến nhất, thông dụng nhất, dễ thực hiện nhất để giúp bạn biết cách kiểm tra tốc độ website Wordpress như thế nào.

1. Kiểm tra thời gian tải trang (Test your load times)

Hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra tốc độ trang web của bạn đang nhanh như thế nào? Để bắt đầu, bạn chỉ cần nhập URL của trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt và tự mình kiểm tra xem. Nhưng thử nghiệm bằng cách này không hề cho bạn thấy được toàn bộ bức tranh về tốc độ tải trang của wordpress. Nó sẽ chỉ cho phép bạn biết trang web đang hoạt động nhanh như thế nào với mỗi mình bạn, chứ không phải với toàn bộ khách truy cập của bạn.

Có một cách tốt hơn nhiều, đó là sử dụng công cụ Pingdom: https://tools.pingdom.com/.

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 1.

công cụ Pingdom

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 2.

Trong mục Test from

Trong mục Test from, chọn vị trí máy chủ từ nơi bạn muốn đo hiệu suất website Wordpress của mình. Tốt nhất hãy chọn vị trí nơi gần nhất với đối tượng mục tiêu của bạn.

Một vài giây sau khi nhấp vào "Start Test", Pingdom sẽ cho bạn biết về các thành phần riêng lẻ trong điểm hiệu suất tổng thể của website.

Bạn có thể xem xét từng tiêu chí một để hiểu rõ hơn:

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 3.

Xem xét từng tiêu chí một

Thông tin quan trọng nhất bạn có thể tìm thấy ngay trong phần đầu tiên:

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 4.

Thông tin quan trọng nhất

2. Kiểm tra số lượng lưu lượng truy cập cùng một lúc mà trang web của bạn có thể xử lý

(Test how much concurrent traffic your site can handle)

Yếu tố này sẽ giúp kiểm tra tối ưu hóa website Wordpress của bạn.

Các thử nghiệm thực sự đáng thực hiện tiếp theo đó là thông qua các công cụ Load Impact: https://loadimpact.com/

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 5.

Công cụ Load Impact

Chỉ cần nhập URL của website WordPress vào hộp thoại và nhấp vào nút màu cam "Run free test".

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 6.

Mất khoảng 5 phút để thử nghiệm

Lúc này Load Impact sẽ tạo ra 25 người dùng đồng thời (là các bots) và gửi chúng đến trang web để kiểm tra xem trang web hoạt động như thế nào dưới mức tải này. Thử nghiệm sẽ diễn ra trong khoảng thời gian năm phút. Khi thử nghiệm hoàn thành, các bảng tóm tắt và một loạt biểu đồ với giao diện khá đẹp sẽ hiển thự như ví dụ sau:

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 7.

Biểu đồ thống kê của công cụ

Thoạt nhìn, các biểu đồ này có vẻ hơi phức tạp, nhưng thực sự thì bạn có thể đọc hiểu biểu đồ đó khá dễ dàng. Về cơ bản, tất cả những vấn đề được nêu trong đó, là: Dòng màu xanh lá cây là đại diện cho thời gian tải của website - hãy khiến đường này được bằng phẳng nhất có thể. Nếu đường xanh này có xu hướng tăng lên, điều đó có nghĩa là hiệu suất trang web của bạn có thể được cải thiện tốt hơn nữa.

>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước cài đặt CDN cho Wordpress đơn giản nhất

3. Kiểm tra chất lượng cài đặt của website Wordpress

(Test the quality of your WordPress setup)

Giống như tất cả các sản phẩm phần mềm khác, trang WordPress cũng bao gồm nhiều yếu tố, scripts và các mechanisms nhỏ, khi chúng kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra các tính năng khiến cho WordPress trở nên thật tuyệt vời.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả các yếu tố đó đều được tối ưu 100%… Đây chính là lý do cho GTmetrix tồn tại, GTmetrix cung cấp một phương pháp toàn diện để kiểm tra hiệu suất website WordPress.

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 8.

Kiểm tra chất lượng cài đặt của website Wordpress

Tương tự như các công cụ ở trên, tất cả những gì bạn cần làm là nhập URL của trang web và nhấp vào nút "Analyze".

Sau đó một ít thời gian, bạn sẽ nhận được một bản tóm tắt chi tiết về các yếu tố khác nhau của website:

- Tối ưu hóa hình ảnh

- Bộ nhớ đệm của trình duyệt

- Tối ưu hóa JavaScript

- Tối ưu hóa CSS

- Các chuyển hướng

- Yêu cầu tối ưu hóa HTTP và nhiều hơn thế nữa.

GTmetrix đồng thời cung cấp cho bạn một điểm số tổng thể bằng cách sử dụng một hệ thống chấm điểm. Ví dụ: nếu bạn không tối ưu tốt tất cả các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu suất, bạn sẽ thấy điều này ngay:

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 9.

4. Kiểm tra Plugin đã được tối ưu hóa hay chưa

(Test how optimized your plugins are) 

Cuối cùng, chính là plugin này: P3 (Plugin Performance Profiler): https://wordpress.org/plugins/p3-profiler/

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 10.

P3 (Plugin Performance Profiler)

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 11.

Khi bạn đã hoàn thành cài đặt và kích hoạt P3, hãy vào wp-admin/ Tools/ P3 Plugin Profiler. Ở đó, chỉ cần nhấp vào nút "Start Scan", sau đó chọn "auto scan".

Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ nhận được biểu đồ, biểu đồ này thể hiện các tác động mà mỗi plugin sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ thời gian tải của toàn bộ trang web. Sau đây là một biểu đồ ví dụ:

Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website WordPress  - Ảnh 12.

Qua biểu đồ kết quả bày, bạn đã biết mình nên thao tác gì rồi đúng không? VD: hãy tiến hành loại bỏ một số các plugin chậm, và tìm kiếm các lựa chọn thay thế nhanh hơn mà vẫn cung cấp các tính năng tương tự.

Website WordPress của bạn có chậm chạp hay không?

Sau khi đã hoàn thành các kiểm tra tốc độ WordPress và kiểm tra độ thân thiện của website như đã hướng dẫn phía trên, bạn có nghĩ rằng WordPress của mình vẫn có thể đạt tốc độ nhanh hơn nữa không? Nếu có, cách dễ nhất và chắc chắn nhất để có một trang web WordPress nhanh hơn, chính là thông qua CDN

Nếu bạn cần thêm trợ giúp để tìm hiểu cách kiểm tra hiệu suất trang web WordPress? Đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ kĩ thuật của chúng tôi, hoặc để lại bình luận dưới phần comment.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Dịch từ themetrust.com

Giang PTH

>> Tìm hiểu thêm: CDN là gì? Những ưu điểm khi sử dụng CDN

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

SHARE