Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla

1409
21-09-2018
Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla

Joomla là một trong những mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, giúp người dùng tự tạo website với nhiều loại nội dung trực tuyến thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần biết về Joomla nhé!

Joomla là gì?

Joomla là hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (CMS) được viết bằng PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL. Với Joomla, người dùng có thể xuất bản nội dung lên mạng Internet hoặc Intranet và quản lý các bản ghi đó một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Joomla có các đặc tính cơ bản như sau:

  • page caching nhằm tăng tốc độ hiển thị
  • lập chỉ mục
  • RSS feeds
  • trang dùng để in
  • bản tin nhanh
  • blog
  • diễn đàn
  • bình chọn
  • lịch biểu
  • tìm kiếm trên site

Ngày nay, hầu hết các website trên toàn cầu đều sử dụng Joomla, từ website đơn giản cho đến website với nội dung phức tạp, đòi hỏi phải thiết lập nhiều dịch vụ và ứng dụng.

Định nghĩa về Content management system-CMS

CMS là một ứng dụng (dựa trên web), cung cấp khả năng cho phép nhiều người dùng với các cấp độ phân quyền quyền khác nhau có thể quản lý (tất cả hoặc một phần) nội dung, dữ liệu hoặc thông tin của 1 website hoặc ứng dụng mạng nội bộ.

Quản lý nội dung có thể bao gồm các thao tác sau: tạo mới, chỉnh sửa, lưu trữ, xuất bản, cộng tác, báo cáo, phân phối nội dung, thông tin, dữ liệu của website.

>> Tìm hiểu thêm về CMS tại bài viết: CMS là gì? Giải pháp triển khai tự động CMS cho doanh nghiệp

Các tính năng cốt lõi của Joomla

Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla - Ảnh 1.

Hệ tính năng đa dạng

- Tính tương thích/Responsive: Tính năng buộc phải có của bất cứ nền tảng quản trị tiên tiến nào.

- Đa ngôn ngữ/Multilingual: Có khoảng gần 70 gói ngôn ngữ trong Joomla có sẵn để cài đặt và sử dụng chỉ sau vài cú click.

- Dễ dàng update: Joomla là một trong những công cụ được update thường xuyên nhất, và tuyệt vời hơn là bạn có thể dễ dàng chuyển sang bản cập nhật chỉ sau hai đến ba lần nhấp từ bảng điều khiển quản trị.

- Hỗ trợ chu đáo: Joomla là một nền tảng mã nguồn mở và do đó khuyến khích tất cả các đóng góp xây dựng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bạn sẽ không nhận được các hỗ trợ dạng livechat hoặc tổng đài hỗ trợ từ Joomla. Dù vậy, bạn vẫn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn hữu ích trong Joomla Documentation, tài liệu hỗ trợ được cộng đồng Joomla xây dựng vô cùng chi tiết.

Lợi ích khi sử dụng Joomla

Dưới đây là bốn ưu điểm chính mà Joomla mang lại cho người dùng:

  • Sử dụng miễn phí: Người dùng có thể sử dụng Joomla hoàn toàn miễn phí với số lượng tiện ích và extension vô cùng lớn.
  • Cải thiện SEO: Cung cấp nền tảng tốt nhất để phát triển website, có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
  • Thân thiện với người dùng: Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Joomla giúp cho việc quản trị mạng trở nên dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ: Joomla có khả năng nhận diện người dùng để chuyển đổi ngôn ngữ hệ thống một cách linh hoạt.

Các công cụ giúp Joomla trở nên nổi bật và được yêu thích

Joomla Media Manager

Joomla Media Manager là một công cụ cho phép bạn vận hành các tập tin media trong bảng quản trị Joomla. Media Manager là một trong những công cụ trực quan và dễ sử dụng nhất khi so với các tool tương tự. Không giống như các hệ thống CMS khác, bạn có thể dễ dàng tạo các thư mục mới trên server của mình và tải các tệp lên đó, trong khi hầu hết các CMS khác sẽ đòi hỏi phải đi đến FTP hoặc Cpanel để thực hiện.

Joomla Contact Manager

Joomla được xây dựng để trở thành một trang công ty phục vụ nhiều người dùng với các vai trò và mức độ khác nhau. Joomla Contact Manager cho phép bạn tạo user trong các khu vực và chuyên mục khác nhau.

Joomla Contact Management

Joomla được nhận xét là có learning curve dài hơn so với WordPress, điều này có ích lợi rất lớn, bởi Joomla sẽ có tính linh hoạt và khả năng kết hợp nội dung tốt hơn.

Joomla Extension (8000)

Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla - Ảnh 2.

Hỗ trợ rất nhiều extension

Joomla sở hữu một trong những cơ sở dữ liệu mở rộng mạnh mẽ nhất trên cả nền tảng CMS và eCommerce. Bạn có thể tìm thấy plugin hoặc module để thực hiện gần như tất cả các hành động. Điều đáng chú ý ở Joomla Extension là có rất nhiều plugin và module miễn phí. Ngoài ra, hầu hết các chương trình trả phí đều có phiên bản miễn phí và có khả năng nâng cấp lên phiên bản cao cấp bất cứ khi nào bạn muốn.

Front-end Editing

Với tính năng này của Joomla, bạn sẽ không cần phải tới bảng quản trị để chỉnh sửa một số nội dung. Nếu bạn đã bật front-end editing trên web, sẽ có một biểu tượng hình bánh răng bên cạnh tất cả các module và bằng cách nhấp vào nó, bạn sẽ có thể thực hiện thay đổi bất cứ khi nào.

Ưu, nhược điểm của Joomla

Ưu điểm

- Cài đặt chỉ trong 1 click

- Ổn định, well documented CMS

- Tích hợp TMĐT thay vì chỉ chỉ là 1 addon

- Rất nhiều template có sẵn

- Tuyệt vời cho các trang mạng xã hội và Multimedia

- Khả năng mở rộng vô cùng linh hoạt, có thể xử lý traffic nếu được cấu hình với kiến trúc phần cứng thích hợp

Hạn chế

- Learning curve dốc hơn so với Wordpress nên không thích hợp cho người mới sử dụng

- Developer cần có kỹ năng cao hơn so với WordPress Developer

Có vẻ như Joomla là sự gặp gỡ, giao thoa giữa WordPress và Drupal. Bạn chắc chắn nên thử nghiệm hệ thống này để cảm nhận sự khác biệt, và cân nhắc xem đó có phải là một lựa chọn phù hợp hay không. Theo như quan sát, tỷ lệ những người đã dùng Joomla chuyển sang một CMS khác là rất thấp. Bạn có thể xem phiên bản mới nhất của Joomla trên trang: https://downloads.joomla.org/.

Hướng dẫn cách cài đặt Joomla

Tải xuống Joomla

Người dùng có thể tải xuống Joomla tại: http://www.joomla.org/download.html

Giải nén bộ cài đặt Joomla tại thư mục Hosting Web

Người dùng có thể sử dụng các chương trình giải nén tùy theo định dạng nén của bộ cài đặt.

Hoặc sau khi giải nén xong, upload lên Hosting Web thông qua FTP. Người dùng có thể sử dụng FileZilla để thực hiện thao tác này.

Hướng dẫn cách cài đặt Joomla

Cài đặt Joomla trên cPanel

  • Đăng nhập vào cPanel, chọn File Manager.
  • Vào thư mục public_html, ấn chọn Upload.
Cài đặt Joomla trên cPanel

  • Sau khi upload file cài đặt Joomla (file sẽ có định dạng *.zip), người dùng thực hiện thao tác Extract tại File Manager.
Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla - Ảnh 5.

  • Sau khi tải bộ cài đặt Joomla lên hosting, người dùng cần tạo Database và User Database cho website mới.
  • Truy cập vào domain trỏ về hosting, thực hiện khai báo các giá trị theo yêu cầu.

Tại mục Cấu hình cơ sở dữ liệu, người dùng sẽ điền các thông tin như sau:

  • Loại cơ sở dữ liệu: Có thể lựa chọn MySQL hoặc MySQLi
  • Tên máy chủ: Name Server
  • Tên đăng nhập: Tên User Database đã tạo trước đó
  • Mật khẩu: Mật khẩu User Database
  • Tên cơ sở dữ liệu: Tên Database đã tạo trước đó
  • Tiền tố bảng: Cài đặt mặc định

Sau khi hoàn tất bước cài đặt, người dùng thực hiện thao tác gỡ bỏ thư mục cài đặt bằng cách ấn chọn Gỡ bỏ thư mục cài đặt trên giao diện cài đặt của Joomla.

Khởi tạo Database MySQL

  • Trong giao diện CPanel, chuyển tới mục DATABASES. Sau đó, ấn chọn MySQL Databases.
Khởi tạo Database MySQL

  • Tiếp theo, người dùng nhập tên Database muốn khởi tạo và chọn Create Database.
Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla - Ảnh 7.

  • Sau đó, khởi tạo User cho Database tại mục Add New user
Joomla là gì? Kiến thức cơ bản cần biết về Joomla - Ảnh 8

  • Map user với database tương ứng tại mục Add user to database và chọn Add.

  • Tích chọn ALL PRIVILEGES, sau đó chọn Make Changes.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: So sánh: Drupal - Joomla - Wordpress

SHARE