Chiến lược multi-CDN là gì? Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng multi-CDN

1386
21-07-2020
Chiến lược multi-CDN là gì? Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng multi-CDN

Theo Bizfly Cloud chia sẻ trước đây, doanh nghiệp thường chỉ chọn một nhà cung cấp CDN duy nhất để tăng tốc và cải thiện hiệu suất website. Tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp CDN của doanh nghiệp thường là độ bao phủ của hệ thống server, chi phí gói, dịch vụ hỗ trợ của họ hoặc sự thân thiện, dễ sử dụng của CDN... - có nhiều yếu tố để đưa ra quyết định và hầu hết doanh nghiệp sẽ chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất.

Tuy nhiên, trong 3-4 năm qua, việc sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ CDN để cải thiện hiệu suất trang web đã trở nên phổ biến hơn. Tại sao vậy?

Tại sao chủ sở hữu trang web sử dụng nhiều CDN. Lợi ích là gì?

Phải sử dụng nhiều CDN một lúc là điều không thể tránh khỏi, bởi vì không có nhà cung cấp dịch vụ CDN nào trên thị trường có thể phù hợp nhất với nhu cầu của TẤT CẢ các website. Sau đây là các lợi ích của chiến lược multi-CDN.

1. Độ bao phủ vị trí địa lý

Đây là một trong những mối quan tâm lớn đối với chủ sở hữu trang web, đặc biệt là khi khách truy cập trang web của doanh nghiệp phân bổ trên toàn thế giới hoặc tập trung tại một vài quốc gia khác nhau.

Ví dụ 1: nhà cung cấp CDN A có độ bao phủ tốt ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng không tốt ở Châu Á. Nhà cung cấp CDN B thì ngược lại, PoN CDN của họ chủ yếu ở khu vực Châu Á. Trong trường hợp đó, thật hợp lý khi chủ sở hữu trang web sử dụng cả nhà cung cấp A và B để có phạm vi tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

Ví dụ 2: Các khách truy cập trang web của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các quốc gia khác nhau Mexico, Brazil và Campuchia. Do đó, chủ sở hữu trang web cần phải chọn nhiều nhà cung cấp CDN để đáp ứng yêu cầu lưu lượng truy cập trang web từ các quốc gia này.

2. Sự khác biệt về tính năng

Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ CDN đều sở hữu các tính năng phổ biến như lọc, SSL riêng, quy tắc định tuyến riêng, thì bên cạnh đó có những CDN sở hữu tính năng chuyên biệt, đám đông không có, ví dụ như trong việc truyền phát live streaming hoặc VoD. 

Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dịch vụ CDN chuyên về tối ưu tĩnh hay chuyên về bảo mật, nhưng không cung cấp dịch vụ streaming. Đối với một trang web có cả nội dung tĩnh và nguồn live streaming, việc sử dụng các CDN khác nhau cho các mục đích khác nhau trên cùng một trang web là hoàn toàn hợp lý.

3. Chi phí

CDN không còn là một tùy chọn nữa mà dần trở thành dịch vụ bắt buộc phải sử dụng cho website. Câu hỏi đã chuyển từ "có nên sử dụng CDN hay không" sang "nên lựa chọn nhà cung cấp CDN nào", vì CDN đang trở thành giải pháp phải có cho mọi website.

Có những chủ sở hữu website rất nhạy cảm về giá và mặc dù giá của CDN ngày càng rẻ hơn khi thị trường ngày càng cạnh tranh. Trên thực tế thì vẫn có sự khác biệt lớn về giá khi so sánh các nhà cung cấp CDN, nhất là tại các khu vực khác nhau.

Ví dụ: Nhà cung cấp A có giá siêu tốt ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng lại tính phí cao hơn ở châu Á, so với nhà cung cấp B. Trong khi đó, nhà cung cấp C có thể đưa ra mức giá rẻ nhất ở Nam Mỹ. Trong trường hợp này, nếu chủ sở hữu trang web có khách truy cập đến từ cả Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, Nam Mỹ, có thể sẽ chọn cả 3 nhà cung cấp dịch vụ CDN này để áp dụng được mức giá rẻ nhất tại mỗi khu vực.

Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dịch vụ CDN đưa ra các chương trình định giá linh hoạt, linh hoạt dựa theo khu vực, dựa theo cao điểm, thấp điểm, lượng traffic... Các quảng cáo của CDN đang trở nên sáng tạo hơn rất nhiều so với trước đây.

Cấu trúc của multi-CDN

Chiến lược multi-CDN là gì? Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng multi-CDN - Ảnh 1.

4. CDN PoP 

Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ CDN như Bizfly Cloud có cùng PoP CDN nhưng network pipe của mỗi PoP có upstream của trung tâm dữ liệu khác nhau, do đó nội dung web được phục vụ từ CDN PoP tại cùng một vị trí địa lý, từ các nhà cung cấp A, B và C, có thể có độ trễ kết quả khác nhau.

Nhà cung cấp A có tốc độ nhanh hơn với CDN PoP ở Amsterdam, nhưng nhà cung cấp B có thể đánh bại nhà cung cấp A với CDN PoP ở Frankfurt. Chủ sở hữu trang web coi trọng hiệu suất hơn các yếu tố khác sẽ chọn nhiều CDN trong trường hợp này.

5. Dung lượng và dự phòng

Dung lượng mạng CDN và nhu cầu dự phòng cũng có vai trò trong xu hướng sử dụng multi-CDN.

Website giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các sự kiện lớn của doanh nghiệp, ví dụ như các sự kiện livestream lớn trên website trong một khoảng thời gian nhất định, lúc này lượng truy cập sẽ tăng đột biến trong một khung thời gian ngắn. Trong trường hợp này, có nhiều CDN để phục vụ cho việc phân phối nội dung trang web sẽ là chiến lược đúng đắn, bởi vì lượng traffic được phục vụ bởi nhiều nhà cung cấp sẽ tốt hơn so với một nhà cung cấp duy nhất. Đồng thời website sẽ có dự phòng nếu một trong những nhà cung cấp CDN gặp sự cố.

6. Loại bỏ single point of failure (SPOF)

Chiến lược multi-CDN cung cấp một lợi thế lớn khác so với khi chỉ sử dụng một CDN duy nhất. Hiệu suất là một mục tiêu tuyệt vời, nhưng loại bỏ điểm thất bại duy nhất (SPOF) là một lợi ích quan trọng không kém. 

Bất kỳ kiến trúc sư hệ thống nào cũng biết rằng SPOF cuối cùng sẽ có nguy cơ làm hệ thống bị dừng hoạt động khi có sự cố. Mặc dù CDN được xây dựng để dự phòng nhưng không có gì có thể đảm bảo rằng CDN duy nhất đó sẽ không bao giờ gặp sự cố. Bằng cách áp dụng chiến lược multi-CDN cho ứng dụng và website, bạn sẽ khắc phục được SPOF này.

Giải pháp tốt nhất sử dụng kết hợp nhiều nhà cung cấp CDN, giúp đảm bảo phục vụ khách truy cập hiệu quả 24/7, tận dụng điểm mạnh của nhà cung cấp và giảm thiểu điểm yếu của họ.

>> Tìm hiểu thêm về nhà cung cấp dịch vụ CDN Bizfly Cloud

Kết luận

Chỉ sử dụng một CDN duy nhất không phải là chiến lược tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp. Một CDN duy nhất không thể hoạt động tốt ở mọi khu vực địa lý và website có thể sẽ gặp phải vấn đề về hiệu suất.

Thực hiện chiến lược multi-CDN CDN mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó góp phần tăng doanh thu. 

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp chuyển đổi số không thể thiếu CDN nếu muốn tối ưu trải nghiệm khách hàng

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

TAGS: CDN
SHARE