Hệ điều hành windows server là gì? Chức năng của windows server
Cùng tìm hiểu về hệ điều hành windows server là gì? Hệ điều hành có lịch sử phát triển lâu đời và là một nền tảng lớn mạnh cho tới hiện nay. Window server cũng không ngừng cập nhật các phiên bản để luôn củng cố hệ thống mạnh mẽ và tối ưu cho người dùng. Vậy cùng Bizfly Cloud có gì mới trong những phiên bản gần đây nhất?
Windows server là gì?
Windows Server là một nhánh của hệ điều hành máy chủ được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Tất cả đều thuộc Microsoft Servers.
Hệ điều hành Microsoft Windows Server là một loạt các hệ điều hành máy chủ cấp doanh nghiệp được thiết kế để chia sẻ các dịch vụ với nhiều người dùng, cũng như cung cấp sự điều hành quản trị rộng rãi đối với lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và mạng công ty.
Sự phát triển của Windows Server bắt đầu từ đầu những năm 1980 khi Microsoft sản xuất hai dòng hệ điều hành là MS-DOS và Windows NT. Kỹ sư của Microsoft David Cutler đã phát triển hệ điều hành Windows NT với mục đích cung cấp tốc độ, bảo mật và độ tin cậy mà các tổ chức lớn yêu cầu trong một hệ điều hành máy chủ.
Một tính năng quan trọng trong kiến trúc NT là đa xử lý đối xứng, giúp cho các ứng dụng chạy nhanh hơn trên máy có một vài bộ xử lý khác nhau. Các phiên bản sau này của Windows Server có thể được triển khai trên phần cứng tại trung tâm dữ liệu của tổ chức hoặc trên nền tảng đám mây.
Các tính năng chính trong các phiên bản gần đây của Windows Server bao gồm Active Directory, với các khả năng tự động hóa việc quản lý dữ liệu người dùng, bảo mật, phân phối tài nguyên, cho phép tương tác với các thư mục khác; và Server Manager, một tiện ích để quản lý các vai trò máy chủ và thực hiện các thay đổi cấu hình cho các máy local hoặc máy điều khiển từ xa.
Mỗi phiên bản windows server mới được ra mắt là sự bổ sung thêm các tính năng cập nhật. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điểm mới trong 2 phiên bản windows server gần đây nhất.
Các chức năng của windows server 2016 mới nhất
Microsoft giúp các doanh nghiệp đến gần hơn với các "đám mây" nhờ một số tính năng mới được thiết kế chuẩn xác cho việc tích hợp công việc dễ dàng, chẳng hạn như hỗ trợ cho các thùng chứa Docker và các cải tiến mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN).
Bên cạnh đó, Microsoft còn cho ra mắt Nano Server, một tùy chọn triển khai máy chủ tối thiểu nhằm tăng cường an ninh bằng cách thu hẹp các attack vector. Đây là phiên bản thu gọn hơn tới 20 lần so với window server 2016 và nhỏ gọn hơn 93% so với việc triển khai Windows Server đầy đủ.
Một điểm nổi bật nữa về bảo mật có trong tính năng mới là Hyper-V, sử dụng mã hóa để ngăn chặn dữ liệu bên trong một VM bị đe dọa xâm nhập.
Network Controller là cũng là một tính năng mới quan trọng cho phép quản trị viên quản lý các switch – thiết bị chuyển mạch, mạng con và các thiết bị khác trên mạng ảo và mạng vật lý.
Hệ điều hành 2016 này đưa ra 2 phiên bản Standard và Datacenter. Trong các phiên bản Windows Server trước, Standard Editon và Datacenter Edition có cùng một hệ tính năng, nhưng các quyền và giới hạn sử dụng khác nhau. Trong Windows Server 2016, phiên bản Standard không có các tính năng nâng cao hơn trong ảo hóa, lưu trữ và kết nối mạng.
Hệ điều hành windows server phiên bản 2017 cập nhật
Vào tháng 6 năm 2017, Microsoft tuyên bố sẽ tách Windows Server thành hai kênh: Kênh bán niên (SAC) và Kênh phục vụ dài hạn (LTSC).
Trong đó, SAC đáp ứng cho các doanh nghiệp trong khuôn khổ DevOps mong muốn có thời hạn giữa các bản cập nhật tính năng ngắn hơn để nhận các bản cập nhật mới nhất, phục vụ các chu kỳ phát triển ứng dụng nhanh chóng. Bản phát hành SAC sẽ ra mắt 6 tháng một lần - một bản vào mùa xuân và một bản vào mùa thu - với sự hỗ trợ hoàn toàn trong vòng 18 tháng.
Còn với LTSC, Microsoft "đo đạc" chuẩn chỉnh để dành cho các công ty chuộng chu kỳ phát hành truyền thống hơn với từ hai đến ba năm thời hạn cập nhật tính năng chính, cùng chính sách hỗ trợ hoàn toàn trong 5 năm và kèm theo 5 năm hỗ trợ mở rộng. Quy ước đặt tên LTSC sẽ giữ nguyên định dạng Windows Server YYYY - chẳng hạn như Windows Server 2016 - - trong khi bản phát hành SAC sẽ tuân theo định dạng của phiên bản Windows Server YYMM (window server version 1709).
Microsoft cho biết họ có kế hoạch bổ sung phần lớn các cải tiến - với một số biến thể - từ bản phát hành SAC vào bản phát hành LTSC sắp tới. Microsoft đã phát hành bản SAC đầu tiên - Windows Server version 1709 vào tháng 10 năm 2017. Điểm nổi bật của bản phát hành này là hỗ trợ cho các container trong Linux với cơ chế kernel isolation trong Hyper-V và một Nano Server sẽ được tái cấu trúc mã nguồn để sử dụng như một ảnh container của hệ điều hành cơ bản.
Doanh nghiệp có Software Assurance trên Windows Server Standard hoặc Datacenter licenses hoặc giấy phép Microsoft Developer Network (MSDN) đều có thể tải xuống bản phát hành SAC từ Trung tâm dịch vụ cấp phép Microsoft's Volume Licensing Service Center. Các tổ chức không có Software Assurance có thể sử dụng các bản phát hành SAC từ các nhà phát hành, hay dịch vụ lưu trữ…
Theo Bizfly Cloud tổng hợp - Tham khảo techtarget.com