Giải mã những hiểu lầm điện toán đám mây phổ biến

1051
16-12-2019
Giải mã những hiểu lầm điện toán đám mây phổ biến

Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng đám mây, tuy nhiên bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy được những kết quả ấn tượng mà những người lựa chọn chuyển đổi sớm đã đạt được. Dù vậy, vẫn còn đó những hiểu lầm khá phổ biến ngăn bước chân nhiều doanh nghiệp tiến lên nắm bắt cơ hội thành công.

Không nhận thức đầy đủ ý nghĩa của cuộc cách mạng này có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng hơn cả vận hành CNTT kém hiệu quả; hậu quả có thể còn là "kìm chân", thậm chí nhấn chìm những công ty vẫn đi theo cách làm cũ trong thời đại kỹ thuật số. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin về giải mã những hiểu lầm điện toán đám mây ngay tại bài viết dưới đây nhé. 

Đám mây vẫn không an toàn để lưu trữ dữ liệu

Đây là một trong những hiểu lầm đám mây lớn nhất và khó "thanh minh" nhất. Tuy nhiên, sự thật là các nhà cung cấp điện toán đám mây rất coi trọng vấn đề bảo mật - Theo Siki Giunta, giám đốc tại Advisor. Đây là trách nhiệm bắt buộc phải làm, nếu không, họ cũng sẽ không thể duy trì hoạt động kinh doanh. Các nhà cung cấp đám mây cũng phải chấp hành vô số cơ quan quản lý và yêu cầu tuân thủ. Họ sử dụng hàng tá khung bảo mật và kiểm soát khác nhau - nhiều hơn so với mức một công ty thông thường sử dụng trong các cơ sở riêng. Thực tế là, dữ liệu trong đám mây có khả năng bảo mật hơn so với dữ liệu trong các trung tâm dữ liệu của công ty.

Giải mã những hiểu lầm điện toán đám mây phổ biến - Ảnh 1.

Nhà cung cấp dịch vụ có uy tín sẽ mã hóa tất cả dữ liệu, cả trong và ngoài quá trình, chỉ có khách hàng có quyền truy cập vào các khóa mã hóa. Rất ít tổ chức mã hóa dữ liệu của họ ở mức độ này với các hệ thống tại chỗ truyền thống. Ngoài ra, kết nối với đám mây thông qua các đường truyền riêng, thay vì qua internet công cộng, không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn tăng cường bảo mật.

Nền tảng quản lý đám mây cũng nên dựa trên một tập hợp các tiêu chuẩn và tối ưu bảo mật tốt nhất với đầy đủ các phạm vi cần thiết để tạo môi trường an toàn. Với các thiết lập tuân thủ PCI và HIPAA, các tổ chức có thể triển khai một môi trường hoàn chỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn này - Chúng bao gồm quản lý danh tính và truy cập, xác thực, tường lửa, giám sát cấu hình bảo mật, quản lý mối đe dọa và lỗ hổng.

Điện toán đám mây có thể triển khai trên cơ sở hạ tầng CNTT cũ

Điện toán đám mây về cơ bản là một sự chuyển đổi nền tảng trên diện rộng, thay đổi sâu sắc khả năng ứng dụng theo chiều hướng nhanh chóng, hiệu suất, khả năng mở rộng và chi phí tối ưu. Do đó, việc không chuyển hệ thống CNTT sang các đám mây có thể dấy lên nguy cơ bị tụt lại phía sau khi các đối thủ chuyển đổi nhanh nhẹn hơn trong thời đại kỹ thuật số.

Điện toán đám mây có thể được hình dung tương tự như quá trình sản xuất từ thủ công sang dây chuyền lắp ráp. Các nhà sản xuất không chuyển sang mô hình sản xuất mới sẽ không thể cạnh tranh về năng suất và giá cả; hầu hết đều bị loại khỏi kinh doanh ngay sau đó. Tương tự như vậy, không đuổi kịp tốc độ chuyển đổi điện toán đám mây mà vẫn duy trì các hoạt động CNTT đã lỗi thời, sẽ đặt doanh nghiệp vào thế bất lợi khi cạnh tranh.

Khó thực hiện kiểm toán đám mây

Giải mã những hiểu lầm điện toán đám mây phổ biến - Ảnh 2.

Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất là dữ liệu đám mây không thể được kiểm tra hiệu quả như máy chủ vật lý, trong khi dữ liệu trên máy vật lý có thể được lưu và gắn thẻ hoặc đặt vào khay lưu trữ. 

Tuy nhiên, trên thực tế, với công cụ phù hợp, bạn có thể thực hiện kiểm toán tốt hơn nhiều trong môi trường dựa trên đám mây. Một khi dữ liệu đã được gửi lên đám mây, nó sẽ luôn ở đâu đó trên đám mây. 

Do đó, dữ liệu đám mây thường an toàn hơn dữ liệu tại chỗ trong các trường hợp xảy ra sự cố máy chủ. Việc kiểm tra dữ liệu hiệu quả sẽ phụ thuộc vào công cụ và năng lực của người vận hành. Vì vậy, vấn đề sẽ được giải quyết khi nhân sự được hướng dẫn và đào tạo đầy đủ.

Đám mây sẽ triệt tiêu công việc IT 

Khi doanh nghiệp chuyển dịch vụ tại chỗ sang đám mây, không có nghĩa là các ITer sẽ tự động mất việc. Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi này chỉ mang ý nghĩa chuyển đổi vai trò của ITer thành một trong những cố vấn đáng tin cậy và người hỗ trợ giải pháp kỹ thuật. Và trong nhiều trường hợp khác, họ sẽ có thêm rất nhiều thời gian và sức lực để tập trung giải quyết các vấn đề công nghệ quan trọng có ý nghĩa then chốt với sự phát triển của công ty.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 5 xu hướng chuyển đổi điện toán đám mây mới doanh nghiệp cần biết

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE