Điện toán đám mây ảnh hưởng đến ngành CNTT như thế nào?
Như chúng ta đã biết, cách xây dựng môi trường CNTT truyền thống là mua một hay một vài máy chủ, phần cứng, giấy phép và sau đó cài đặt phần mềm. Đây là một quá trình cần nhiều thời gian và tốn kém, bao gồm nhiều nhu cầu cơ sở hạ tầng và chu kỳ triển khai dài. Mô hình CNTT hoàn toàn nội bộ này có thể vẫn còn khá phổ biến, nhưng CNTT như chúng ta biết ngày nay đang được thay thế bởi các công nghệ mới hơn.
Gần đây, điện toán đám mây đang tạo ra những thay đổi lớn trong ngành CNTT. Các công nghệ mới đã được phát triển, và bây giờ có nhiều cách khác nhau để ảo hóa các hệ thống CNTT và truy cập các ứng dụng cần thiết trên Internet, thông qua các ứng dụng dưới dạng web. Điều này có nghĩa là không phát sinh chi phí CNTT cho phần cứng hoặc máy chủ.
Mô hình CNTT dựa trên dịch vụ và định hướng tiện ích này không còn là một thị trường phần cứng hay phần mềm đơn thuần. Hiện tại, các nhà cung cấp có thể cung cấp các ứng dụng email, hệ thống dịch vụ, tùy chọn bảo mật, dịch vụ lưu trữ và sao lưu....
Nhưng làm thế nào để các nhà phát triển phần mềm và những người ra quyết định CNTT tự điều chỉnh theo xu hướng này? Ngành công nghiệp CNTT truyền thống bị ảnh hưởng bởi những công nghệ mới hơn này như thế nào?
Các công việc CNTT truyền thống đang được thay đổi, vì yêu cầu kỹ năng và chuyên môn mới mỗi ngày. Trước khi chuyển sang đám mây, nhân viên CNTT sẽ cần hiểu đầy đủ các lợi thế của điện toán đám mây và cách tích hợp vào mô hình kinh doanh hiện tại. Các vấn đề như bảo mật và bảo trì nên được thảo luận trước với các nhà cung cấp điện toán đám mây và một bộ phận CNTT giỏi sẽ phải giám sát việc di chuyển và tình trạng hợp tác với nhà cung cấp đám mây.
Cơ sở hạ tầng CNTT sẽ được thay đổi rất nhiều, vì nhiều ứng dụng đang được chuyển sang các đám mây riêng hoặc công cộng. Các nhà phát triển phần mềm sẽ phải điều chỉnh cách họ tạo và phân phối ứng dụng.
Nhu cầu về nhân viên hỗ trợ CNTT giảm, do đó giảm chi phí hỗ trợ cho máy tính để bàn. Tuy nhiên, một nhu cầu mới được tạo ra, đó là đào tạo nhân viên làm việc và hiểu các hệ thống và ứng dụng mới.
Nỗ lực duy trì dữ liệu cũng được giảm tải. Tuy nhiên, việc di chuyển dữ liệu lên đám mây đồng nghĩa với việc mất kiểm soát vật lý, vì nó được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Mặc dù khách hàng có thể không thoải mái với thực tế này, nhưng họ nên hiểu rằng dữ liệu trong đám mây an toàn hơn so với việc lưu trữ tại cơ sở. Điều này đưa chúng ta đến yếu tố cần xem xét tiếp theo.
Bảo mật: Các nhà cung cấp đám mây doanh nghiệp cung cấp giải pháp đám mây được quản lý có các chuyên gia bảo mật quản lý các ứng dụng, bao gồm các tùy chọn bảo mật. Phương pháp thực hiện tốt nhất là lưu trữ dữ liệu ở nhiều cơ sở hơn để đảm bảo an toàn. Điều này thực sự có hiệu quả tốt hơn là tự lưu trữ.
Phần mềm có khả năng tùy biến cao: Hầu hết các phần mềm mà các công ty sử dụng không phải là dạng tích hợp sẵn trên nền tảng đám mây. Đây là nơi các nhà phát triển phần mềm can thiệp, bằng cách tạo mã được thiết kế đặc biệt cho đám mây. Ngoài ra, các nhà cung cấp đám mây nên cố gắng hết sức để thực hiện quá trình chuyển đổi này dễ dàng. Tuy nhiên, một khi các ứng dụng là SaaS, nhu cầu xử lý sự cố của bộ phận CNTT sẽ giảm.
Mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng điện toán đám mây là hướng đến sự chuyển dịch trọng tâm từ tài nguyên vật lý (tài nguyên CNTT và chi phí vốn) sang hiệu quả và tiện ích. Sau cùng, điện toán đám mây cho phép các công ty tập trung vào thế mạnh lớn nhất của mình và không phải chi nhiều tiền và thời gian cho các quy trình CNTT phức tạp. Các công ty không thích nghi với xu hướng này sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng về doanh thu và khả năng phát triển.
Theo BizFly tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 4 xu hướng điện toán đám mây sẽ tác động đến doanh nghiệp năm 2019