CDN trong phát triển ứng dụng và web: Ứng dụng CDN trong thương mại điện tử (P1)
Theo thống kê, có đến 40-60% người dùng sẽ rời bỏ trang web nếu thời gian load lâu hơn 3 giây và 60-80% trong số những người rời bỏ này sẽ không bao giờ quay trở lại. Không chỉ có vậy, chỉ 1 giây chậm trễ khi tải xuống tài nguyên web cũng sẽ dẫn đến giảm 25-30% lưu lượng truy cập.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các ứng dụng di động. Theo bạn, như vậy đã đủ thuyết phục để sử dụng ngay CDN cho việc tăng tốc website trong các dự án phát triển web và ứng dụng hay chưa? Đối với các trang thương mại điện tử, vấn đề này thậm chí còn mang ý nghĩa quyết định. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu ứng dụng CDN trong thương mại điện tử ngay trong bài viết dưới đây.
Đẩy nhanh hiệu suất trang thương mại điện tử của bạn với CDN
Thị trường thương mại điện tử ngày nay đang trở thành một chiến trường thực sự, và các bên đang phải chiến đấu để "giành giật" từng người dùng, từng khách truy cập trên trang. Và, như bạn đã biết, các hệ thống CDN đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này.
Điều này còn đặc biệt đúng đối với các dự án đang có xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng mạng, lưu lượng truy cập tăng trưởng liên tục, tải cao điểm thường xuyên và có đối tượng người dùng phân bổ trên nhiều vùng miền, vùng lãnh thổ khác nhau.
Trong khi đó, mạng phân phối nội dung cho phép tổ chức truyền phát trực tuyến tới hàng triệu người dùng và phân phối bất kỳ nội dung tĩnh nào ở tốc độ cao nhất. Các hệ thống này tối ưu hóa rất nhiều trang web và tăng tốc độ tải xuống tài nguyên trang.
Nói chung, nếu bạn sử dụng mạng phân phối nội dung, bạn sẽ chắc chắn tăng được tốc độ tải của toàn bộ trang web lên từ 30-70%. Tỷ lệ phần trăm chính xác sẽ phụ thuộc vào số lượng nội dung (hình ảnh, video, dung lượng và kiểu của script, v.v.) trên trang.
Sau khi đã trả lời được câu hỏi "Mạng phân phối nội dung là gì?", đã đến lúc quyết định ai cần công nghệ này, lợi ích của việc sử dụng CDN là gì và làm thế nào để triển khai nó hiệu quả nhất có thể.
Những ai cần hệ thống CDN?
Một số người cho rằng nếu lưu lượng truy cập dưới một vài terabyte mỗi tháng, sẽ không thiết phải sử dụng mạng phân phối nội dung. Tuy nhiên, ngoài việc giảm tải cho máy chủ, chúng ta vẫn cần lưu ý đến một khái niệm gọi là độ trễ. Và độ trễ phải luôn là tối thiểu: nói cách khác, đừng bắt khách hàng phải chờ đợi.
Và nếu yêu cầu cốt lõi của bạn là phục vụ khách hàng càng nhanh càng tốt, lưu lượng truy cập trong trường hợp này sẽ không phải là ưu tiên tối cao nữa; lúc này bạn phải có nhiều điểm points of presence - PoP hơn, Các điểm này sẽ phải gần hơn với đối tượng mục tiêu. Điều đó có nghĩa là bạn nên nghĩ đến việc sử dụng CDN trong các dự án thương mại điện tử của mình.
Những trang web như thế nào sẽ cần đến CDN?
- Các trang web nằm trên hosting giá rẻ với các giới hạn về tải, dung lượng trống và các hạn chế khác.
- Bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào có mật độ người dùng cao và phân bổ địa lý rộng. Ví dụ, như Wikipedia.
- Các trang web sử dụng video phát trực tuyến: các trang phim, các kênh phát TV, trò chơi trực tuyến (ví dụ: Twitch)
- Cổng thông tin lưu trữ lượng thông tin khổng lồ (các trang stock ảnh là một ví dụ điển hình).
- Các dự án thương mại điện tử
Nhưng CDN không chỉ quan trọng đối với các trang web lớn hay khổng lồ. Hệ thống này trên thực tế cũng rất hoàn hảo cho các mô hình nhỏ (trang bán hàng trực tuyến và trên di động, cổng thông tin, diễn đàn...) do việc tải các trang và giao diện ứng dụng nhanh chóng sẽ là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ.
Ngoài ra, nếu trang web của bạn được viết trên các công cụ công cộng, chẳng hạn như WordPress, trang web cũng có thể sẽ cần phải cải thiện chất lượng phân phối nội dung. Nếu bạn không biết cách cấu hình CDN cho WordPress, đừng lo lắng,: các nhà cung cấp mạng phân phối nội dung thường hỗ trợ các khách hàng thực hiện toàn bộ quá trình từ A đến Z mà không gặp phải bất kỳ rắc rối không cần thiết nào.
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: CDN trong phát triển ứng dụng và web: Ứng dụng CDN trong website TMĐT (P2)