CDN có thể giúp bảo vệ website trước các cuộc tấn công DDoS như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu suất website kém, trong đó lưu lượng truy cập tăng đột biến là yếu tố phổ biến hơn cả. Điều này có thể là nội dung hấp dẫn được lan truyền chóng mặt. Nhưng nó cũng có thể là các lý do nguy hại hơn nhiều, chẳng hạn như các cuộc tấn công DDoS. Vậy CDN đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ website chống lại các cuộc tấn công DDoS? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Nhìn từ bên ngoài, các cuộc tấn công DDoS có vẻ không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nạn nhân của một cuộc tấn công DDoS có thể bị mất doanh thu và ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu. Nếu trang web của bạn bị downtime hoặc bị vi phạm bảo mật, khách hàng sẽ không bao giờ muốn quay lại.
Các cuộc tấn công DDoS luôn xảy ra với các trang web và tổ chức lớn nhỏ. Vào năm 2018, GitHub đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công DDoS lớn nhất cho đến nay, trang web đã bị offline trong mười phút. Vào năm 2015, toàn bộ mạng lưới các trang web của BBC đã bị xâm nhập từ một cuộc tấn công DDoS. Năm 2019, một số trang web ngân hàng ở Nam Phi là nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS đòi tiền chuộc. Các doanh nghiệp nhỏ cũng thường xuyên là nạn nhân của các cuộc tấn công này và thường khó hồi phục hơn các doanh nghiệp lớn.
Lúc này, CDN chính là tấm lá chắn giúp bảo vệ trang web của bạn trước các cuộc tấn công DDoS.
CDN có thể chống lại các cuộc tấn công DDoS như thế nào?
CDN (Content Delivery Network) - Mạng phân phối nội dung là một mạng lưới gồm các node kết nối với nhau qua internet. Các node tương ứng với các hệ thống và máy chủ khác nhau. Mạng giúp tăng tốc độ phân phối nội dung bằng cách lưu nội dung vào bộ nhớ đệm trên các node khác nhau và phân phối nội dung đó đến những người dùng cuối đang gửi yêu cầu ở gần nhất về mặt địa lý. Khi bạn sử dụng CDN, nội dung trang web của bạn (mọi thứ từ HTML, bảng định kiểu, video và hình ảnh), không chỉ được lưu trữ trên máy chủ gốc nơi lưu trữ trang web của bạn, mà các bản sao cũng được lưu vào bộ nhớ đệm trong nhóm máy chủ.
Ngoài việc cải thiện hiệu suất web và tốc độ tải trang, CDN còn giúp bảo vệ các trang web an toàn, đặc biệt là chống lại các cuộc tấn công DDoS.
Xử lý lượng traffic lớn
Các giải pháp CDN được thiết kế để phân tích và xử lý lượng truy cập cao bất thường vào một trang web, bao gồm cả hiện tượng tự nhiên như chiến dịch tiếp thị, bán hàng, SEO và cả trường hợp bất thường do các cuộc tấn công DDoS. Với năng lực mạnh mẽ của các giải pháp CDN đám mây, nó có thể giải quyết tốt các cuộc tấn công DDoS cấp thấp mà không mất nhiều công sức.
Công cụ giám sát chủ động
Nếu chỉ đơn giản là có khả năng xử lý khối lượng lớn lưu lượng truy cập sẽ là không đủ để bảo vệ website khỏi DDoS. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ CDN hàng đầu cũng có nhiều công cụ để bảo vệ các trang web khỏi nhiều cuộc tấn công khác nhau. Các công cụ này có khả năng giám sát chủ động các cuộc tấn công có thể xảy ra và khả năng kiểm tra và làm sạch lưu lượng truy cập đối với các lượt truy cập không tự nhiên và có hại. Đơn cử, Bizfly CDN với tính năng Rule Engine của cho phép tùy chỉnh các thao tác xử lý requests hoặc tùy chỉnh logic Caching trên hệ thống CDN dựa theo các điều kiện đã được thiết lập trước như cấu hình cors, cấu hình browser cache, điều hướng truy cập theo thiết bị, cookies…
Tính năng mở rộng
Một số Mạng phân phối nội dung chẳng hạn như Bizfly CDN còn có tính năng phân luồng truy cập theo thiết bị - đảm bảo nội dung tối ưu với thiết bị mà họ đang sử dụng. Ví dụ khi user dùng smartphone để truy cập website, Rule Engine sẽ định dạng loại thiết bị và chuyển request đến server lưu trữ dữ liệu mobile. Nhờ đó không những giúp giảm request tập trung vào một máy chủ mà dữ liệu hiển thị tương thích với thiết bị, đem đến trải nghiệm về hình ảnh, âm thanh chất lượng cao hơn.
Ngoài ra, các dịch vụ CDN còn giúp che dấu địa chỉ IP của máy chủ gốc trước các cuộc dò tìm của hacker, giảm thiểu khả năng bị tấn công trực tiếp vào máy chủ gốc và tấn công DDos. Hơn nữa, bạn có thể tích hợp SSL giúp giảm thiểu DDoS nhờ chặn quyền truy cập vào tài nguyên trong một thời gian giới hạn. Điều đó có nghĩa là những kẻ tấn công không thể nắm tài nguyên máy chủ trong một thời gian dài ngay cả khi chúng có thể truy cập chúng bằng cách nào đó.
CDN đang nhanh chóng trở thành một công cụ cần thiết, đặc biệt nếu bạn có người dùng trên toàn cầu. Với CDN, bạn có thể yên tâm rằng trang web của bạn sẽ bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DDoS, đảm bảo giữ chân khách hàng hiện tại và thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
Tại Việt Nam, Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, Bizfly Cloud có khả năng giúp doanh nghiệp lập mô hình lưu lượng truy cập và các request, sau đó xác định CDN nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Đăng ký tư vấn và trải nghiệm miễn phí Bizfly CDN tại đây: https://bizflycloud.vn/cdn
Ngoài ra Bizfly Cloud đã ra mắt giải pháp Bizfly Anti DDoS giúp phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ vượt trội dành cho Website. Với kinh nghiệm vận hành và phòng chống cho hàng nghìn trang Web, trong đó có nhiều trang có số lượng truy cập rất lớn ở Việt Nam. Bizfly Anti DDoS đảm bảo cho Website của bạn hoạt động hiệu quả và ổn định 24/7. Tìm hiểu thêm tại đây.