OVP là gì? Nếu bạn không cần nền tảng video trực tuyến (OVP)? Hãy suy nghĩ lại!

OVP là gì? Nếu bạn không cần nền tảng video trực tuyến (OVP)? Hãy suy nghĩ lại!

Có khá nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về OVP là gì cũng như thông tin chi tiết về OVP sẽ được cập nhật chi tiết tại bài này.  

OVP là gì?

Nền tảng video trực tuyến (viết tắt: OVP) là dịch vụ cho phép người dùng có thể tải lên (upload), chuyển đổi (convert), lưu trữ (store) và phát lại (playback) nội dung video trực tuyến.

Chi tiết hơn,Bizfly Cloud đã có bài viết phân tích rất cụ thể về OVP tại: Online Video Platform (OVP) là gì? Tăng hiệu suất stream ra sao?

Khi nghĩ về một nền tảng xem video trực tuyến (online video platform), từ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của bạn chắc chắn luôn là "YouTube". Đây là điều không có gì ngạc nhiên khi YouTube hiện có hơn một tỷ người dùng - chiếm khoảng một phần ba tổng số người dùng trên Internet. Thật vậy, nhờ sự phát triển vượt bậc của YouTube, chưa bao giờ có cách nào dễ dàng hơn để bạn hoàn toàn có thể được xem một hướng dẫn về cách thay đổi lốp xe bằng video thật trực quan và cụ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn là một trường đại học hoặc một doanh nghiệp chuyên nghiệp, bạn sẽ mong muốn người xem của mình phải tập trung hơn nữa. Bạn muốn khuếch đại thương hiệu của mình cho nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Hoặc có thể bạn đang cố gắng khuyến khích việc tiêu thụ và sản xuất video trong trường học hoặc tổ chức của mình. YouTube là hoàn toàn miễn phí, nên không có gì lạ nếu bạn chọn Youtube là nền tảng video trực tuyến. 

OVP là gì? Nếu bạn không cần nền tảng video trực tuyến (OVP)? Hãy suy nghĩ lại! - Ảnh 1.

Nền tảng video trực tuyến Youtube

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét các điểm yếu của việc lưu trữ video trực tuyến độc quyền thông qua YouTube.

1. Privacy and Retention (Tính riêng tư và khả năng giữ chân người dùng)

Theo mặc định, Video được tải lên YouTube luôn tồn tại ở chế độ công khai. Tính riêng tư của video có thể thay đổi, nhưng chỉ có 3 tùy chọn nghèo nàn sau đây: công khai (public), private (chỉ người tải lên mới có quyền xem) và unlisted youtube (chỉ ai có link trực tiếp mới xem được video này). Đối với những tổ chức hoặc trường đại học không ngại chia sẻ nội dung trực tuyến công khai với mọi người, YouTube chắc chắn có vẻ như là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, đối với các tổ chức cần xử lý những video có nội dung nhạy cảm hơn, ví dụ như những tin nhắn riêng tư của CEO, các nghiên cứu thị trường cạnh tranh hoặc các video nhiệm vụ của sinh viên — YouTube hoàn toàn không phải là lựa chọn đúng đắn lúc này.

Với nền tảng video trực tuyến, các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục cũng có thể nắm quyền kiểm soát sự riêng tư và sự phân tán nội dung video của họ. Ví dụ: hầu hết các OVP đều cung cấp thêm cơ chế xác thực trước khi truy cập nội dung video; một tính năng hoàn toàn không có trên YouTube. Đây là một tính năng quan trọng đối với các công ty muốn hạn chế quyền truy cập video trực tuyến, chỉ các nhân viên được ủy quyền mới có quyền truy cập vào kho video.

Hơn nữa, một mối nguy hiểm khác với YouTube là người dùng luôn có xu hướng xem "nhảy cóc" từ video này sang video khác. Mặc dù khách hàng tiềm năng có thể xem các video có liên quan đến thương hiệu của bạn trên YouTube, nhưng sự chú ý của họ có thể dễ dàng được chuyển hướng sang danh sách phát của bảng điều khiển bên cạnh video mà YouTube đề xuất xem tiếp theo cho người dùng - danh sách phát này bạn hoàn toàn không thể tùy chỉnh. Lúc này có lẽ khách hàng đã chuyển từ xem video của công ty bạn sang xem một video khác hoàn toàn không liên quan. (Do đó đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của các cat videos trên Internet).

2. Analytics (Thống kê)

YouTube analytics bao gồm chủ yếu thông tin cơ bản về lượng người xem và nhân khẩu học trên cơ sở từng video và từng kênh. Điều này phù hợp nếu bạn cần KPI ở mức độ rất cơ bản và cao cấp. Với YouTube, bạn không thể phân tích số liệu trên cơ sở mỗi người dùng riêng biệt, rất nhiều tổ chức cần theo dõi sự tham gia vào video của một nhân viên hoặc của một sinh viên cụ thể theo thời gian.

Ngược lại, các nền tảng video trực tuyến lại chứa rất nhiều công cụ giúp đưa ra những phân tích cụ thể, phức tạp theo đúng ý tưởng của bạn. Ngoài chỉ số nhân khẩu học và số lượt xem cơ bản, OVP cho phép bạn có thể theo dõi người dùng, theo dõi mức sử dụng trên các live streams, băng thông và mức tiêu thụ bộ nhớ trên nền tảng, phân tích trên từng phương tiện truyền thông xã hội tích hợp...

3. Customization (Tùy chỉnh) 

Sự hấp dẫn nhất chỉ có ở một OVP độc lập so với YouTube là khả năng tùy chỉnh của chính nền tảng đó. Người dùng YouTube không hề còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận toàn bộ bố cục và giao diện hiện tại của YouTube, và họ cũng không hề được báo trước nếu YouTube giới thiệu hoặc thay đổi một thiết kế mới nào đó. Bạn muốn tích hợp với LinkedIn? Không được. Bạn muốn đăng nhập và portal có custom-branded? Hãy quên nó đi. Trên thực tế, trừ khi bạn là YouTube Partner (tiêu chí chính xác để trở thành đối tác của Youtube khá mơ hồ), còn không, bạn thậm chí không thể tải lên thumbnails của riêng mình cho video!

Các nền tảng video trực tuyến độc lập cung cấp các tùy chỉnh mạnh mẽ cho phép bạn đảm bảo rằng portal mà bạn đang showcase cho người dùng của mình (khách hàng, nhân viên hay các sinh viên tiềm năng) hoàn toàn là của riêng bạn. Điều này có nghĩa là toàn bộ branded skins, players, playlists, channels,đều có sự xuất hiện của nút "like" trên video với kích thước và hình dáng phù hợp. Với portal được tùy chỉnh hoàn toàn, bạn có quyền kiểm soát mạnh hơn đối với nội dung mà người dùng nhìn thấy. Điều này giúp duy trì sự chú ý tập trung của người dùng cho website của bạn và giảm nguy cơ họ chuyển sang những nội dung tiếp theo không liên quan. Ngoài ra, các tùy chỉnh được trên các OVP còn cho phép bạn tích hợp nội dung video của mình vào các trang mạng xã hội và các công cụ cộng tác khác.

Youtube hay OVP (nền tảng video trực tuyến)?

OVP là gì? Nếu bạn không cần nền tảng video trực tuyến (OVP)? Hãy suy nghĩ lại! - Ảnh 2.

Bạn không cần nền tảng nền tảng video trực tuyến (OVP)? Hãy suy nghĩ lại!

Cuối cùng, quyết định nên nuôi dưỡng nội dung trên nền tảng video trực tuyến (OVP) độc lập hay YouTube, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và doanh nghiệp. Nếu bạn nghiêm túc về việc tạo một video portal có quy mô đầy đủ với các công cụ phân tích và tùy chỉnh mạnh mẽ, OVP chính là lựa chọn không thể đúng đắn hơn. Tuy nhiên, đây không phải sự lựa chọn một mất một còn, bạn và doanh nghiệp hoàn toàn có thể duy trì sử dụng cả hai, cả Youtube, cả OVP. Thật vậy, nhiều tổ chức tận dụng sức mạnh của YouTube bằng cách chia sẻ một số video công khai trên các trang web phổ biến, đồng thời duy trì các video portals trên trang web hoặc mạng nội bộ của riêng họ. 

Xét cho cùng, YouTube vẫn được coi là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai, tốt nhất hãy tận dụng lợi thế của cả YouTube và OVP để đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

>> Có thể bạn quan tâm: Video on Demand hay VoD là gì? Có giống với TV cáp?

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

TAGS: OVP
SHARE