10 câu hỏi kiểm tra CDN nào phù hợp với nhu cầu phân phối liên tục (continuous delivery)?

1276
03-07-2018
10 câu hỏi kiểm tra CDN nào phù hợp với nhu cầu phân phối liên tục (continuous delivery)?

TheoBizfly Cloud chia sẻ nhu cầu phát triển và phân phối ứng dụng đã thay đổi. Ngày nay, việc triển khai liên tục (continuous deployment) là việc cần thiết cho các doanh nghiệp để họ có thể bắt nhịp được với người tiêu dùng. Các công ty truyền thông cần báo cáo các tin tức mới ngay khi chúng được phát triển, và đương nhiên độc giả cũng không hề muốn nghe về kết quả của bầu cử sơ bộ tổng thống một ngày sau khi các cuộc thăm dò ý kiến đã kết thúc. Họ mong đợi kết quả ngay khi chúng xuất hiện và không mong muốn có sự delay trong đó. 

Trong ngành Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng trong việc cập nhật giá và số lượng hàng tồn trong thời gian chạy flash sales, vì đơn giản, nếu khách hàng vẫn có thể lên đơn đặt hàng thành công trong khi sản phẩm đã hết sạch, đây thực sự là một trải nghiệm người dùng quá tồi, khách hàng sẽ thất vọng vì trước đó họ vừa mới háo hức chờ đón sở hữu một sản phẩm mới xong. Giao hàng liên tục là nhiệm vụ quan trọng đối với các công ty khi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao trong việc cập nhật mọi thứ theo thời gian thực. 

Vậy CDN đóng vai trò gì trong việc phân phối liên tục (Continuous delivery)?

1. CDN đảm bảo các chiến lược caching tối ưu

(CDNs ensure optimal caching strategies)

Việc thực hiện thay đổi đối với production environments đôi khi có tác động không mong muốn đến các chiến lược caching. Để giảm thiểu khả năng xảy ra trường hợp xấu nhất, các nhóm DevOps có thể sử dụng CDN để kiểm tra các chiến lược caching trong pre-production environments. Tự động hóa từ CDN cho phép các tổ chức trở nên nhanh nhạy và phản ứng nhanh hơn khi cần cập nhật nội dung, thu hồi nội dung và triển khai các bản phát hành mới, từ đó nó giúp khuyến khích các tổ chức thử nghiệm những điều mới. 

10 câu hỏi kiểm tra CDN nào phù hợp với nhu cầu phân phối liên tục (continuous delivery)? - Ảnh 1.

CDN đảm bảo các chiến lược caching tối ưu

Ví dụ, với một CDN hiện đại, một công ty truyền thông trực tuyến có thể nhanh chóng đẩy bài viết mang tên "5 lý do tại sao bạn không nên nuôi một chú cún" vào website của họ. 

Nếu 1h sau đó, báo cáo phân tích cho thấy hơn 75% độc giả từ bỏ website sau khi xem xong bài viết này trong 5 giây hoặc ít hơn, bài viết nên được gỡ xuống ngay lập tức. Lúc này dịch vụ CDN cho phép họ ngay lập tức thu hồi lại nội dung này.

2. CDN cung cấp khả năng hiển thị vào hiệu suất và bảo mật ứng dụng

(CDNs provide visibility into application performance and security)

CDN thu thập một lượng lớn dữ liệu về hiệu suất và các sự kiện bảo mật. Với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, đôi khi rất khó cho các doanh nghiệp có thể tách riêng những gì có liên quan đến mình, những gì là không cần thiết. 

CDN hiện đại cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ, nhờ đó các tổ chức có thể sử dụng các số liệu này để khắc phục sự cố về các vấn đề liên quan đến hiệu suất và bảo mật một cách kịp thời. 

Ví dụ: các tổ chức có thể sử dụng thông tin dữ liệu từ CDN để phát hiện một hình ảnh cụ thể được tải không chính xác, khiến trang trở nên chậm chạp. Thông tin chi tiết này giúp các nhóm DevOps nhanh chóng thay thế hình ảnh bị lỗi bằng hình ảnh mới mà không hề làm ảnh hưởng giảm đến hiệu suất. CDN hiện đại tận dụng API để đẩy lượng lớn dữ liệu trong thời gian gần với thời gian thực nhất, cho phép các nhóm DevOps phản ứng nhanh chóng với các vấn đề phát sinh.

3. CDN giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật

(CDNs mitigate security threats)

10 câu hỏi kiểm tra CDN nào phù hợp với nhu cầu phân phối liên tục (continuous delivery)? - Ảnh 2.

CDN giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật

Các CDN không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về các mối đe dọa bảo mật, chúng còn có thể chủ động bảo vệ chống lại các cuộc tấn công này. 

CDN được đặt ở vị trí tối ưu để thực hiện điều này - ở rìa mạng, giữa các server gốc của tổ chức và người dùng cuối. Điều này cho phép CDN có khả năng ngăn chặn lưu lượng truy cập độc hại tiếp cận các máy chủ gốc. 

Do đó, CDN cực kì hữu ích trong việc giảm thiểu tấn công từ các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Một CDN được trang bị tốt nhất để chống lại các cuộc tấn công này là một CDN có thể nhanh chóng đẩy các quy tắc mới lên network để ngăn chặn sự phát triển của các threats.

10 câu hỏi dành cho CDN trong việc có đáp ứng được nhu cầu phân phối liên tục (Continuous delivery) của bạn hay không?

Nếu bạn hiện đang sử dụng CDN hoặc tìm cách triển khai một CDN, dưới đây là 10 câu hỏi để đảm bảo CDN của bạn có các tính năng cần thiết giúp hỗ trợ nhu cầu phân phối liên tục (Continuous delivery) của bạn.

10 câu hỏi kiểm tra CDN nào phù hợp với nhu cầu phân phối liên tục (continuous delivery)? - Ảnh 3.

Quy trình thay đổi cấu hình là gì?Mất bao lâu để yêu cầu hủy bỏ có hiệu lực trên toàn bộ mạng lưới của CDN?

1. Mất bao lâu để yêu cầu hủy bỏ có hiệu lực trên toàn bộ mạng lưới của CDN?

2. CDN có cung cấp phân tích và troubleshooting xuống cấp URL không?

3. Mất bao lâu để thay đổi cấu hình được triển khai cho ứng dụng của tôi?

4. Nhiệm vụ nào có thể được hoàn thành thông qua các API?

5. Quy trình thay đổi cấu hình là gì?

6. Mất bao lâu để dọn bộ nhớ cache?

7. CDN có thể giảm thiểu các cuộc tấn công bảo mật như thế nào?

8. CDN tự động tối ưu hóa để tối ưu hiệu suất như thế nào?

9. CDN có trao quyền cho nhóm marketing của tôi để chúng tôi có thể nhanh chóng triển khai các chiến dịch và nội dung mới không?

10. CDN có cho phép phát triển trải nghiệm phong phú, đa dạng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất không?

CDN cung cấp cho các nhóm DevOps nhiều lợi ích khi có khả năng phân phối liên tục (Continuous delivery). Tự động hóa cho phép các tổ chức hoạt động được nhanh chóng hơn, giúp họ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt nhất và phòng chống lại các mối đe dọa bảo mật. 

Nếu team của bạn phải làm việc nhanh chóng và không ngừng nghỉ, hãy đảm bảo luôn đặt câu hỏi phù hợp để chắc chắn rằng CDN của bạn đáp ứng được hết các nhu cầu cần thiết đó.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn CDN sao cho đúng

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

SHARE