Xây dựng website thân thiện người dùng tiêu chuẩn 2020
Việc tìm kiếm lý do tại sao website phải được tối ưu để thân thiện với người dùng có lẽ là không cần thiết – bởi sau tất cả, mọi khảo sát và nghiên cứu về vấn đề này đều chỉ ra một kết luận nhất quán rằng: Tính khả dụng là yếu tố đầu tiên (và thường là duy nhất) mà khách truy cập chú ý đến. 88% người dùng online tuyên bố rằng họ không mấy chắc chắn về việc sẽ quay lại một trang web sau một trải nghiệm tương tác tồi tệ trước đó. Theo Bizfly Cloud thì điều đó có nghĩa là bạn đang mất đi khách hàng mỗi ngày trên trang web của mình, bởi những vấn đề được cho là không thân thiện với người dùng. Vậy những yếu tố nào sẽ quyết định mức độ thân thiện của website năm 2020 này?
Ưu tiên hàng đầu cho thiết kế giao diện di động
Phần lớn người dùng đều kỳ vọng phiên bản di động của một website ít nhất cũng phải bằng (hoặc thậm chí hơn) so với phiên bản dành cho máy tính để bàn. Điều này có nghĩa là chủ trang web không có lựa chọn nào khác hơn là sử dụng thiết kế web tương thích - thiết kế giao diện đáp ứng được thiết bị người dùng sử dụng để truy cập và hiển thị ổn định trên một phạm vi nhất định các thiết bị. Hơn thế nữa, trong bối cảnh hiện nay, một phiên bản web di động không còn chỉ là phương án dự phòng đơn thuần. Mobile-first đang được nhiều người coi là chiến lược khả thi duy nhất vì nhiều lý do. Lý do lớn nhất trong đó xuất phát từ thực tế sử dụng Internet di động đã vượt qua mức sử dụng máy tính để bàn từ năm 2016, và doanh số điện thoại thông minh đã vượt quá doanh số PC thậm chí trước đó (năm 2012). Nhiều người chỉ sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet. Điều đó có nghĩa là dù muốn hay không, việc thiết kế giao diện tối ưu trên thiết bị di động cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Giao diện thân thiện là một trong những ưu tiên hàng đầu
Loading times - Thời gian tải trang
47% người dùng mong đợi trang tải không quá 2 giây. Điều đó có nghĩa là cứ sau 1 giây tải thêm, bạn sẽ mất thêm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, 39% khách truy cập sẽ ngừng giao dịch hoặc tương tác với một website nếu hình ảnh trên trang không tải được hoặc mất quá nhiều thời gian để tải. Vậy chủ sở hữu trang có thể làm gì trong trường hợp này? Kiểm tra tốc độ tải trang với các công cụ: Google PageSpeed Insights, Pingdom, WebPagetest, GTmetrix… và đảm bảo trang tải nhanh ngay cả với kết nối Internet chậm (kể cả khi trong các tình huống người dùng không có kết nối băng thông rộng, đặc biệt là với những người dùng di động). >> Tìm hiểu thêm: 5 công cụ kiểm tra tốc độ web miễn phí.
Người dùng di động dễ mất kiên nhẫn hơn khi phải chờ đợi load trang
Hiện nay CDN – Content Delivery network (mạng phân phối nội dung) là giải pháp đang được sử dụng phổ biến để tăng không chỉ tốc độ tải trang mà tổng thể hiệu suất cho toàn bộ nội dung trên trang. CDN được định nghĩa là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán nó ra nhiều máy chủ khác (được gọi là PoP – Points of Presence) và từ các PoP đó nó sẽ gửi tới cho người dùng khi họ truy cập vào website. Để hiểu 1 cách đơn giản, CDN giống như các trung tâm lưu trữ dữ liệu đã được duyệt của website được đặt phân tán tại nhiều vị trí gần người dùng hơn. Do đó, quãng đường gửi yêu cầu từ thiết bị của người dùng và quãng đường nội dung được trả về sẽ được rút ngắn tới mức thấp nhất. Đây chính là nguyên lý cơ bản CDN tăng tốc độ website. Ngoài ra CDN còn hỗ trợ nhiều tính năng tối ưu ảnh, static files, video… giúp tăng tốc độ tải trang tới 16 lần
Bạn cũng nên lưu ý đảm bảo cập nhật và loại bỏ các liên kết bị lỗi thường xuyên.
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ CDN nào tốt nhất Việt Nam?
Xây dựng một tổng thể liền mạch
Trong thời đại ngày nay, với 1 vài lần thử nghiệm và điều chỉnh, việc bắt đầu triển khai 1 website không phải là quá khó – có một loạt các công cụ có thể giúp bạn thực hiện nhiệm vụ này khá dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cũng có thể xây dựng một trang web hiệu quả. Đã qua lâu rồi cái thời website chỉ tồn tại như một thực thể riêng lẻ - ngày hôm nay, nếu chủ trang muốn website mang lại kết quả tối đa, ho cần phải tạo cho trang khả năng duy trì mức độ hiện diện trực tuyến trên: social media/kênh truyền thông xã hội, trình nhắn tin, hỗ trợ khách hàng, v.v. Khi ai đó truy cập trang web của bạn, họ sẽ có được một trải nghiệm liền mạch trên nhiều nền tảng khác nhau.
Giao diện dễ nhìn/dễ đọc thông tin
Một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên trang web thân thiện với người dùng (đặc biệt là trang chủ) là khả năng dễ đọc/lướt. Trung bình một người sẽ dành rất ít thời gian trước khi đưa ra quyết định về việc ở lại hay rời đi (một số nghiên cứu cho thấy quyết định này mất ít nhất 50 mili giây). Điều này có nghĩa là trang cần được trình bày nội dung sao cho có thể đọc lướt dễ dàng và hiển thị nội dung cần thiết đủ bắt mắt. Một số lưu ý có thể áp dụng:
Sử dụng các từ khóa dễ nhận biết mà khách hàng thường tìm kiếm
Tránh đưa lên quá nhiều nội dung, thông điệp, hình ảnh… không cần thiết gây tải "nặng". Cần giữ nội dung ngắn gọn, đơn giản và rõ ràng sao cho khách truy cập tìm thấy những gì họ cần dễ dàng và không cần phải tìm kiếm thêm.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng nội dung của bạn dễ nhận biết. Phối màu, phông chữ và kích thước - tất cả những điều này sẽ góp phần giúp trang web "thân thiện" hơn khi xem.
Dễ điều hướng
Tạo điều hướng một cách thật tự nhiên để giảm tỷ lệ thoát trang
Nếu khách truy cập không thể tìm thấy những gì họ muốn một cách nhanh chóng, rất có thể họ sẽ rời đi và tìm kiếm thứ họ muốn ở nơi khác hơn là kiên nhẫn và tìm hiểu nội dung đó từ một trang web với những thao tác điều hướng khó hiểu. Hãy nhớ rằng có rất nhiều lựa chọn để thay thế cho trang web của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tạo điều hướng một cách thật tự nhiên không chỉ cho riêng bạn mà còn cho tất cả những người truy cập website lần đầu tiên. Khách truy cập chỉ phải thực hiện càng ít thao tác để tới được nội dung họ tìm kiếm, tỷ lệ thoát trang sẽ càng thấp.
Cần luôn luôn lắng nghe người dùng
Đa phần các chủ sở hữu trang web thường bỏ nguồn thông tin có thể nói là chi tiết và rõ ràng nhất để cải tiến cho thiết kế - khách truy cập của họ. Những người ghé thăm website thường sẽ hiểu khá rõ ràng những gì họ thích và không thích về trang web đó. Tạo một kênh để phản hồi sẽ giúp bạn thu thập ý kiến của họ và nhận được thông tin chi tiết có giá trị. Họ sẽ giúp bạn xác định những gì trang web của bạn cần hoàn thiện nhanh hơn và chính xác hơn là việc nghiên cứu thiếu cơ sở và kiểm tra A / B chuyên dụng.
Calls to action – CTA hay kêu gọi hành động
Về lâu dài, việc tạo một trang web thường không nằm ở việc muốn thể hiện thiết kế đẹp của trang mà mục tiêu cuối cùng luôn là thuyết phục khách truy cập thực hiện một hành động cụ thể nào đó: mua hàng, đăng ký, điền vào form thông tin, v.v. Vì vậy, hãy tự hỏi điều này: liệu website đã có lời kêu gọi hành động mạnh mẽ và rõ ràng ở những nơi hợp lý hay chưa? Nếu khách truy cập đưa ra quyết định mua hoặc đăng ký sau khi xem nội dung trên trang, họ cần phải thực hiện điều đó một cách dễ dàng và tức thời mà không cần phải tìm cách để làm điều đó. Tấn công bàn ủi khi trời nóng - hay nói đúng hơn là cho họ cơ hội thực hiện hành động cần thiết trước khi họ thay đổi ý định hoặc đơn giản là bị phân tâm bởi thứ khác.
Với mục tiêu gặt hái thành công trên môi trường trực tuyến (môi trường kinh doanh cực kỳ hứa hẹn và rộng mở) trong kỷ nguyên công nghệ số đồng thời thúc đẩy doanh thu bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp chắc chắn cần một trang web thân thiện với người dùng – và điều này là không thể bàn cãi. Tìm cách tiếp cận đúng để đạt được mục tiêu này là một nhiệm vụ rất quan trọng – và với các công cụ, giải pháp và chiến lược phù hợp, doanh nghiệp có thể thực hiện điều này mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Theo Bizfly Cloud
>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo kiểm tra website đã có CDN hay chưa trong vòng một nốt nhạc!
Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc website tối ưu cho khu vực Việt Nam do Bizfly Cloud phát triển. Giải pháp đã giúp tăng tốc và tối ưu hiệu suất cho hàng trăm website, trong đó có nhiều hệ thống lớn như Vingroup, Fahasa, Báo Pháp luật & Đời sống, Kênh 14, GenK, Thời trang IvyModa… Tích hợp sẵn sàng Anti DDoS website cùng 20+ dịch vụ công nghệ khác.
Độc giả quan tâm DÙNG THỬ MIỄN PHÍ Bizfly CDN 30 ngày có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/cdn