Web tự code có tích hợp được CDN không?

1795
31-08-2021
Web tự code có tích hợp được CDN không?

Web tự code có tích hợp được CDN không là một câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vì CDN đang là một công nghệ tăng tốc website được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn dùng web tự code thay vì chọn các nền tảng phổ biến như Wordpress, Joomla,... Hiểu được điều này, Bizfly Cloud sẽ giải đáp thắc mắc web tự code có tích hợp được CDN không, và nếu được thì bằng cách nào.  

Thế nào là web tự code?

Web tự code hay website code tay là một trang web được xây dựng và phát triển từ A đến Z bởi một hay nhiều lập trình viện. Để tự code một website, người lập trình phải làm rất nhiều công việc tự việc định nghĩa, xây dựng hàm, phát triển thư viện nội dung, đến việc thiết kế giao diện,...

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng phát triển nội dung web phổ biến như Wordpress, Joomla, hay Magento,... Vì chúng dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc tự thiết kế web. Tuy nhiên, các website code tay lại giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy biến theo nhu cầu hơn so với những nền tảng web trên.

Web tự code có tích hợp được CDN không? - Ảnh 1.

Phải cần làm rất nhiều công việc để hoàn thành được một website tự code

Web tự code có tích hợp được CDN không?

Web tự code hoàn toàn có thể tích hợp CDN. Tuy nhiên, việc tích hợp thường sẽ khó khăn hơn so với việc tích hợp CDN cho các nền tảng web như Wordpress, Joomla,... Vậy làm thế nào để tích hợp? Hãy xem tiếp phần dưới đây!

Vì sao website tự code nên sử dụng CDN?

Giảm tải cho máy chủ (server) gốc

Khi có quá nhiều khách truy cập website trong cùng một lúc, server sẽ bị quá tải, gây nên tình trạng downtime. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng cũng như tỷ lệ chuyển đổi, doanh số website của bạn.

Làm cách nào mà CDN giúp giảm tải cho máy chủ website của bạn? CDN xử lý lượng truy cập khổng lồ này bằng cách phân tán tới các PoP, giúp giảm đáng kể lượng truy cập vào server gốc. Nhờ đó giảm tình trạng quá tải của server, giúp server vận hành mượt mà và hiệu quả hơn. Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN, sau đó các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không tốn thêm.

Tăng tốc độ tải website, tối ưu SEO

Theo thống kê, có đến 40 - 60% người dùng sẽ rời website nếu nó load lâu hơn 3 giây và 60 - 80% trong số họ sẽ không bao giờ quay lại website đó nữa. Theo LoadStorm, chỉ 1 giây tăng thêm trong việc tải trang trung bình sẽ dẫn đến giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi, giảm 11% pageviews và giảm 16% sự hài lòng của khách hàng.

Thuật toán tìm kiếm của Google luôn ưu tiên các website có tốc độ truy xuất nhanh, CDN sẽ giúp website tăng tốc độ tải trang, từ đó đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái và ở lại lâu hơn website của bạn, từ đó cải thiện nhận diện thương hiệu, tăng thêm lượt xem và doanh thu tốt hơn từ website.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 cách để tăng tốc độ website giúp cải thiện trải nghiệm người dùng

Web tự code có tích hợp được CDN không? - Ảnh 2.

Tích hợp CDN tăng tốc độ tải trang cũng như trải nghiệm người dùng trên trang

Cải thiện hiệu quả hoạt động Livestreaming

Độ trễ và chất lượng video là nguyên nhân chính làm giảm trải nghiệm tương tác trong Livestreaming. Đó chỉ là hai trong số rất nhiều vấn đề mà các nền tảng và người sử dụng Livestreaming phải đối mặt khi sử dụng các mô hình máy chủ truyền thống. CDN lúc này trở thành giải pháp hoàn hảo góp phần giải quyết các vấn đề trên.

CDN hỗ trợ các chương trình streaming trực tiếp, phát video… thông qua internet giúp các chương trình, video chạy mượt mà hơn, tăng trải nghiệm cho người xem. CDN với mạng lưới các máy chủ trải rộng khắp và các thuật toán routing thông minh có thể cung cấp con đường ngắn nhất để thông tin đi từ người phát đến người xem. Các máy chủ gần nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn để truyền tải thông tin đến các thiết bị đầu cuối thay vì chỉ có một con đường duy nhất, nhờ đó mà độ trễ được giảm thiểu đến mức tối thiểu.

>> Tìm hiểu thêm: CDN live streaming là gì? Phân phối nội dung video trực tiếp hiệu quả

Tăng tính bảo mật cho website

CDN hoàn toàn có khả năng bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công, bởi vì cơ sở hạ tầng cốt lõi lúc này được bảo vệ bởi tường lửa (firewall) phía sau cơ sở hạ tầng của CDN. Hơn thế nữa, hệ thống CDN còn có tính năng ẩn địa chỉ IP của máy chủ gốc trước các cuộc dò tìm của hacker, giúp giảm thiểu khả năng bị tấn công trực tiếp vào máy chủ gốc. Hầu hết các CDN được xây dựng bằng kiến trúc phân tán. Do đó, nó có khả năng làm giảm thiểu mọi cuộc tấn công DDoS. Vậy là CDN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo mật cho website của bạn!

Tiết kiệm chi phí

CDN giúp giảm tải băng thông và dung lượng lưu trữ đáng kể cho máy chủ gốc, đồng nghĩa với việc giúp tiết kiệm chi phí so với việc mua thêm băng thông ở host. Khi dùng CDN, bạn không cần tốn chi phí đầu tư và quản lý hạ tầng, vì điều đó đã được xử lý bởi nhà cung cấp dịch vụ CDN. Bạn cũng không phải mất một khoản chi phí dành cho việc đầu tư để nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại.

Hiện nay, chi phí để triển khai CDN không hề đắt đỏ, trong đó Bizfly CDN là đơn vị hỗ trợ hình thức thanh toán pay-as-you-go, nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền theo lưu lượng băng thông sử dụng thực tế, giúp dễ dàng theo dõi và quản lý chi phí.

Các bước để web tự code tích hợp được CDN

Bước 1: Đăng ký dịch vụ CDN

Để tích hợp CDN với website tự code thì bạn cần có tên miền CDN. Tên miền này chỉ được cấp khi bạn đăng ký dịch vụ CDN với một nhà cung cấp nào đó. 

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều đơn vị cung cấp CDN nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín và phù hợp với bạn. Hãy tham khảo cách chọn CDN sao cho phù hợp nhu cầu của từng doanh nghiệp

Bước 2: Tạo tên miền CDN cho web tự code của bạn

Sau khi đăng ký dịch vụ CDN, bạn sẽ được cung cấp 1 tên miền CDN (URL CDN). Tương tự như việc tạo tên miền phụ cho website, tên miền CDN này cũng cần được lưu ở dạng bản ghi CNAME (CNAME record) trong web hosting của bạn.

Tùy vào trình quản trị hosting sẽ có các bước thêm bản ghi CNAME khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các bước dưới đây: 

1. Đăng nhập vào tài khoản hosting web của bạn

2. Vào phần cho phép chỉnh sửa DNS (Edit DNS Zone, DNS settings,...)

3. Bấm vào phần thêm bản ghi (Add a record, Create new record,...) với loại bản ghi là CNAME

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 1.

    4. Nhập tên miền CDN và thông tin bản ghi vào (được cấp khi đăng ký dịch vụ CDN)

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 2.

    5. Bấm Create và Save để lưu lại bản ghi

Bước 3: Chỉnh sửa lại code web để tích hợp CDN

Để web tự code tích hợp được CDN, bạn cần trỏ các “assets” của website về CDN. Để làm điều này bạn cần:

1. Tìm và mở tệp tin mã nguồn của website (index.html)

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 3.

2. Bạn bấm vào Find và chọn Replace trên thanh menu của trình edit file html.

3. Ở mục Find What, bạn nhập từ “assets”. Ở mục Replace With, bạn nhập vào “tên miền CDN/assets”. Ví dụ, tên miền CDN của bạn là “xxxxx.cdn.vccloud.vn” thì bạn nhập vào “xxxxx.cdn.vccloud.vn/assets”. Sau đó bấm vào Replace All.

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 4.

4. Save file html và upload nó lên web hosting server (ghi đè lên file cũ) để hoàn thành việc tịch hợp CDN cho website code tay.

Bước 4: Kiểm tra xem web tự code có tích hợp được CDN hay chưa

Để kiểm tra website đã tích hợp thành công CDN chưa, bạn làm như sau: 

1. Vào website của bạn bằng một trình duyệt bất kỳ.

2. Bấm chuột phải vào một vị trí trống trên trang web. Sau đó chọn vào “xem nguồn trang”.

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 5.

3. Tiếp theo, bạn xem các tên miền URL của trang có dạng tên miền CDN  hay không. Ví dụ như “http://xxxx.cdn.vn”, trong đó xxxx là tên miền website. Để dễ tìm kiếm, bạn có thể ấn phím Ctrl + F. Nhập từ “cdn” vào như hình dưới đây: 

Web tự code có tích hợp được CDN không? Các bước tích hợp ra sao? - Ảnh 6.

Nếu website tự code của bạn chưa có CDN thì sẽ không xuất hiện tên miền dạng CDN như hình trên.

Bạn là doanh nghiệp SME muốn tích hợp CDN vào website tự code của mình nhưng gặp khó khăn với những hướng dẫn trên? Doanh nghiệp của bạn không có đội ngũ hay nhân sự IT chuyên môn để tích hợp CDN? Đừng lo lắng! Bizfly CDN luôn có đội ngũ chuyên gia chăm sóc tận tình, đồng hành hỗ trợ bạn 24/7.

Đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày hoặc nhận tư vấn chi tiết về Bizfly CDN, vui lòng gọi hotline: 024 7302 8888 - 028 7302 8888

>> Có thể bạn quan tâm: Tích hợp CDN là tiêu chuẩn của website thế hệ mới

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CDN
SHARE