Web App là gì? Có gì khác với Website

2124
19-06-2018
Web App là gì? Có gì khác với Website


Với sự phổ biến của Internet, các Web Application đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây. Web App đã len lỏi vào cuộc sống hiện đại với rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Web Application là gì, ưu nhược điểm cũng như những lợi ích của nó. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu nhé!

Web Application là gì?

Web Application (Web App) hay Ứng dụng Web là một loại chương trình máy tính thường chạy với sự hỗ trợ của trình duyệt web và công nghệ web để thực hiện các tác vụ khác nhau trên internet. Web Application thường được lưu trữ trên một máy chủ từ xa và người dùng có thể truy cập nó thông qua việc sử dụng Phần mềm được gọi là trình duyệt web.

Các Web Application có thể được thiết kế cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau và có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai, một tổ chức hoặc một cá nhân. Không giống như các ứng dụng máy tính để bàn, các Web Application có thể được truy cập ở mọi nơi bằng trình duyệt web như Microsoft Explorer, Google Chrome hoặc Apple Safari.

Web App là gì? Có gì khác với Website - Ảnh 1.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách cài đặt Web Application chỉ với 1 cú click chuột

Tổng quan

Hàng triệu doanh nghiệp sử dụng Internet như một kênh truyền thông giúp tiết kiệm chi phí. Nó cho phép doanh nghiệp trao đổi thông tin với thị trường mục tiêu của mình và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ trở nên hiệu quả khi doanh nghiệp có thể nắm bắt và lưu trữ tất cả các dữ liệu cần thiết và có phương tiện xử lý toàn bộ các thông tin này, sau đó tiến hành trình bày kết quả cho người dùng.

Các ứng dụng web (web application) sử dụng kết hợp các server-side scripts (PHP và ASP) để xử lý việc lưu trữ và truy xuất thông tin, và client-side scripts (JavaScript và HTML) để trình bày thông tin cho người dùng. Điều này cho phép người dùng tương tác với doanh nghiệp bằng biểu mẫu trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung, giỏ hàng mua sắm và hơn thế nữa. Ngoài ra, các ứng dụng còn cho phép nhân viên tạo tài liệu, chia sẻ thông tin, cộng tác trên các dự án và làm việc trên các tài liệu chung bất kể vị trí hoặc thiết bị.

Ứng dụng web (Web Application) hoạt động như thế nào?

Các ứng dụng web thường được mã hóa bằng ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ như JavaScript và HTML vì các ngôn ngữ này dựa trên trình duyệt để render chương trình thực thi. Có một số ứng dụng động yêu cầu quá trình xử lý phía máy chủ, còn lại các ứng dụng tĩnh sẽ hoàn toàn không cần xử lý ở phía máy chủ.

Web App là gì? Có gì khác với Website - Ảnh 2.

Ứng dụng web (Web Application) hoạt động như thế nào?

Ứng dụng web yêu cầu một web server để quản lý các yêu cầu từ máy khách, một application server để thực hiện các tác vụ được yêu cầu và đôi khi, một database để lưu trữ thông tin. Công nghệ application server có các loại từ ASP.NET, ASP và ColdFusion, đến PHP và JSP.

Sau đây là flow cách mà web application hoạt động:

• Người dùng kích hoạt request tới web server qua Internet, thông qua trình duyệt web hoặc giao diện người dùng của ứng dụng.

• Web server chuyển tiếp request này đến web application server thích hợp.

• Máy chủ ứng dụng Web (web application server) thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu - chẳng hạn như truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc xử lý dữ liệu - sau đó tạo ra các kết quả của dữ liệu được yêu cầu.

• Máy chủ ứng dụng web gửi kết quả đến máy chủ web với thông tin được yêu cầu hoặc dữ liệu đã được xử lý.

• Máy chủ web phản hồi response lại cho khách hàng các thông tin được yêu cầu sau đó xuất hiện trên màn hình của người dùng.

Ví dụ về Web Application

Các ứng dụng web bao gồm: biểu mẫu trực tuyến (online forms), giỏ hàng (shopping carts), bộ xử lý văn bản (word processors), bảng tính (spreadsheets), chỉnh sửa video và ảnh (video and photo editing), chuyển đổi tệp (file conversion), quét tệp (files scanning) và các chương trình email (email programs) như Gmail, Yahoo và AOL. Các ứng dụng phổ biến bao gồm Google Apps và Microsoft 365.

Google Apps for Work có Gmail, Google Tài liệu, Google Trang tính, Google Trang trình bày, lưu trữ trực tuyến và hơn thế nữa. Các chức năng khác bao gồm chia sẻ tài liệu và lịch trực tuyến. Điều này cho phép tất cả các thành viên trong nhóm truy cập cùng một phiên bản của một tài liệu tại cùng một thời điểm.

Ưu, nhược điểm nổi bật của Web Application

Cũng như các loại ứng dụng khác, ứng dụng web (Web Application) cũng có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Để tìm hiểu xem các ứng dụng web có mang lại lợi ích hay phù hợp với mục tiêu của bạn hay không, hãy điểm qua những ưu điểm và nhược điểm dưới đây để giúp bạn quyết định tốt hơn.

1. Ưu điểm của Web Application

  • Web Application không giới hạn cho một nền tảng cụ thể. Chúng có thể được xây dựng cho tất cả các nền tảng miễn là chúng có thể chạy trong trình duyệt web, dễ dàng tương thích ứng với iOS, Android hoặc Windows
  • Ứng dụng web không yêu cầu nhiều thời gian hoặc nhân lực để xây dựng, không cần thử nghiệm trong mỗi hệ điều hành khác nhau, do đó nó có chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các loại phát triển ứng dụng khác.
  • Web App sử dụng các ngôn ngữ mã hóa phổ biến trên nhiều nền tảng, do đó việc xây dựng và bảo trì tương đối dễ dàng
  • Cập nhật tự động, người dùng luôn thấy phiên bản cập nhật nhất khi họ mở ứng dụng web.

2. Nhược điểm của Web Application

  • Web Application phải được truy cập thông qua trình duyệt web; do đó, nếu không có kết nối internet, người dùng sẽ không thể truy cập bất kỳ ứng dụng web nào.
  • Ứng dụng web có ít chức năng hơn các loại ứng dụng khác, chúng không có quyền truy cập vào các tính năng và phần cứng của thiết bị.
  • Các Web App có UX kém, nên việc cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người dùng trở nên khó khăn hơn.
  • Web Application được liên kết trực tiếp với trình duyệt web. Điều đó có nghĩa là, nếu trang web xảy ra lỗi thì rất có thể ứng dụng cũng sẽ bị lỗi.
  • Web App thiếu tính năng của hệ thống kiểm soát chất lượng. Do đó, tính an toàn và bảo mật đều không cao

Một số ngôn ngữ thường được sử dụng trong Web Application

Các công ty phát triển Web App hiện đang sử dụng cách tiếp cận đa ngôn ngữ để có tốc độ tốt hơn, tính linh hoạt cao và khả năng tương tác cao hơn. Và dưới đây là 5 ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong Web Application:

1. JavaScript

JavaScript đứng đầu danh sách các ngôn ngữ lập trình Web Application phổ biến nhất. JavaScript là một ngôn ngữ full-stack và là một trong ba ngôn ngữ lập trình web cốt lõi. Không khó để học ngôn ngữ này, nhờ vào một cộng đồng người dùng lớn và nhiều tài liệu chi tiết. Với chức năng linh hoạt, JavaScript đã trở thành ngôn ngữ sử dụng để phát triển ứng dụng web được yêu thích nhất.

2. Python

Python là một trong những ngôn ngữ mạnh mẽ và linh hoạt nhất để xây dựng các Web Application. Python được yêu thích vì có cú pháp ngắn, cho phép các lập trình viên xây dựng nhiều hàm hơn với ít dòng code hơn. Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Điều này có nghĩa là các chương trình sử dụng Python có thể liên kết với các công nghệ phổ biến khác, tạo nên một sự kết hợp mạnh mẽ.

3. Java

Java là một trong những nền tảng phổ biến nhất để tạo các ứng dụng web, được sử dụng bởi các ông lớn như Google, Instagram, Netflix và Amazon. Java có đặc điểm đơn giản, linh hoạt và có thể hoạt động trên các nền tảng khác nhau. Nó thực sự là một trong những ngôn ngữ tốt nhất để tạo các ứng dụng doanh nghiệp vì có hàng triệu thư viện dành cho nó.

4. C#

Kể từ khi ra mắt, C# luôn nằm trong danh sách những ngôn ngữ ứng dụng web phổ biến nhất. C# đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các bài học ngôn ngữ lập trình được tìm kiếm nhiều nhất của Google. C# là một ngôn ngữ hướng đối tượng đã được tối ưu hóa để sử dụng với giao diện dòng lệnh (CLI). Khi các nhà phát triển mới vào nghề muốn học ngôn ngữ lập trình tốt nhất để tạo ứng dụng web, họ thường bắt đầu với ngôn ngữ này. Tuy nhiên, C # hoạt động tốt nhất cho các ứng dụng nội bộ của doanh nghiệp.

5. PHP

Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngôn ngữ khác như JavaScript và Python, vẫn có một nhu cầu đáng kể đối với các nhà phát triển PHP trên thị trường hiện nay. PHP cũng là một ngôn ngữ lập trình động và có mục đích phổ biến là sử dụng để tạo các ứng dụng phía máy chủ (server-side). Nó được hỗ trợ bởi một nền tảng mã nguồn mở chạy trên máy Mac, hệ thống UNIX và máy Windows.

Web App là gì? Có gì khác với Website - Ảnh 3.

Lợi ích của web application (ứng dụng web)

• Các ứng dụng web chạy trên nhiều nền tảng bất kể hệ điều hành hay thiết bị, miễn là trình duyệt tương thích.

• Tất cả người dùng đều được truy cập cùng một phiên bản, điều này giúp loại bỏ mọi sự cố tương thích.

• Chúng không được cài đặt trên ổ cứng, do đó loại bỏ được các hạn chế về không gian.

• Chúng làm giảm sự vi phạm bản quyền trong các ứng dụng web dựa trên đăng ký (ví dụ: SaaS)

• Chúng giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng cuối, lý do: doanh nghiệp không cần sự support và bảo trì cho các web application này, chưa kể chúng cũng ko đòi hỏi yêu cầu cao ở máy tính người dùng cuối để có thể thực thi.

>> Tìm hiểu thêm: 6 vấn đề ảnh hưởng đến hiệu năng ứng dụng web thường gặp nhất và cách giải quyết chúng

6. Sự khác nhau giữa Website và Web app?

Web App là gì? Có gì khác với Website - Ảnh 4.

Sự khác nhau giữa Website và Web application là gì?

Có một sự thật rằng, ranh giới của website và web application khá mong manh. Một trang tin – tech.vccloud.vn là ví dụ, về phía người đọc nó chính là website. Nhưng về phía của admin và biên tập viên, nó lại là một web application. Bên cạnh đó, một số website có khẳn năng cung cấp các chức năng search, comment cho các users, vẫn chỉ là website, chưa phải là web app. 

Sau đây là bảng so sánh (tương đối) phân biệt giữa website và web app cho các bạn tham khảo:

Web App là gì? Có gì khác với Website - Ảnh 5.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Website và Web application

7. Kết luận

Hiện nay, việc sử dụng Internet ngày càng tăng trong các công ty và cá nhân đã ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp hoạt động. Điều này dẫn đến việc áp dụng rộng rãi các web application khi các công ty chuyển từ mô hình truyền thống sang các mô hình dựa trên đám mây và mô hình lưới (grid). Ứng dụng web cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng sắp xếp hoạt động, tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Các ứng dụng trực tuyến như email clients, bộ xử lý văn bản, bảng tính và các chương trình khác đều có khả năng cung cấp các chức năng tương tự như phiên bảnphần mềm dành cho máy tính để bàn. Tuy nhiên, chúng có lợi thế là có thể làm việc trên nhiều nền tảng, có phạm vi tiếp cận rộng hơn và dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> TÌm hiểu thêm: 10 lỗ hổng thường gặp trên ứng dụng web của các doanh nghiệp

TAGS: Web App
SHARE