6 vấn đề ảnh hưởng đến hiệu năng ứng dụng web thường gặp nhất và cách giải quyết chúng
Ngày nay, một trong những yếu tố tối quan trọng góp phần tạo dựng thành công cho doanh nghiệp trên môi trường kỹ thuật số là đảm bảo ứng dụng web luôn chạy trơn tru và mang đến những trải nghiệm người dùng ấn tượng nhất. Một trang web với các ứng dụng chạy mượt mà tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy, thân thiện, hiện đại, và tối tân.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi này, IT team cần chủ động sử dụng các công cụ giám sát hiệu suất để nắm bắt các vấn đề DevOps ngay khi chúng phát sinh, và giải quyết tức thì. Nhờ giảm tỷ lệ lỗi cho ứng dụng web và giảm thiểu nhu cầu bảo trì, doanh nghiệp có thể cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm thực sự chất lượng.
Có một số trở ngại cơ bản mà các công ty sẽ phải đối mặt khi phát triển các ứng dụng web của mình. Dưới đây Bizfly Cloud sẽ tổng hợp những vấn đề phổ biến nhất và cách giải quyết chúng.
1. Sự cố DNS và kết nối mạng
Một yếu tố sống còn để thành công trong việc quản lý lưu lượng truy cập là các truy vấn DNS, đó là lý do tại sao chỉ cần các hệ thống này xuất hiện một sự cố thôi cũng có thể dẫn đến vô số vấn đề.
Nếu không có biện pháp thích hợp, các truy vấn DNS bị lỗi có thể cản trở user truy cập trang web, đồng thời gây ra các lỗi bao gồm cả 404 và đường dẫn không chính xác. Lúc này, kết nối mạng và tường lửa mạnh chính là những yếu tố thiết yếu giúp ổn định hiệu suất ứng dụng.
Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề này là áp dụng các biện pháp bảo vệ giám sát DNS để xác định nguyên nhân thật sự của lỗi. Ngoài ra, cần kiểm tra các thiết bị chuyển mạch, thẻ Vlan và phân phối tác vụ giữa các máy chủ.
2) Năng suất server thấp và thời gian tải chậm
Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng này là do website rất có thể đang phải chia sẻ server với hàng trăm, thậm hàng ngàn website khác. Cách giải quyết đơn giản nhất là xác định xem website của bạn có đang được lưu trữ trên một máy chủ chuyên dụng hay không. Nếu không, hãy lựa chọn sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để nhận được mức độ chất lượng cao hơn.
Truy cập Google và sử dụng công cụ PageSpeed Insights. Sau đó nhập tên miền và click Analyze. Công cụ sẽ cho bạn biết tốc độ thực sự của web và đưa ra các đề xuất giúp trang chạy nhanh hơn.
3. Cấu trúc code "lỏng lẻo"
Đây là một nguyên nhân làm giảm hiệu năng ứng dụng khá phổ biến thường dẫn đến rò rỉ bộ nhớ, code chạy không hiệu quả hoặc các vấn đề đồng bộ hóa. Các thuật toán không hiệu quả, phiên bản phần mềm hoặc hệ thống tích hợp sẵn đã lỗi thời cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của web và các ứng dụng chạy trên đó.
Vấn đề sẽ được giải quyết khi các developer sử dụng các code tối ưu, cũng như một số công cụ tự động như profilers và code reviews.
4. Thiếu cân bằng tải
Tốc độ tải chậm cũng có thể là hệ quả của việc phân phối tải kém. Việc phân bổ không chính xác user tới trang khi số lượng yêu cầu tăng đột ngột có thể làm nghẽn máy chủ ngay cả khi hệ thống đang hoạt động.
Trong trường hợp này, bạn nên vận hành công việc trên một cụm máy chủ thay vì chỉ có một máy chủ duy nhất chịu mọi tải. sử dụng thêm một bộ cân bằng tải để tự động phân luồng yêu cầu tới những máy nhàn rỗi khi lưu lượng tang cao là giải pháp giải quyết tình trạng này ở mức tối đa.
5. Thẻ tiêu đề HTML xác định
Tên trang cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng vì thẻ tiêu đề HTML rất quan trọng đối với thứ hạng web. Các thẻ này tổng hợp toàn bộ nội dung của một trang và toàn bộ web cho các công cụ tìm kiếm lớn như Google.
Tuy nhiên, việc thiếu tính cụ thể trong tên miền làm giảm khả năng hiển thị. Do một thực tế là đôi khi chủ sở hữu web sử dụng cùng một tiêu đề xuyên suốt cho website khiến các công cụ tìm thấy các thẻ tiêu đề trùng lặp và tự động loại bỏ. kết quả là web bị mất lưu lượng truy cập.
Sử dụng trang tìm kiếm tên "site:yourdomain.com". Truy cập Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) để phân tích website. Công cụ sẽ cung cấp các thông tin về lỗi HTML như thiếu thẻ tiêu đề, mô tả meta trùng lặp, mô tả bị thiếu…
6. Không tối ưu hóa băng thông tiêu thụ
Các ứng dụng web hay chính bản thân website đều luôn trong tình trạng sở hữu một lương khổng lồ các file hình ảnh, âm thanh, video hoặc dữ liệu dung lượng lớn khác…
Vì thế việc giảm tải cho băng thông là bắt buộc. Một số yếu tố bạn có thể điều chỉnh bao gồm thu nhỏ JavaScript, toàn bộ CSS, nén HTTP phía máy chủ, tối ưu hóa kích thước và độ phân giải hình ảnh.
Theo Bizfly tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: 5 lý do doanh nghiệp cần sử dụng load balancer